Thứ ba, 24/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Khảo sát của Sapo: Hơn 57% nhà bán lẻ dùng hình thức bán hàng đa kênh

T.Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Theo kết quả khảo sát của khoảng 15.000 nhà bán lẻ là khách hàng thuộc nền tảng quản lý và bán hàng Sapo, tỷ lệ nhà bán lẻ đang ưu tiên sử dụng nhiều hình thức bán hàng cùng một lúc chiếm 57,7%. Một trong những kênh bán hàng được người bán sử dụng phổ biến là sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada…

Ngoài kinh doanh trực tiếp tại cửa hàng, nhiều nhà bán lẻ còn sử dụng cùng lúc các hình thức khác như bán hàng trên sàn thương mại điện tử, mạng xã hội. Ảnh: TL

TTXVN thông tin từ kết quả khảo sát của Nền tảng quản lý và bán hàng Sapo, năm 2022, tỷ lệ nhà bán hàng có sự tăng trưởng trong doanh thu chiếm 37,72%. Tỷ lệ này ở năm 2021 là 23,88%, năm 2020 là 30,7%.

Nhà bán hàng có sự tăng trưởng doanh thu nhiều hơn 30% so với năm trước chiếm 6,36%. Các nhóm ngành kinh doanh ghi nhận sự tăng trưởng này là mặt hàng thời trang, phụ kiện, mỹ phẩm, tạp hóa - siêu thị mini và đồ chơi.

Ngược lại, nhà bán hàng có sự giảm sút doanh thu từ 30% trở lên chủ yếu buôn bán các mặt hàng như đồ gia dụng, dụng cụ sinh hoạt, phụ kiện cho mẹ và bé, thuốc và thực phẩm chức năng.

Khảo sát cho biết có hơn 57,7% nhà bán lẻ được hỏi đã trả lời là ưu tiên sử dụng nhiều hình thức bán hàng cùng lúc. Còn lượng nhà bán hàng chỉ sử dụng hình thức buôn bán trực tiếp tại cửa hàng chiếm khoảng 23,3%; chỉ sử dụng hình thức bán hàng trực tuyến chiếm khoảng 17,4%.

Khi áp dụng nhiều hình thức bán hàng (sử dụng đa kênh), số lượng nhà bán hàng ghi nhận sự tăng trưởng trong doanh thu khoảng 68%. Tỷ lệ này đối với người kinh doanh trực tuyến là gần 17%, kinh doanh ở tại cửa hàng khoảng 15%.

Một trong những kênh bán hàng được người bán sử dụng phổ biến là sàn thương mại điện tử như shopee, tiki, lazada… Tiếp đó là việc buôn bán trên các trang mạng xã hội như facebook, zalo, tiktok-shop…

Về phương thức thanh toán, có khoảng 29,5% người tiêu dùng được khảo sát trả lười đang sử dụng phương thức thanh toán bằng tiền mặt, tiếp đến là phương thức chuyển khoản gần 28%. Ngoài ra, một số hình thức khác cũng được người dùng áp dụng như quét mã QR (chiếm 16,69%), ví điện tử (13,29%).

Dự báo trong năm 2023, có 12,18% nhà bán hàng cho rằng ngành bán lẻ sẽ tiếp tục tăng trưởng; 38,18% nhà bán dự định sẽ mở rộng quy mô kinh doanh và gần 29% lượng nhà bán lẻ có tính toán kinh doanh thêm nhiều mặt hàng.

Mặc khác, số lượng đơn vị khảo sát trả lời tình hình kinh doanh ngành bán lẻ trên thị trường sẽ sụt giảm chiếm gần 25%. Triển vọng ngành bán lẻ năm 2023 phụ thuộc nhiều vào những yếu tố gồm sự bất ổn về chính trị thế giới, dấu hiệu gia tăng của lãi suất ngân hàng, lạm phát ảnh hưởng đến chi tiêu và sức mua của người tiêu dùng…

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới