Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Khi hàng rong là nét văn hóa của người Việt

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Khi hàng rong là nét văn hóa của người Việt

Nguyễn La Sơn

Khi hàng rong là nét văn hóa của người Việt
Khách du lịch tham gia tour ẩm thực đường phố của Saigon Food Tour tổ chức.

(TBKTSG Online) – Sau khi Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online đăng bài “Sức nóng cuộc đua nhượng quyền thức ăn đường phố”, bạn đọc Nguyễn La Sơn đã có bài viết phản hồi về đề tài này. Tòa soạn trích đăng ý kiến với tựa do tòa soạn đặt.

Rất đúng rằng hàng rong là một nét văn hoá độc đáo của người Việt Nam. Trước đây, ít ai thấy hình ảnh quán bán hàng ăn vỉa hè chính là chỗ phản ánh sự phong phú của sản phẩm và sản vật của nền kinh tế Việt Nam. Rõ ràng chúng ta phải xem ngành này là một ngành kinh tế quan trọng không chỉ cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của cư dân hay khách du lịch. Nhiều người vẫn xem nhẹ khu vực này nên có lúc xua đuổi, cất dẹp những người bán hàng rong theo ý chí chủ quan của cơ quan, địa phương của mình.

Gánh hàng rong, đó là gia sản của nhiều gia đình, có người đã nhờ nó mà nuôi con cháu ăn học thành tài. Đương nhiên, để các gánh hàng rong không gây mất trật tự hè phố, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng, du khách thập phương thì các cấp quản lý nhà nước cần tạo chỗ cho họ mua bán sinh hoạt.

Bản thân người kinh doanh hàng rong thường là đắp đổi vốn, lấy sáng nuôi chiều, lấy công làm lãi… nên vai trò của nhà nước về tổ chức tập hợp phố hàng ăn vặt như ở quận 1, TPHCM là quan trọng.

Tại nhiều nước châu Âu tân tiến hay ngay như Trung Quốc láng giềng, mỗi làng xã mỗi cộng đồng dân cư, mỗi khu phố hay cả thành phố đều có một khu sân rộng để thỉnh thoảng dân cư rủ nhau bày bán những sản phẩm sản vật mình có, người chuyên cũng như không chuyên nghiệp.

Có hàng muốn bán mà không có chỗ để trưng bày thì người bán hàng rong phải ra đường thôi. Ở đây xin nói thêm những khu nhà mới, chung cư cao cấp… đang mọc lên ngày một nhiều nhưng thiếu nhiều thứ cho cộng đồng, điển hình là thiếu chỗ cho cư dân họp chợ khi cần thì đúng là người bán hàng rong đã khổ lại càng khó thêm.

Rất nhiều người, nhiều nhà quản lý luôn miệng nói hàng rong, quà vặt là nét văn hóa ẩm thực của người Việt nhưng trên thực tế người bán hàng rong không có chỗ để bán thì quá mỉa mai thay!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới