Khủng hoảng kinh tế: Tình hình khác, giải pháp khác
(TBKTSG) - Khủng hoảng ở Mỹ là do mất khả năng chi trả và rồi thiếu thanh khoản trong toàn hệ thống gây ra bởi việc nhà đất xuống giá và việc mất niềm tin của doanh nghiệp và dân chúng vào hệ thống tài chính. Cục Dự trữ liên bang đã phải tung tiền cho hệ thống để tạo thanh khoản.
Chỉ riêng tháng 10-2008, tiền mặt tăng lên 126%. Tốc độ tăng này rất cao so với tốc độ tăng dưới 5% những năm trước đây (xem bảng Cung tiền ở Mỹ). Lạm phát những năm trước đây cũng không hơn 3% là điều dễ hiểu.
Câu hỏi đặt ra là liệu việc tăng tiền mặt dữ dội như vậy có thể đưa đến lạm phát cao sắp tới không? Dù chưa có số liệu về cung tiền M1 và M2, mức tăng M1 và M2 còn tùy thuộc vào nguồn tín dụng mà hệ thống ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế, nhưng dù M1 và M2 tăng mạnh như tiền mặt thì trước mắt cũng khó tạo ra lạm phát.
Tại sao lại như thế? Các lý thuyết tiền tệ, dù khác nhau về quan điểm, cũng dựa vào mối liên hệ chính sau, là MV = PT. Trong đó M là lượng cung tiền, V là vòng quay, P là giá và T là sản lượng (thí dụ GDP).
Cung tiền ở Mỹ (đơn vị tính: tỉ đô la) |
|||
- |
Tiền mặt |
M1 |
M2 |
Tháng 12-2006 |
749 |
1.367 |
7.036 |
Tháng 12-2007 |
759 |
1.364 |
7.447 |
Tháng 9-2008 |
796 |
1.454 |
7.769 |
Tháng 10-2008 |
1.800 |
- |
- |
Tốc độ tăng 2007 (tháng 12–tháng 12) |
1,3% |
-0,2% |
5,9% |
Tốc độ tăng 2008 (tháng 9–tháng 9) |
4,9% |
6,6% |
4,3% |
Tốc độ tăng trong tháng 10 |
126% |
- |
- |
Chú thích: M1: Tiền mặt, tài khoản vãng lai; M2: M1 cộng tài khoản tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn dưới 100.000 đô la. Nguồn: Cục Dự trữ liên bang Mỹ; số liệu tháng 10 là từ Wall Street Journal ngày 30-10-2008. |
Hiện nay ở Mỹ do niềm tin giảm, đối tác làm ăn không tin vào khả năng chi trả của nhau để sẵn sàng cho vay hoặc bán hàng qua tín dụng ngắn hạn, tạo ra tình trạng thiếu thanh khoản, trao đổi hàng hóa bằng tiền tệ giảm hẳn vì thiếu thanh khoản, do đó vòng quay đồng tiền giảm mạnh, vì thiếu tiền. Tiền (M) có tăng rất nhiều cũng không thể tăng giá. Tuy nhiên, khi tình hình ổn định trở lại thì nếu Cục Dự trữ liên bang không tìm cách hút lượng tiền trên ra khỏi thị trường thì tất nhiên lạm phát sẽ xảy ra.
Còn Việt Nam thì sao?
Từ sau sự thành công của cuộc cải cách kinh tế và chống lạm phát bắt đầu vào cuối năm 1998 trở đi, niềm tin vào sự phồn thịnh của nền kinh tế tăng và do đó kỳ vọng lạm phát giảm, dân chúng và doanh nghiệp sẵn sàng giữ đồng tiền, trao đổi bằng đồng tiền thay vì tiêu đi cho nhanh. Việc sử dụng rộng rãi đồng tiền trong nền kinh tế như thế có thể gọi là nền kinh tế được tiền tệ hóa hơn. Điều này phản ánh qua việc giảm mạnh vòng quay đồng tiền (xem bảng Vòng quay đồng tiền), ít nhất là cho đến tháng 11-2007. Việc giảm vòng quay đồng tiền ở Mỹ và Việt Nam có nguyên nhân trái ngược hẳn nhau.
Vòng quay đồng tiền và tốc độ tăng giá tiêu dùng ở Việt Nam |
||||||||||
- |
1998 |
1999 |
2000 |
2001 |
2002 |
2003 |
2004 |
2005 |
2006 |
2007 |
Vòng quay |
3,53 |
2,80 |
1,98 |
1,72 |
1,63 |
1,49 |
1,34 |
1,22 |
1,06 |
0,85 |
CPI |
7,8 |
4,2 |
-1,6 |
-0,4 |
4,0 |
3,2 |
7,8 |
8,4 |
7,4 |
8,3 |
Nguồn: Key Indicators for Asia and the Pacific 2008, Asian Development Bank |
Chính vì thế mà trong nhiều năm qua, dù cung tiền ở Việt Nam tăng mạnh, lạm phát có tăng mạnh hơn kể từ năm 2004 đến nay, nhưng vẫn dưới 10%. Như đã nói, vấn đề của Việt Nam hiện nay có thể đã khác. Lạm phát nhảy vọt kể từ tháng 11-2007 cho đến tháng 9-2008, tất nhiên là do tốc độ tăng cung tiền quá mức bình thường, ở mức 46% so với trước đây, một phần là do chính sách đẩy mạnh tín dụng cho tập đoàn tưởng là để chớp thời cơ khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, một phần là do không sửa soạn đối phó với sự đổ bộ của nguồn tiền nước ngoài vào để mua chứng khoán ở Việt Nam, làm tăng mạnh cung tiền ở thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008.
Để có chính sách phù hợp, cần hiểu điều gì đã xảy ra với vòng quay đồng tiền. Trong nhiều năm qua, chính chính sách thả lỏng tiền tệ và tín dụng nhằm đạt tốc độ tăng trưởng cao đã tạo ra lạm phát cao. Giá phải trả khá lớn. Đó là sự ổn định của nền kinh tế và mức sống của người nghèo, những người sống dựa vào đồng lương. Do đó không thể vì lý do nào đó lại không cảnh giác với các biện pháp bơm tín dụng kích cầu chỉ lợi cho một số người.
Tốc độ tăng giá ở mức 10% một năm là không thể chấp nhận được, nhất là trong thời gian tới giảm phát sẽ là hiện tượng phổ biến trên thế giới. Vì lý do này, tốc độ phát hành tiền không nên hơn 20% một năm, dựa vào kinh nghiệm những năm qua. Tuy vậy, việc phát hành thêm tiền ở mức nào là nhiệm vụ cần giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với mục tiêu chiến lược là giữ cho lạm phát không hơn 5% một năm. Vai trò của NHNN không phải là nhằm phục vụ mục tiêu đạt tốc độ tăng GDP cao hay phục vụ tập đoàn mà là ổn định giá cả.
Lao động trong doanh nghiệp (1.000 người) |
|||||
- |
2000 |
2003 |
|