Thứ ba, 28/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Kinh tế thế giới tới lúc “tái khởi động”! (It’s Time for a Reset)

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế thế giới tới lúc “tái khởi động”! (It’s Time for a Reset)

Lawrence H. Summers (*)

Kinh tế thế giới tới lúc “tái khởi động”! (It’s Time for a Reset)
Giáo sư Lawrence H. Summers. Ảnh washingtonpost

Về phương diện thống kê, 2016 là năm mà kinh tế thế giới tiếp tục phát triển với thành tích tương tự những năm trước đó. Nhưng đã có những dấu hiệu cho thấy thế giới đang đi vào bước ngoặt.

Phản đối toàn cầu hóa

Những thay đổi lớn xảy ra trong lĩnh vực chính trị, với phong trào chống toàn cầu hóa lan rộng báo hiệu sự sụp đổ mối đồng thuận mà đa số các nhà lãnh đạo chính trị theo đuổi kể từ khi kết thúc Thế chiến thứ Hai. Nói chung, người ta đồng thuận rằng, hạ thấp rào cản thương mại sẽ làm gia tăng sự thịnh vượng và thúc đẩy hòa bình, mang lại lợi ích cho đầu tư và các nước nhận đầu tư, thúc đẩy hợp tác quốc tế để giải quyết mọi vấn đề trên khắp thế giới. Hầu như tất cả sự đồng thuận này đều bị đặt nghi vấn trong năm 2016.

(The big changes were political, as a widespread anti-globalization movement signaled a breakdown in a consensus among most political leaders that had held since the end of the World War II. It used to be generally accepted that reducing trade barriers increases prosperity and promotes peace, benefiting investing and recipient countries and promoting international cooperation in solving problems around the world. Almost all of this was called into question in 2016).

Tất cả ứng cử viên của hai đảng chính trị lớn của Mỹ đều phản đối quyết liệt Hiêp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Tổng thống đắc cử Donald Trump kêu gọi bãi bỏ các hiệp định thương mại đang hiện hữu như Nafta. (Both major party presidential candidates in the United States professed to be staunchly opposed to the Trans-Pacific Partnership trade agreement, and Donald J. Trump called for ripping up existing trade treaties like Nafta).

Ở bên kia Đại Tây Dương, cử tri Vương quốc Anh bỏ phiếu chọn rời khỏi Liên minh châu Âu trong khi đảng Bảo thủ cầm quyền thách thức quyền của người lao động nước ngoài còn lãnh đạo đảng Lao động thì hoan nghênh chủ nghĩa xã hội và bày tỏ sự hoài nghi tư cách thành viên của Anh trong khối NATO. (Across the Atlantic, British voters opted to leave the European Union, while the ruling Conservative Party challenged the rights of foreign workers and the head of the Labour Party embraced socialism and expressed skepticism of Britain’s NATO membership). Một hiệp định thương mại giữa Anh và Canada suýt bị đổ vỡ chỉ vì cử tri một tỉnh của Bỉ lo lắng về tác động của toàn cầu hóa đối với lao động địa phương. Các phong trào ác cảm với quan niệm lâu đời về một châu Âu thống nhất đang mạnh lên ở từng quốc gia.

Phản đối toàn cầu hóa không chỉ thu hẹp trong phạm vi phương Tây hoặc trong các nền kinh tế công nghiệp. Các lãnh tụ, từ ông Recep T. Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, ông Vladimir Putin của Nga, ông Tập Cận Bình của Trung Quốc cho đến ông Narenda Modi của Ấn Độ đều đề cao niềm tự hào dân tộc, các giá trị cốt lõi và sức mạnh. Ở cả 4 nước, mối quan tâm tới những giá trị phổ quát của sự cởi mở, nhân quyền đều xếp sau sự tái khẳng định sức mạnh dân tộc.

(Resistance to globalization was not confined to the West, nor to the industrialized world. Leaders including Recep Tayyip Erdogan in Turkey, Vladimir Putin in Russia, Xi Jinping in China and Narendra Modi in India all appealed to national pride, core values and strength. In all four cases, any interest in universal values of openness or human rights is very much secondary to the reassertion of national strength.)

Sự hồi sinh của chủ nghĩa dân tộc và chống đối toàn cầu hóa dường như mang tính phổ quát chứ không chỉ thuộc cánh hữu hoặc cánh tả, dường như bắt nguồn từ ý thức sâu sắc của nhiều nhóm xã hội rằng cuộc sống của họ bị vùi dập bởi những thế lực nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Khi khoảng cách giữa người và người tăng lên xét về ý thức địa lý, ý thức văn hóa và ý thức về sự thiếu vắng một bản sắc chung thì người ta mất lòng tin vào khả năng của các nhà lãnh đạo trong việc bảo vệ họ.

(This renaissance of nationalism and resistance to globalization appears to be universal, and not the exclusive preserve of either the left or right. It seems to stem from a profound sense on the part of many groups that their lives are buffeted by forces beyond their control. As people’s distance increases in a geographic sense, in a cultural sense, and in the sense of a lack of shared identity, they lose confidence in their leaders’ abilities to protect them).

Những khuynh hướng này đặt ra những mối nguy. Cho dù có nhiều vấn đề, nhiều thách thức, khoảng 70 năm qua là thời kỳ có những tiến bộ chưa từng thấy trong công cuộc giải phóng con người, gia tăng sự thịnh vượng, kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu bạo lực. Tất cả những điều này đang gặp rủi ro.

(These trends pose dangers. For all the problems and challenges, the past 70 years have been a period of unprecedented progress in increasing human emancipation, prosperity, life expectancy and in reducing violence. All of this would be at risk.)

(còn tiếp 1 kỳ)

--

(*) Giáo sư Lawrence H. Summers là Chủ tịch danh dự (president emeritus) của Đại học Harvard. Ông từng giữ vị trí nhà kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới từ năm 1991 đến 1993; là Bộ trưởng Bộ Tài chính Hoa Kỳ từ năm 1999 đến 2001 và là Giám đốc Hội đồng Kinh tế quốc gia Hoa Kỳ năm 2009-2010. Bài viết dưới đây của ông nằm trong loạt bài “Bước ngoặt” (Turning Points) trên báo The New York Times, nhìn lại thế giới năm 2016 và triển vọng năm 2017, lược dịch song ngữ để bạn đọc tham khảo.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới