Thứ sáu, 27/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG Số 13-2024: Nhà nước có cần giải cứu các dự án BOT giao thông thua lỗ?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Bộ Giao thông Vận tải trình Chính phủ giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại tám dự án BOT giao thông bằng sử dụng khoản chi ngân sách nhà nước 10.650 tỉ đồng. Hình thức giải cứu bao gồm chia sẻ việc thiếu hụt doanh thu so với phương án tài chính của nhà đầu tư cũng như chấm dứt hợp đồng và mua lại dự án. Liệu rằng các giải pháp này từ phía Nhà nước có hợp lý, khả thi và phù hợp với quy định pháp luật?

Thiếu cát đã không còn là chuyện nhỏ nữa (mục Ý kiến): Dự án xây dựng đường vành đai 3 dài 76 ki lô mét qua TPHCM và ba tỉnh lân cận đang đứng trước nguy cơ bị chậm tiến độ do thiếu cát san lấp và làm nền đường. Nhu cầu cát cho toàn bộ dự án này lên đến 14,8 triệu mét khối. Nhưng do nguồn cung cấp cát không kịp thời nên nhiều đoạn đường vẫn chưa thể thi công.

Thêm chế tài ngăn đấu giá trúng rồi bỏ cọc (An Nhiên): Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, quyền khai thác khoáng sản nếu bỏ tiền đặt cọc sẽ bị cấm tham gia đấu giá với loại tài sản đó trong vòng sáu tháng đến năm năm tùy tính chất, mức độ vi phạm. Chế tài này vừa được bổ sung vào bản mới nhất của dự thảo Luật Đấu giá tài sản (sửa đổi).

Câu chuyện phía sau hiệu suất sinh lời của ngân hàng (Tuệ Nhiên): Hệ số NIM không chỉ đơn thuần phản ánh chênh lệch lãi suất cho vay - lãi suất huy động, mà phản ánh một bức tranh rộng hơn về biên độ lãi suất đầu ra của các hoạt động tín dụng, đầu tư kinh doanh so với lãi suất nguồn vốn đầu vào.

Nhà nước có cần giải cứu các dự án BOT giao thông thua lỗ? (Nguyễn Tiến Lập): Các quan hệ liên quan đến mọi dự án PPP đều trước hết và cơ bản dựa trên hợp đồng ký giữa công ty dự án và cơ quan nhượng quyền là nhà nước. Theo đó, các đạo luật chỉ đóng vai trò nền tảng, hỗ trợ mà không điều chỉnh chi tiết thỏa thuận giữa các bên.

Hàng không Việt Nam phải xoay xở trong khủng hoảng (Hồ Nguyên Thảo): Các hãng hàng không Việt Nam đang rơi vào vòng xoáy khủng hoảng của hàng không toàn cầu khi chuỗi cung ứng hàng không đứt gãy, động cơ máy bay bị lỗi hay gặp linh kiện giả, dẫn đến thiếu hụt máy bay…

Sản xuất vàng miếng: Nhà nước có nên tiếp tục độc quyền? (Hoàng Xuân Huy): Chênh lệch giá vàng miếng trong nước và thế giới không nằm ở nguyên nhân Nhà nước có độc quyền sản xuất vàng miếng hay không mà nằm ở nguồn cung vàng có được đảm bảo. Nguồn cung này phụ thuộc vào chính sách hạn ngạch nhập khẩu vốn được quyết định bởi vấn đề tỷ giá và dự trữ ngoại tệ…

Thị trường vàng cần trưởng thành hơn (Hoàng Hạnh): Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính ngân hàng, Nhà nước có đủ quyền lực và giải pháp để ổn định thị trường vàng. Cho phép nhập khẩu vàng có kiểm soát để giảm thiểu tình trạng mất cân bằng cung cầu vàng miếng trong nước là một bước đi phù hợp.

VN-Index hồi phục “ngoạn mục” về cuối tuần (Thanh Thủy): Thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch từ ngày 18 đến 22-3-2024 với diễn biến đầy kịch tính. Động lực dẫn dắt và làm trụ đỡ cho thị trường trong những thời điểm khó khăn vẫn là nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, điển hình là nhóm ngân hàng.

Chứng khoán tháng 4 và mùa họp đại hội đồng cổ đông (Triêu Dương): Rung lắc mạnh trong tháng 3 khi đón nhận các thông tin tốt xấu đan xen, diễn biến thị trường chứng khoán trong tháng 4 liệu sẽ ra sao, khi đây cũng là giai đoạn cao điểm các doanh nghiệp niêm yết tổ chức các cuộc họp đại hội đồng cổ đông? Nhà đầu tư cần quan tâm những thông tin gì?

Gỡ nút thắt “ký quỹ” cho nhà đầu tư nước ngoài (Trịnh Duy Viết): Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, trong đó tập trung xử lý hai vấn đề chính là (1) cho phép nhà đầu tư nước ngoài không cần phải ký quỹ 100% tiền trước khi thực hiện giao dịch mua chứng khoán và (2) các hoạt động liên quan đến công bố thông tin công bằng cho nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán. 

Vì đâu cổ phiếu đầu ngành hóa chất hồi phục mạnh? (Linh Trang): Nhìn chung, triển vọng của cổ phiếu DGC trong dài hạn khá tích cực với các kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo dư địa tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận từ nay đến năm 2028.

Quyết định và phân kỳ các dự án đầu tư công có hợp phần xây dựng (Ngọc Trân): Nhiều dự án đầu tư công đã được triển khai, đã đi vào hoạt động nhưng so với mục tiêu đề ra thì không hoặc chưa đạt yêu cầu. Giải thích tình trạng này các chủ đầu tư nói rằng vì mới là “giai đoạn 1”. Nhưng hỏi dự án có bao nhiêu giai đoạn, đến khi nào hoàn thành và tổng vốn đầu tư ước là bao nhiêu thì không có câu trả lời…

Vấn đề cao tốc đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là thiếu cát (Anh Vũ): Đồng bằng sông Cửu Long, một khu vực quan trọng ở Việt Nam nổi tiếng với nền nông nghiệp trù phú, hiện đang phải đối mặt với thách thức lớn - vấn đề xây dựng hệ thống đường cao tốc nhằm kết nối khu vực nông thôn với các trung tâm đô thị, đến các bến cảng và các thành phố lớn.

Tác động của Luật Nhà ở 2023 đến hoạt động đầu tư dự án nhà ở thương mại (Đỗ Hiếu): Luật Nhà ở 2023 được Quốc hội thông qua ngày 27-11-2023, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025, với các nội dung mang tính tư duy có chiến lược, kế hoạch trong quản lý nhà nước để có thị trường bất động sản phát triển ổn định, minh bạch và hài hòa lợi ích của các bên.

Sự phát triển công nghiệp xe điện ở Trung Quốc: vài bài học kinh nghiệm (Trần Quốc Hùng): Sự thành công trong lĩnh vực xe điện là kết quả của việc áp dụng bền bỉ và khôn khéo kế hoạch và chính sách phát triển xe điện của Trung Quốc, kết hợp với việc vận dụng cơ chế thị trường để khuyến khích cạnh tranh, cải tiến chất lượng và giá thành, trong hai thập niên qua. Thành tựu này đã cung cấp một số bài học kinh nghiệm cho các nước khác muốn công nghiệp hóa nền kinh tế của mình.

Thực tập ở nơi có lương, trợ cấp mới là thời thượng? (Nguyệt Minh): Trong khi nhiều sinh viên sẵn sàng thực tập không lương để có kinh nghiệm, một số khác lại thẳng thừng từ chối và cho rằng việc này là đang cho không chất xám. Tuy nhiên, liệu lương hay trợ cấp có phải là yếu tố tiên quyết để sinh viên lựa chọn nơi thực tập, thực tập có lương mới là thời thượng?

Bốn chiếc máy may cũ và chiếc dây đeo đồng hồ hàng hiệu (Hồ Nguyên Thảo): Năm 2008, Faslink (Công ty cổ phần Kết nối Thời trang) thành lập với bốn chiếc máy may nội địa hàng second hand của Nhật Bản. Người sáng lập kiêm CEO Trần Hoàng Phú Xuân nhớ rất rõ là công ty bán hàng đã cho trả chậm 30 ngày…

Dịch vụ truyền hình OTT xuyên biên giới: Để hoạt động hợp pháp phải chấp nhận thách thức (Nguyễn Văn Phúc - Nguyễn Thị Dung): Tại Việt Nam, xu hướng xem truyền hình Internet thông qua ứng dụng OTT của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trên mạng Internet ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng mức doanh thu, số thuê bao của các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình xuyên biên giới này vẫn chưa thống kê được.

Bỏ ngỏ thị trường đào tạo kỹ xảo điện ảnh (Hoàng An): Những cảnh phim không thể thực hiện được ngoài đời thực sẽ được dựng bằng kỹ xảo điện ảnh thành những thước phim sinh động bất ngờ trên màn ảnh. Việt Nam đang tiếp nhận nhiều đơn hàng đặt làm kỹ xảo từ các nước khác về, chuyện đào tạo, tranh tuyển dụng người làm kỹ xảo giỏi nghề chỉ mới bắt đầu.

Ngành kỹ xảo điện ảnh Việt Nam đợi thử sức với phim trong nước (Hoàng An): Không ít họa sĩ Việt Nam góp mặt vào khâu hậu kỳ cho các dự án điện ảnh bom tấn của Hàn Quốc, Hollywood nhưng chưa có cơ hội tương tự với phim trong nước...

Họa sĩ diễn hoạt và bản quyền tác phẩm được thuê làm (Hữu An - Nguyễn Ngọc Trâm): Luật Bản quyền áp dụng cho các “tác phẩm được thuê làm” (WFH) như thế nào? Bài viết này sẽ đề cập sâu chuyện bản quyền đối với tác phẩm hoạt hình được thuê làm và quyền sử dụng hợp lý bản quyền (fair use) trong lĩnh vực hoạt hình.

Hương mùa cũ (Huỳnh Văn Mỹ): Đúng là xôi ngon xôi dở là bởi từ nếp. Và cái ngon của xôi chính là hương thơm và độ dẻo mềm của nó. Khi ngồi uống trà và chuyện vãn với bạn, mùi thơm từ nhà bếp tỏa đến đã khiến tôi đoán món ngon tôi được đãi chắc chắn là xôi, bởi mùi thơm tôi nhận được chẳng mấy khác mùi thơm của một nồi xôi được mẹ tôi nấu ngày nào…

Nghĩ từ chuyện quê nhà lên báo (Khánh Hưng): Những ngôi làng tỉ phú chỉ còn người già và trẻ nhỏ sống nương tựa vào nhau. Những đứa trẻ sinh ra chỉ biết mặt cha mẹ qua Messenger, sống như cỏ dại, dồn nén yêu thương, thèm khát được ôm ấp cha mẹ vỗ về. Những người già im lặng như đất, thay con nuôi cháu trong hoang mang…

Dưới những cánh chim bay (Trần Thanh Bình): Ngày đầu tuần, một cô giáo đang dạy lớp 6 gửi vài bức vẽ của các em học sinh về bảo vệ động vật. Chợt miên man nhớ và nghĩ đến câu chuyện về những cánh chim bay…

Cây lim bóng cả (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Từ văn học dân gian, di sản địa danh đến chính sử. Từ cột nhà đến cọc gỗ đóng dưới lòng sông để chống giặc. Từ bạt ngàn đến cạn kiệt và phục hồi. Cây lim đã ghi dấu ấn sâu đậm trong văn hóa Việt Nam.

AI làm giàu cho nhiều công ty (Nguyễn Vũ): Đã có hàng ngàn bài viết về các hệ thống AI miêu tả những gì chúng có thể làm theo lệnh của người dùng, từ làm thơ, viết kịch đến vẽ hình, tạo video… Thế nhưng ít ai chú ý đến khía cạnh chúng cũng giúp những công ty công nghệ tiên phong trong lĩnh vực này kiếm bộn tiền.

Dầu cọ và bảo vệ rừng (Nguyễn Vũ): Malaysia, Indonesia - hai nước xuất khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới, chiếm đến 85% sản lượng - đang phản đối lệnh cấm của EU, theo họ, sẽ gây khó khăn cho người dân nghèo nước họ. Trong khi đó, EU nói lệnh cấm là nhằm ngăn nạn phá rừng, là thủ phạm gây ra đến 10% khí thải gây hại cho khí hậu.

BoJ tăng lãi suất tác động thế nào đến các doanh nghiệp Nhật Bản? (Song Thanh): Việc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định chấm dứt chính sách lãi suất âm, sẽ dẫn đến những thay đổi lớn với nền kinh tế Nhật Bản, buộc các doanh nghiệp của nước này phải chuẩn bị các phương án thích ứng.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới