(KTSG) - Nghị quyết 57-NQ/TW - “Đổi mới toàn diện việc giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính; nâng cao chất lượng dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ số cho người dân và doanh nghiệp, hướng tới cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, cá nhân hóa và dựa trên dữ liệu”.
Phát triển khoa học công nghệ không dành cho riêng ai (mục Ý kiến): Tăng cường chi tiêu để phát triển khoa học công nghệ là việc cần làm. Vì vậy, cần chọn lọc mục tiêu để ưu tiên đầu tư cũng như tạo ra cơ chế chính sách, để thông qua nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, có thể thu hút mọi nguồn lực của xã hội cho phát triển khoa học công nghệ.
Ưu tiên cải cách thủ tục thuế (An Nhiên): Khi được hỏi về ba nhóm thủ tục hành chính cần ưu tiên cải cách nhất trong thời gian tới, nhóm thủ tục liên quan đến thuế được lựa chọn nhiều nhất với 495/891 doanh nghiệp, chiếm 55,6% số doanh nghiệp tham gia khảo sát.
Tăng trưởng kinh tế 2025: Chờ gió đông! (Trịnh Duy Viết): Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% vào năm 2025, việc thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư đóng vai trò then chốt, chiếm tới hơn 85% cấu thành GDP. Mặc dù thương mại ròng chỉ góp phần trực tiếp hơn 5% vào GDP, nhưng vai trò của nó lại vô cùng quan trọng trong việc liên kết các thành phần kinh tế khác và tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.
Giải bài toán tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (Khánh Nguyên): Doanh nghiệp nhỏ và vừa có rất ít lựa chọn ngoài nguồn vốn từ ngân hàng thương mại, nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện tiếp cận nguồn vốn này. Dù vậy, vẫn có cách để cầu gặp cung…
Ngoài áp lực từ giá vàng, tỷ giá còn đang chịu tác động từ đâu? (Triệu Minh): Một trong những lý do đẩy giá đô la Mỹ trong nước tăng mạnh trở lại trong thời gian gần đây là từ sự biến động trên thị trường vàng, khi giá vàng thế giới đã vượt mốc 3.000 đô la Mỹ/ounce, kéo theo giá vàng trong nước liên tục nổi sóng. Tuy nhiên, liệu còn có lý do nào khác?
Kinh tế tư nhân và phát triển (Hiệu Minh): Có một thời chúng ta chỉ nhắc đến kinh tế nhà nước, coi doanh nghiệp nhà nước là trụ cột, là nền tảng của cả nền kinh tế mà xem nhẹ kinh tế tư nhân. Nhưng nay mọi thứ đã thay đổi.
Mô đun hóa - số hóa - xã hội hóa việc cung cấp dịch vụ công (Võ Trí Hảo): Cần mô đun hóa, tách việc tiếp nhận, thụ lý hồ sơ và việc xử lý hồ sơ để xã hội hóa thủ tục hành chính; số hóa để làm cho hệ thống hành chính thông suốt, không gặp trục trặc khi giảm số lượng công chức và nó cũng góp phần hạn chế tham nhũng vặt.
Ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước: sẵn sàng đến đâu? (Nguyễn Đức Lam): Còn thiếu các nguồn lực tài chính, hạ tầng trong chuyển đổi số, trong đó có ứng dụng AI trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Đồng thời, nhân lực còn mỏng, chưa được trang bị kiến thức từ cơ bản đến nâng cao để triển khai ứng dụng AI trong cơ quan nhà nước.
Diễn biến “xanh vỏ đỏ lòng” của VN-Index (Thanh Thủy): Hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” đang có xu hướng quay trở lại trong các phiên gần đây khi đà tăng chủ yếu nằm ở nhóm cổ phiếu “họ Vin”, trong khi đà giảm diễn ra khá phổ biến ở các nhóm cổ phiếu còn lại. Hiện tượng này khiến cho giá trị danh mục của không ít nhà đầu tư ngắn hạn rơi vào trạng thái giảm bất chấp diễn biến đi lên của chỉ số VN-Index.
Chứng khoán tháng 4 - e ngại nơi đâu? (Triêu Dương): Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có màn trình diễn khá tích cực trong tháng 3-2025, khi bứt phá khỏi vùng kháng cự 1.300 điểm đã tồn tại gần ba năm qua. Đây có lẽ là chỉ báo tích cực nhất hỗ trợ cho niềm tin của nhà đầu tư trong thời gian tới.
Khối ngoại rút vốn mạnh có đáng ngại cho VN-Index? (Bình An): Dù dòng vốn ngoại liên tiếp rút ròng trên thị trường chứng khoán thời gian gần đây, song xét ở các yếu tố vĩ mô, vẫn có một vài điểm nhấn rất đáng chờ đợi.
Tăng trưởng mà ít lệ thuộc vào mức cung tiền: Hãy học Singapore (Lê Hoài Ân - Võ Nhật Anh): Với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào ngân hàng như Việt Nam, mức tăng trưởng tín dụng hàng năm luôn đóng một vai trò quan trọng để hỗ trợ tăng trưởng, tuy nhiên câu hỏi chúng ta cần đặt ra đó là có những cách nào để tăng trưởng kinh tế mà không cần quá thâm dụng tín dụng hay không.
Nghị định 57: Cú hích cho thị trường điện cạnh tranh? (Trương Hữu Ngữ - Nguyễn Thùy Trang - Đoàn Hữu Kiên): Với nhiều điều chỉnh quan trọng, Nghị định 57 được giới chuyên gia đánh giá là “bản nâng cấp” kịp thời, khắc phục hạn chế, mở rộng đối tượng tham gia và tăng tính linh hoạt cho cơ chế DPPA. Những điểm mới này có thực sự là “cú hích” để thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh tại Việt Nam hay không?
Thu nhập lao động Việt tại thị trường Nhật nói lên điều gì? (Dương Văn Bình - Trần Hương Giang): Người lao động Việt quyết định đến Nhật làm việc phần nhiều vì bị hấp dẫn bởi mức lương cao gấp đôi, thậm chí gấp ba so với cùng công việc tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, lương cao có đồng nghĩa với việc người lao động nâng cao được năng lực hay không vẫn cần phải làm rõ.
Bản quyền AI tạo sinh: Tòa án Mỹ và Trung Quốc kết luận chẳng giống nhau! (Lê Thiên Hương): Gần đây, hai quyết định của tòa án Mỹ và tòa án Trung Quốc đã thu hút sự chú ý của dư luận, mở đầu cho việc định hình các quy định pháp lý mới áp dụng cho AI tạo sinh. Tuy nhiên, điều thú vị là tòa án Mỹ lại ra một quyết định hoàn toàn trái ngược với tòa án Trung Quốc.
Nuôi ong giữa đại ngàn Trường Sơn (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Nghề nuôi ong lấy mật tuy ít chi phí đầu tư nhưng lại đòi hỏi kỹ thuật cao, sự khéo léo, dày công chăm sóc. Không chỉ am hiểu đặc tính của loài ong, mà còn cần có sự am hiểu về các loài hoa, mùa hoa nở, mùa con ong đi lấy mật, biết cách luân chuyển đàn ong đến những nơi có nguồn hoa dồi dào...
Từ kẹo “Kera” đến bài toán minh bạch thực phẩm: Giải pháp nào cho doanh nghiệp? (Nguyễn Trần Hải Đăng): Vụ việc kẹo rau củ “Kera” gây xôn xao dư luận gần đây cho thấy sự chênh lệch thông tin giữa người bán và người mua có thể dẫn đến mất lòng tin vào thị trường. Để khắc phục vấn đề này, Nhãn hiệu chứng nhận được xem là một giải pháp quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng và bảo vệ người tiêu dùng.
Ứng phó thận trọng để vượt sóng “thuế quan Mỹ” (Hà Minh): Mặc dù chưa phải là mục tiêu trực tiếp đối với các chính sách thuế quan mới của Mỹ, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ rất lớn trở thành “mục tiêu tiếp theo” của nước này khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đến hôm nay vẫn muốn duy trì quan điểm phải có sự công bằng “có đi có lại” cho nền kinh tế Mỹ.
Tân CEO Takeda Việt Nam: Sức khỏe con người là trung tâm của chiến lược bền vững: Công ty TNHH Dược phẩm Takeda Việt Nam vừa bổ nhiệm ông Benjamin Ping vào vị trí tổng giám đốc. Ông Benjamin cam kết hỗ trợ các nỗ lực của Chính phủ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân bằng cách đưa các loại thuốc và vaccine tiên tiến của Takeda đến thị trường Việt Nam. Takeda Việt Nam tin rằng, sự tận tâm và kinh nghiệm của ông Benjamin sẽ góp phần mang lại những cải thiện đáng kể trong hành trình chăm sóc sức khỏe cho người Việt.
Giữ cho vỉa hè lâu bền (Kỹ sư Trần Văn Tường): Trên địa bàn quận 1, có 37 tuyến vỉa hè được nâng cấp theo kế hoạch trong năm 2025, tổng kinh phí khoảng 355 tỉ đồng. Tuy nhiên, thời hạn bảo hành công trình chỉ trong một năm có lẽ chưa tương xứng…
Bản quyền cho rồi đòi lại được không? (Nguyễn Ngô Thành Danh - Nguyễn Thái Hải Lâm): Bản quyền cũng có thể được tặng cho, nhưng liệu việc tặng cho này có khả thi về mặt pháp luật hay không lại là một chuyện khác?
“Đu trend” chụp ảnh (Nguyễn An Nam): Các cuộc “đu trend” vẫn không ngừng sôi động bởi đơn giản nó giúp làm thỏa mãn những cảm xúc bộc phát nhất thời của thời sự giải trí, của chứng ái kỷ đã thành một tập tính phổ biến đó đây.
Trầm cảm tuổi teen: Khi nỗi đau cần được lắng nghe (TS.BS. Phạm Minh Triết): Những lời nói và hành động của cha mẹ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm lý con cái - một lời động viên có thể là điểm tựa, trong khi những áp lực không cần thiết có thể khiến trẻ thu mình hơn. Thay vì trách móc, hãy lắng nghe, chia sẻ và đồng hành, để con biết rằng mình không đơn độc trên hành trình này.
Nghĩ về kinh tế đêm Sài Gòn (Nguyễn Văn Mỹ): Kinh tế đêm đã trở lại tâm điểm chú ý sau buổi làm việc của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Được với UBND quận 1 hôm 19-3. Và việc phát triển kinh tế đêm từ đâu, làm như thế nào để có hiệu quả... vẫn còn rất lúng túng.
Liệu thuế có giúp FDI quay về Mỹ? (Nguyễn Vũ): Tổng thống Mỹ Donald Trump chủ trương dùng “vũ khí” thuế nhập khẩu để thúc đẩy các nhà sản xuất nước ngoài chuyển nhà máy vào bên trong nước Mỹ. Doanh nghiệp nước ngoài tránh được thuế cao, còn Mỹ phục hồi nền sản xuất. Thực tế chính sách này có tác dụng không và tác dụng đến đâu?
Chính sách của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây tổn hại cho tài sản Mỹ (Ngân Diệp): Các chính sách thất thường và khó đoán của Tổng thống Donald Trump đang gây ra làn sóng bất ổn trên thị trường tài chính Mỹ, đe dọa làm suy yếu vị thế của đồng đô la và các tài sản Mỹ trên trường quốc tế.
Thực hư sức mạnh chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ (Song Thanh): Các dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang có dấu hiệu thu hẹp chi tiêu. Điều này đang làm dấy lên những lo ngại về động lực quan trọng của nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Các nền kinh tế tìm cách thích ứng với áp lực thuế quan (Lạc Diệp): Các quốc gia trên thế giới đang đẩy mạnh nỗ lực ứng phó với nguy cơ thuế quan từ Mỹ. Bên cạnh các cuộc đàm phán với Mỹ, hoặc các biện pháp đáp trả, chính phủ nhiều nước đang có những động thái hỗ trợ doanh nghiệp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và sức chống chịu của nền kinh tế.
Mời bạn đọc đón xem!