Thứ tư, 22/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 14-2022: Chứng khoán và giám sát

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Sự kiện ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch tập đoàn FLC, bị cáo buộc thao túng giá chứng khoán là trường hợp hiếm hoi bị khởi tố hình sự về tội danh này trong suốt hơn 20 năm qua, dù hành động thao túng giá cổ phiếu, kể cả giao dịch nội gián ở thị trường chứng khoán Việt Nam là không hiếm.

Theo bài xã luận có tựa đề Pháp luật đã không nghiêm (mục Ý kiến) mở đầu số báo KTSG phát hành sáng mai (7-4), Việt Nam có những quy định nghiêm khắc đối với các hành vi thao túng chứng khoán và giao dịch nội gián, trong đó ngưỡng về mức thu lợi bất chính, hoặc mức gây thiệt hại cho người khác để có thể xử lý hình sự là khá thấp. Nhưng suốt thời gian dài, “cây gậy” luật pháp này đã không được sử dụng đúng với mức độ mà lẽ ra cần phải áp dụng để làm trong sạch thị trường.

Ở bài viết khác của Nguyễn Vũ có tựa đề Không dễ thao túng nếu có giám sát thì việc thao túng chứng khoán là không hề dễ dàng ở nước ngoài, bởi các cơ quan giám sát thị trường xem chuyện theo dõi để phát hiện mọi dấu hiệu gian lận chứng khoán là nhiệm vụ hàng đầu của họ.

Còn theo tác giả Hồ Quốc Tuấn, việc thao túng thị trường đã được định sẵn là chuyện… “đi đêm có ngày gặp ma”! (trong bài Thao túng chứng khoán, tâm lý đánh bạc và giám sát lơ là).

Các đề tài kinh tế - xã hội khác trên cùng số báo:

Kiềm chế lạm phát: Hiểu đúng để kỳ vọng đúng và hành động phù hợp (Phan Minh Ngọc): Lạm phát đang là câu chuyện không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Vấn đề ở đây là người dân và doanh nghiệp phải chủ động với những biện pháp đối phó riêng của mình, không nên kỳ vọng quá nhiều vào khả năng của Chính phủ.

Từ chỉ số Nhà quản trị mua hàng đến các giải pháp kinh tế hiện nay (Châu Phan): Các chính sách cần tập trung bảo vệ người lao động và gia đình của họ, để đảm bảo nhu cầu tăng về lao động luôn được đáp ứng nhanh chóng và đầy đủ.

Có những loại đầu tư công hầu như không hỗ trợ cho tăng trưởng (Bùi Trinh): Muốn giữ vững tăng trưởng, cần giảm giá đầu vào. Sản phẩm đầu vào phụ thuộc vào giá thế giới và chính sách thuế. Giá trên thế giới thì khó hoặc không thể can thiệp hay kiểm soát, do vậy, chỉ có thể giải quyết bằng chính sách thuế.

Chặn sốt đất nền (TS. Võ Đình Trí): Một số tỉnh thành mới đây đã tạm dừng việc chia tách thửa đối với đất nông nghiệp nhằm hạ nhiệt những cơn sốt đất. Giải pháp tạm thời này lần nào cũng có không ít nhà đầu tư “đu đỉnh”. Vì sao vòng xoáy này vẫn hút được những nhà đầu tư mới? Có cách nào giải quyết triệt để tình trạng này?

Luật chơi thì phải công bằng (Tấn Đức): Khi đấu giá bán tài sản hoặc đấu thầu mua sắm tài sản và dịch vụ, Nhà nước đóng vai trò như một đối tác kinh doanh của doanh nghiệp nên cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật giống như doanh nghiệp, bao gồm cả các quy định chế tài.

VN-Index trụ vững trước sóng gió! (Thanh Thủy): VN-Index đã trải qua ba phiên giảm điểm và hai phiên tăng điểm xen kẽ nhau. Trong phiên cuối tuần, dòng tiền vào thị trường, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bluechip khá tốt.

Chứng khoán - Tiền trở lại với VN 30? (Triêu Dương): Không ít nhà đầu tư tin rằng việc mạnh tay xử lý các hành vi thao túng giúp mang lại niềm tin và thu hút các nhà đầu tư nước ngoài quay trở lại với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Cổ phiếu công nghệ bất ngờ “thăng hoa” (Linh Trang): Sự hồi phục mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ trong thời gian gần đây, đặc biệt là FPT, khiến nhà đầu tư bất ngờ.

Ngân hàng siết tín dụng bất động sản vì sợ rủi ro (Thụy Lê): Điều gì đang khiến các ngân hàng lại siết cho vay trong lĩnh vực bất động sản, khi lĩnh vực này luôn là miếng bánh hấp dẫn trong nhiều năm qua?

Nghịch lý lãi suất trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp (Lê Hoài Ân): Đang có những cảnh báo về rủi ro bong bóng trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt là khi vấn đề định giá mức lãi suất trái phiếu còn nhiều bất cập.

Xu hướng phát triển hạ tầng công nghiệp xanh (Quốc Hùng): Những nhà đầu tư vào lĩnh vực bất động sản công nghiệp đang đặt cược cho xu hướng xây dựng hạ tầng sản xuất xanh - nơi mang lại sự an toàn, lợi ích kinh tế cho cả nhà sản xuất và người lao động.

Tại sao ngành điện mãi loay hoay với “cơ chế”? (Song Nghi): Nguồn điện sẽ tiếp tục bất ổn khi cơ quan quản lý vĩ mô cứ mãi loay hoay với cơ chế và bắt doanh nghiệp chờ cơ chế!

Lương tối thiểu cho người làm việc bán thời gian thì sao? (Nguyễn Thị Tú Trinh): Hiện pháp luật lao động của Việt Nam chưa quy định rõ ràng về việc liệu mức lương tối thiểu vùng có được áp dụng đối với người lao động làm việc bán thời gian hay không. Điều này dẫn đến tình trạng người sử dụng lao động trả lương theo giờ mỗi nơi mỗi kiểu.

Du lịch xanh không nên chỉ là màu xanh (Hoàng Tuyên - Nhân Tâm): “Điểm đến du lịch xanh” là “từ khóa” của du lịch Việt Nam trong thời gian tới. Đây là chặng đường dài và chỉ dành cho những người kiên định.

Yếu thế nhất và cũng dễ bị lãng quên nhất (Quỳnh Mai): Mở rộng đối tượng được thụ hưởng từ ngân sách thì sẽ phải chi nhiều hơn và những cơ quan có trách nhiệm thực thi chính sách cũng sẽ vất cả hơn. Nhưng giúp đỡ người lao động nghèo, yếu thế thì không bao giờ là lãng phí và uổng công.

Thị trường nguồn chứ đâu phải... trái chôm chôm! (Đào Loan): Việc xác định thị trường nguồn sau đại dịch đòi hỏi phải nghiên cứu những dữ liệu thực tế mới, không giống như hành xử thường tình với chôm chôm vào mùa: ăn không ngọt thì bỏ!

Từ những “bộ giáp” giao thông (Nguyễn An Nam): “Giáp” (sự trang bị các phương tiện công nghệ) là thứ nhất thiết phải có, giúp các tài xế ô tô hạn chế khả năng bị “gài bẫy” do các quy định giao thông được điều chỉnh hay thay đổi khá phức tạp.

Mưa lạ! (Ngọc Bình): Thời tiết thay đổi bất thường như những cơn mưa “lạ” và to đến mức lượng mưa cao kỷ lục thì điều chắc chắn nhà nông và ngư dân gặp phải là tai ương chướng họa.

Nghe cỏ cây thì thầm (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Không có cỏ cây, các loài động vật không thể sống. Dịch bệnh dạy ta biết sống thuận thiên, tôn trọng môi trường và trân quý cỏ cây. Nếu lắng lòng, ta sẽ nghe cây cỏ thì thầm...

Trên vườn cà phê đêm khuya nghe kể chuyện (Nguyễn Quang Bình): Bà chủ vườn cà phê kể cho khách tham quan nghe từ chuyện tỉ mẩn trong sản xuất đến niềm vui vỡ òa khi thưởng thức ly cà phê thơm phức.

Cà phê một mình (Huỳnh Văn Mỹ): Ta cần có những lúc để nghiệm suy, phản tư, hồi tưởng trước những buồn vui, được mất. Vào lúc đó, những giọt cà phê đắng là vi chất giúp ta có được sự tĩnh tại cho tâm hồn cũng như lý trí.

Bốn chiều kích sắc màu của lời nói dối (Lê Hữu Huy): Theo nhiều nhà tâm lý, nói dối là một hành vi xã hội cực kỳ phổ biến mà hầu như bất cứ người bình thường nào cũng có thể thực hiện hàng ngày.

Thuế tạo sức ép lên yêu cầu tái chế (Hoàng Việt): Tỷ lệ tái chế trong nền kinh tế tuần hoàn hiện rất thấp. Biện pháp đánh thuế sản phẩm nhựa đang được nhiều nước áp dụng.

Vientiane muốn thành trung tâm logistics của Đông Nam Á (Ricky Hồ): Chính phủ Lào đang nỗ lực biến Vientiane thành điểm nút kết nối ASEAN và thị trường Trung Quốc bằng cả đường bộ và đường sắt bằng cách tập trung các dịch vụ thông quan và hậu cần tại thành phố này.

Khi cuộc chiến Nga - Ukraine lan đến cả quyền sở hữu trí tuệ (Lê Thiên Hương): Theo các chuyên gia luật của Nga, hiện không có lý do nào cho thấy chính quyền Nga đang áp dụng các biện pháp tương tự như “quốc hữu hóa” quyền sở hữu trí tuệ của các nước ngoài “không thân thiện”, hay đình chỉ việc bảo vệ các quyền này tại Nga.

Startup FinTech “trăm hoa đua nở” ở Singapore (Song Hảo): Trung tâm tài chính Đông Nam Á đang trở thành thỏi nam châm thu hút tài năng, nguồn vốn và các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech).

Chậm trễ trong khâu vận chuyển - cơ hội tuyệt vời để mua hàng giảm giá (Ngọc Thanh): Khách hàng của các chuỗi bán lẻ đang chộp cơ hội mua sắm giảm giá hàng hóa đến muộn khi các cửa hàng phải đối phó với lượng lớn hàng tồn đọng tại các cảng tắc nghẽn của Mỹ.

Thị trường việc làm quá tốt, buộc Fed phải mạnh tay tăng lãi suất (Lạc Diệp): Thị trường việc làm ở Mỹ đang ghi nhận sự phục hồi mạnh mẽ. Nhưng tín hiệu tích cực này cũng đang gây sức ép lớn, buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ phải đẩy nhanh các nỗ lực chống lạm phát.

Kinh tế Trung Quốc đối mặt với nhiều bất ổn từ Covid (Song Thanh): Khi thế giới đang dần thoát khỏi đại dịch Covid-19 và khởi động lại các hoạt động kinh tế thì Trung Quốc lại đang phải đối mặt với làn sóng dịch được coi là tồi tệ nhất trong vòng hai năm qua.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới