Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 20-2021: Việt Nam và “con đường tơ lụa số” của Trung Quốc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

KTSG số 20-2021: Việt Nam và “con đường tơ lụa số” của Trung Quốc

Tòa soạn KTSG

(KTSG Online) – Hình thành lần đầu vào năm 2015 trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đến nay, con đường tơ lụa kỹ thuật số (DSR) của Trung Quốc đã có 16 quốc gia thỏa thuận hợp tác. Dù vậy, ngay từ đầu, Việt Nam đã tiếp cận một cách thận trọng đối với nguồn tài trợ Trung Quốc.

Trên KTSG sáng mai (13-5) và trong bài viết tựa đề Việt Nam và con đường tơ lụa kỹ thuật số của Trung Quốc, theo các tác giả Văn Thịnh và Kim Dung dẫn lời giải thích của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Singapore, Việt Nam không muốn nhận tài trợ của Trung Quốc vì không muốn “hàm ơn” Trung Quốc. Nguyên nhân chủ yếu nằm ở tranh chấp tại biển Đông.

Trong một bài viết khác cũng về DSR, tác giả Đinh Phương lưu ý sự mở rộng của DSR sẽ khiến các nước tham gia phụ thuộc hơn vào công nghệ Trung Quốc, trong khi các công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc lại có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc (bài Con đường tơ lụa kỹ thuật số liệu có “mềm mại” như lụa?).

KTSG số 20-2021: Việt Nam và “con đường tơ lụa số” của Trung Quốc

Các đề tài thời sự khác:

Cắt đứt huyết mạch nuôi dưỡng buôn lậu (mục Ý kiến): Chừng nào mà giới buôn lậu vẫn dễ dàng tìm được ngoại tệ ngoài thị trường để thanh toán cho các hoạt động mua bán xuyên biên giới, thì chống buôn lậu vẫn còn là nhiệm vụ bất khả thi.

Báo chí: đừng gieo thêm nỗi sợ vaccin (Nguyên Lê phỏng vấn PGS.TS. Nguyễn Đức An, chuyên gia về truyền thông khoa học và sức khỏe – Đại học Bournemouth (Anh)): Hơn bao giờ hết, người dân cần báo chí định hướng bằng những thông tin được chắt lọc chuyên nghiệp, dựa trên chứng lý khoa học, chứ không phải những bài báo đổ dầu vào lửa.

Tiền chạy đi đâu? (Phan Minh Ngọc): Nếu cung tiền đã tăng mạnh, trong khi kênh bơm tiền qua thị trường mở lại… đóng, vậy tiền đã đi đâu?

Giá đô la Mỹ bất ngờ lao dốc (Thụy Lê): Đô la Mỹ đã lao dốc không phanh trên thị trường quốc tế từ đầu tháng 4 là động lực đầu tiên ảnh hưởng lên diễn biến thị trường ngoại hối trong nước.

Có quyền chấm dứt hợp đồng vì Covid-19 không? (TS. Phạm Hoài Huấn): Mới đây, một doanh nghiệp kinh doanh rạp chiếu phim lớn đã nộp đơn yêu cầu tòa án chấm dứt các hợp đồng thuê mặt bằng (thời hạn khoảng 20 năm) giữa mình và bên cho thuê với lý do hoàn cảnh thay đổi căn bản (hardship). Đây là vụ kiện thú vị có thể tạo ra tiền lệ cho hàng loạt vụ kiện tương tự khác, khi mà dịch Covid-19 chưa có dấu hiệu dừng lại.

Thuế bất động sản – cần đổi mới để hiệu quả và công bằng hơn (Đặng Hùng Võ): Cách đánh thuế đất hiện nay không thể nói là hiệu quả và công bằng, nên tác động của thuế đối với sự phát triển của nền kinh tế bị hạn chế.

Chống đầu cơ bất động sản qua thuế (TS. Võ Đình Trí): Để chống đầu cơ bất động sản, chính sách thuế được cho là phương thuốc đặc trị ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam có thể tham khảo gì từ các nước?

VN-Index chỉ tạm ổn hay sẽ ổn (Thanh Thủy): Tuần giao dịch đầu tháng 5 diễn ra với những nhịp rung lắc mạnh trong bối cảnh dịch Covid-19 quay trở lại và diễn biến phức tạp. Thông tin tốt hỗ trợ cho thị trường đang ít dần.

Đã đến lúc thận trọng với cổ phiếu ngân hàng? (Tuệ Nhiên): Giá cổ phiếu ngân hàng đang liên tục lập đỉnh mới nhờ vào kết quả kinh doanh tăng mạnh mẽ bên cạnh các thương vụ tăng vốn hay thoái vốn. Tuy nhiên, trước những rủi ro và thách thức vẫn hiển hiện, liệu đã đến lúc cần thận trọng với cổ phiếu ngân hàng?

Hợp đồng bancassurance tiếp sức lợi nhuận ngân hàng (Linh Trang): Nhờ dư địa thị trường còn nhiều, thu nhập của các ngân hàng được dự báo sẽ còn nhận được nhiều đóng góp từ phí bancassurance.

Eximbank đã có “ánh sáng cuối đường hầm” (Hải Lý): Vào thời điểm tưởng chừng cơn bĩ cực đã lên đỉnh điểm, Ngân hàng Eximbank dường như đang thấy le lói “ánh sáng cuối đường hầm”.

Xuất khẩu gạo giảm do chuyển hướng quá đà? (Nguyễn Đình Bích): Xuất khẩu gạo trong tháng 4-2021 tuy tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lượng xuất khẩu của bốn tháng đầu năm nay lại giảm, giá xuất khẩu cũng bớt “nóng” hơn. Sự suy giảm này dường như là hệ quả của việc chuyển hướng quá mạnh sang sản xuất gạo nếp, gạo thơm để xuất khẩu.

Trần Đề còn chưa ngã ngũ, các tỉnh khác vẫn muốn cảng nước sâu (Đặng Dương): Một hệ lụy có thể nhận ra được của việc đề xuất đưa Trần Đề vào quy hoạch cảng biển quốc gia là giờ đây, nhiều tỉnh khác của ĐBSCL cũng muốn có cảng nước sâu.

Vụ kiện vì mọi nạn nhân của chất màu da cam (TS. Nguyễn Thụy Phương -TS. Lê Thiên Hương): Ngày 10-5-2021, Tòa đại hình Evry (Pháp) đã tuyên bố không đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện của bà Trần Tố Nga đối với các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất chất màu da cam mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam trong chiến tranh. Cuộc đấu tranh của bà Nga đã vượt khỏi khuôn khổ đòi công lý của một nạn nhân, nó trở thành cuộc đấu tranh tính biểu tượng, vì tương lai, vì nhân loại.

Khởi kiện lên WTO vì Thái Lan trợ cấp xuất khẩu đường mía: “Đòn gió bẻ măng”? (TS. Lê Thị Ánh Nguyệt): Vụ đánh thuế đường mía nhập khẩu từ Thái Lan, nếu Việt Nam đánh thuế càng cao thì Chính phủ Thái Lan cũng có thể trợ cấp càng cao. Điểm dừng chỉ có thể là giải pháp ngoại giao kinh tế có giá trị bắt buộc thi hành do Cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO ban hành.

Để ly hôn "an toàn"! ( LS. Nguyễn Hữu Phước – Lý Ngọc Huỳnh Nhi): Những câu chuyện “vạch áo cho người xem lưng” trong những cuộc ly hôn đình đám vốn dĩ là điều không ai muốn. Vậy hãy thỏa thuận tiền hôn nhân. Tại sao không?

Ngành dệt may vẫn khó tận dụng FTA (Quốc Hùng): Đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu hàng may mặc đang quay trở lại. Nhưng để phục hồi được như thời điểm trước dịch Covid-19, ngành may vẫn còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt, trước thách thức về nguồn cung nguyên phụ liệu.

“Cấp cứu” cho du lịch (Đào Loan): Đóng cửa, vắng khách…, những hình ảnh của ba lần bùng dịch trước đây lại tiếp diễn đối với các doanh nghiệp du lịch. Chỉ khác là lần này, gần như không có doanh nghiệp nào tìm ra “kế hoạch B” để ứng phó.

Hai cách bảo vệ đứa con tinh thần ST25 (Thanh Ngân): Vẫn có hai cách có thể cứu đứa con tinh thần ST25. Hai cách đó là cách nào?

SMS cảnh báo: Cần thay đổi cách gửi để tăng hiệu quả thông tin (Tấn Nghi): Sau bốn đợt bùng dịch, cách gửi tin SMS vẫn đại trà, nhiều người dùng thậm chí không mở ra đọc. Với công nghệ hiện nay, việc định vị thuê bao theo trạm phát sóng (BTS), chủ động phát nội dung riêng cho từng khu vực, địa điểm theo bản đồ số (GIS) là khả năng trong tầm tay của các nhà mạng.

Đại dịch và khủng hoảng tâm lý (Nguyễn An Nam): Kinh tế suy giảm; sự gò bó của không gian sống; những trở lực trên con đường mưu sinh; sự thay đổi đột ngột các mục tiêu, kế hoạch công việc, thậm chí là sự sụp đổ những dự tính lớn lao trong sự nghiệp… đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến khủng hoảng tâm lý.

Thu phí người nuôi bệnh, nên không? (Danh Đức): Đất nước đã quá phân hóa giàu nghèo, phân hóa cơ hội, đâu cần thêm phân hóa tấm chiếu trải giữa hai giường bệnh. Việc thu phí người nuôi bệnh liệu có phù hợp xu hướng chung trên thế giới? Tất nhiên vẫn phải hạn chế số người nuôi bệnh chớ không thể “toàn gia thăm nuôi”.

Phố về làng, làng vào phố (Thanh Thảo): Với người Việt, làng quê và thành phố rất gần nhau, đó là nơi tìm về và là nơi tìm đến.

Trang Kinh tế thế giới:

Tiền kỹ thuật số hấp dẫn ngân hàng Phố Wall (Song Thanh): Tiền kỹ thuật số đang tiếp tục có những bước tiến vững chắc trên con đường trở thành một trong những tài sản đầu tư chủ đạo tại Phố Wall.

Bỏ bản quyền để có nhiều vaccin – vấn đề không đơn giản như thế (Lạc Diệp): Đề xuất bãi bỏ bản quyền vaccine Covid-19 đang được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cuộc chiến chống Covid-19. Dẫu vậy, những tác động tích cực mà đề xuất này có thể mang lại sẽ không đến trong ngắn hạn.

Mời bạn đọc đóm xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới