Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 28-2021: Làm gì với sáu tháng cuối năm?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

KTSG số 28-2021: Làm gì với sáu tháng cuối năm?

Tòa soạn KTSG

(KTSG Online) – Tăng trưởng kinh tế bị chững lại do dịch Covid-19 là điều bất khả kháng, buộc Chính phủ phải có sự linh hoạt và ứng phó tốt hơn về mặt chính sách trong sáu tháng cuối năm nay nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6-6,5% đã đề ra.

Thúc đẩy tăng trưởng sáu tháng cuối năm là nội dung của chuyên mục “Sự kiện & vấn đề” trên KTSG sáng mai (8-7), gồm các bài viết:

Làm gì để thúc đẩy tăng trưởng sáu tháng cuối năm? (Linh Trang): Dù với kịch bản thúc đẩy tăng trưởng nào thì điều kiện tiên quyết trong bối cảnh hiện nay vẫn là kiểm soát được dịch bệnh với tổn thất kinh tế ở mức thấp nhất.

Triển vọng ngành sản xuất nửa cuối năm vẫn bất định (Trịnh Hoàng): Giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao khiến cho triển vọng của quí 3 cũng như nửa cuối năm 2021 trở nên bất định.

Kinh tế sáu tháng cuối năm 2021 có khả quan? (Phan Minh Ngọc): Có nhiều khả năng tăng trưởng trong sáu tháng còn lại sẽ thấp hơn mục tiêu 6,5% nếu không tăng tốc và đảm bảo tiêm phòng vaccin hiệu quả.

Kiểu gì chứng khoán cũng tăng là sao? (TS. Võ Đình Trí): VN-Index đang được dẫn dắt bởi ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, thép chứ không phải công nghệ hay y tế, viễn thông như ở Mỹ. Nếu các ngành khác tiếp tục khó khăn, sức kéo này liệu trụ được bao lâu?

Các đề tài khác trên cùng số báo:

Thúc đẩy chứ không phải ngăn trở (mục Ý kiến): Ngành thuế cần thay đổi góc nhìn từ tận thu sang nuôi dưỡng nguồn thu, để miếng bánh ngày càng to cho tất cả mọi người.

Một tình huống nhạy cảm với quản trị nhân sự (Phan Thị Ngọc Thắng): Dịch bệnh bùng phát, nhiều doanh nghiệp ở khu công nghiệp đã chọn phương án cho người lao động ở lại nơi làm việc. Đây là một tình huống nhạy cảm, đồng thời còn là vấn đề đối với công tác quản trị nhân sự.

Chiến lược soạn thảo hợp đồng trước nguy cơ bị độc chiếm vaccin (Ngô Nguyễn Thảo Vy – Nguyễn Hoàng Thái Hy): Vấn đề bất bình đẳng trong phân phối vaccin ngừa Covid-19 ngày càng căng thẳng. Vụ kiện giữa Ủy ban châu Âu (EC) và AstraZeneca AB là một bài học rất đáng chú ý cho các quốc gia đang phát triển vốn đang phải đối mặt với rủi ro bị bỏ rơi trong các thỏa thuận với nhà cung cấp vaccin.

Phải có kế hoạch mới sống chung với dịch được (Tấn Đức): Không ít địa phương ra lệnh giãn cách xã hội, buộc đóng cửa tất cả dịch vụ không thiết yếu khi ca nhiễm mới ở mức một con số. Cách làm như vậy không thể nói là hướng tới mục tiêu kép, càng không phải là cách sống chung với dịch.

Cơ hội giải quyết vấn nạn chuyển giá (Thư Kỳ): Khi nhóm G7 nỗ lực cải cách hệ thống thuế toàn cầu để ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp lách luật tránh thuế nơi cao, tìm về nơi thuế thấp, thì đây là cơ hội để chúng ta thiết kế các biện pháp chống chuyển giá mới.

VN-Index chờ đợi tác động tích cực từ hệ thống giao dịch mới! (Bình An): Đã xuất hiện những thông tin làm cơ sở để kỳ vọng việc nghẽn lệnh sẽ được giải quyết triệt để.

Mùa công bố kết quả kinh doanh quí 2: Tự tin nhưng đừng quá kỳ vọng vào giá cổ phiếu (Đăng Linh): Nhiều khả năng triển vọng tăng trưởng lợi nhuận quí 2 đã được thể hiện vào giá cổ phiếu. Nhà đầu tư cần thận trọng và nghiên cứu kỹ doanh nghiệp trước khi giải ngân.

Khối ngoại rót tiền trở lại? (Triêu Dương): Tính từ phiên giao dịch ngày 10-6 đến phiên giao dịch cuối tuần qua, khối ngoại đang chuyển sang trạng thái mua ròng trở lại với giá trị khá lớn, hơn 3.040 tỉ đồng trên cả ba sàn.

Rục rịch tăng lãi suất huy động (Tuệ Nhiên): Tháng 6 chứng kiến nhiều ngân hàng nhập cuộc tăng lãi suất. Liệu đây chỉ là diễn biến nhất thời hay lãi suất huy động sắp bước vào một chu kỳ đi lên mới?

Thương mại điện tử: Ai kê khai thuế, kê khai thuế cho ai? (Trương Trọng Hiểu): Cuộc tranh luận về quy định kê khai, nộp thuế thay của các sàn thương mại điện tử vẫn tiếp diễn ngay cả khi cơ quan quản lý thuế đã lên tiếng. Dù cho những giải thích về cách thức tiếp cận và cơ sở định hình các nghĩa vụ pháp lý được đưa ra khá hợp lý thì những ý kiến đó vẫn không thể thay thế cho các quy định thể hiện trong các văn bản pháp luật.

Hậu M&A: “nợ cũ”, ai trả? (Trần Nguyễn Phương Anh): Việc thay đổi cổ đông và tên gọi có làm mất đi trách nhiệm trả nợ của công ty? Ai sẽ chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ của công ty đã có trước M&A?

Doanh nghiệp và GDP (Bùi Trinh): Số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng số doanh nghiệp không hoạt động sản xuất (không có kết quả sản xuất) tăng lên thì việc đếm số lượng doanh nghiệp chẳng có ý nghĩa gì.

Đen là màu xanh mới! (Nguyễn Phán): Khi “nền kinh tế “sạch” – cách nghĩ hoang tưởng” vẫn là vấn đề còn tranh cãi, thì tín hiệu thị trường hiện cho thấy giá dầu đang gặp khó khăn về nguồn cung trong ngắn hạn.

Lơ là chuyện đăng ký bảo hộ, nhãn hiệu nước ngoài cũng gặp khó ở Việt Nam (LS. Hồ Thị Trâm – LS. Đỗ Đình Lâm): Vấn đề đăng ký bảo hộ và xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được pháp luật Việt Nam điều chỉnh. Tuy nhiên, con đường khiếu nại/khởi kiện chưa chắc có kết quả theo mong muốn nếu như chứng cứ chứng minh không đủ vững chắc.

“Độc quyền trọn đời bài hát”: vi phạm và chế tài (Trần Thị Băng Thanh): Hiểu “mua bán độc quyền trọn đời bài hát” như thế nào cho đúng? Các hành vi “vi phạm độc quyền bài hát” phổ biến là gì? Những biện pháp nào trong việc bảo vệ và xử lý xâm phạm “độc quyền bài hát”

Nàng Lạch, chàng Slovakia và Zanya Coffee (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Marian Jakac (36 tuổi) người Slovakia và Krajan Lim (26 tuổi) người Lạch sống dưới chân núi Lang Biang đã viết nên câu chuyện tình đẹp và thương hiệu Zanya Coffee được nhiều người yêu mến.

Thiết thực, hiệu quả thay vì “diễn”, được không? (Đoàn Khắc Xuyên): Chú trọng phô trương, hình thức bên ngoài hơn là thực chất, phải chăng vì vậy mà chúng ta làm gì cũng thiếu hiệu quả, lãng phí; vì vậy mà chúng ta mãi vẫn chưa thể giàu?

Đột ngột tắt – mở liên tục, bóng đèn cũng sẽ đứt! (Long Châu): Chống dịch, đó là khoa học, không phải thành tích!

Coi EURO 2020 niềm vui nhỏ giữa dịch Covid-19 (Đồng Lộc): Euro 2020 lần này còn có một ý nghĩa đặc biệt: giúp mọi người được dịp cười vui, tạm quên đợt dịch thứ tư và sự trầm buồn do giãn cách kéo dài.

“Trầm cảm xuất hiện ở mọi nơi, trong mọi gia đình” (Nguyễn Tường gặp gỡ Đặng Hoàng Giang- tác giả một cuốn sách sắp phát hành về trầm cảm trong xã hội Việt Nam hiện đại): Nhiều người vẫn cho rằng trầm cảm giống như một nỗi buồn lớn mà thôi, không đáng được quan tâm nhiều. Người trầm cảm vật lộn một mình trong bóng tối.

Hẹn gì sau dịch? (Trần Thanh Bình): “Rút ống thở” – hình ảnh của thiên thu vĩnh biệt đời người mà chị đã đau xót vận vào việc chấm dứt một hành trình kinh doanh. Nghe đắng quá chừng!

Trang Kinh tế thế giới có các bài: Covid-19 làm thị trường bất động sản thế giới thay đổi (Lạc Diệp); Tương lai khách sạn (Nguyễn Vũ); Du lịch vũ trụ vào cuộc đua quyết liệt (Song Thanh).

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới