Chủ Nhật, 20/07/2025
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 28-2025: Tăng trưởng GDP – Bất ngờ trước các cơn gió ngược

KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - 7,96% là mức tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) của quí 2-2025 so với cùng cùng kỳ quí 2-2024, đưa mức tăng trưởng lũy kế sáu tháng đầu năm 2025 lên 7,52%, cao nhất trong 15 năm qua. Thành tích này đặt Việt Nam vào nhóm tăng trưởng dẫn đầu châu Á và là điểm sáng hiếm hoi của khu vực, dù nền kinh tế vẫn chịu tác động không nhỏ do sự chậm lại của kinh tế toàn cầu.

Cần một ứng dụng phục vụ chuyển đổi (mục Ý kiến): Công việc sau sáp nhập rất bộn bề. Các việc như thay đổi địa chỉ có thể nhỏ nhưng lại sát sườn với sự quan tâm của người dân, những quy định giúp việc chuyển đổi thông suốt như người dân chưa cần đổi giấy tờ, doanh nghiệp chưa cần đổi giấy chứng nhận đăng ký hay thay ngay bao bì sản phẩm. Mọi hỗ trợ đều rất cần thiết và giúp giảm gánh nặng chi phí chuyển đổi cho doanh nghiệp.

Không thể “chữa cháy” mãi bằng cơ chế đặc thù (An Nhiên): Những con số mới nhất từ khảo sát quí 2-2025 của Cục Thống kê cho thấy, tình trạng thiếu nguồn cung, giá vật liệu leo thang đã và đang tạo thành lực cản lớn nhất đối với ngành xây dựng - một trong những động lực then chốt thúc đẩy đầu tư công và tăng trưởng kinh tế.

Tăng trưởng GDP - Bất ngờ trước các cơn gió ngược (Tuệ Nhiên): Bức tranh kinh tế sáu tháng đầu năm 2025, bất ngờ nhất có lẽ là khu vực dịch vụ khi tăng mạnh 8,14% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ các năm trong giai đoạn 2011-2025. Đặc biệt, xét theo cơ cấu, khu vực dịch vụ cũng lần đầu vượt 43% GDP, phản ánh quá trình tái cơ cấu hướng tới nền kinh tế dựa nhiều hơn vào tiêu dùng.

Kinh tế sáu tháng đầu năm 2025: tăng trưởng cao nhưng còn nhiều việc phải làm (Bùi Trinh - Khúc Văn Quý): Theo báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của Cục Thống kê, tổng sản phẩm nội địa (GDP) sáu tháng đầu năm 2025 của nước ta tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, là mức cao nhất của sáu tháng đầu năm trong giai đoạn 2011-2025.

Tỷ giá sẽ ra sao sau thỏa thuận thuế quan với Mỹ? (Trịnh Duy Viết): Sau các luồng thông tin sơ bộ ban đầu từ phía Mỹ về mức thuế quan mới áp lên hàng hóa Việt Nam, tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng trên thị trường liên ngân hàng đã nhích lên vùng đỉnh trong những ngày đầu tháng 7-2025. Câu hỏi đặt ra lúc này là tỷ giá sẽ biến động ra sao dưới tác động của chính sách thuế mới?

Gỡ “rào thủ tục” với thương mại điện tử (Cẩm Hà): Sau hơn một thập niên phát triển, thương mại điện tử đã trở thành kênh kinh doanh chủ lực của hàng trăm ngàn doanh nghiệp. Tuy vậy, vẫn có những thủ tục hành chính không cần thiết, ít hiệu quả quản lý đang cản trở dòng chảy số hóa của nền kinh tế.

Bỏ hạn mức tăng trưởng tín dụng: chuyện dài nhiều kỳ (Hồ Quốc Tuấn): Việc phân loại các khoản cho vay, áp hệ số rủi ro nào cho phù hợp, việc tính toán con số an toàn vốn có được tuân thủ chặt hay không, cũng như quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng nội bộ, đều có những khoảng trống để ngân hàng thương mại “lách” qua. Ngân hàng Nhà nước ít nhiều chắc là cũng có nỗi lo này.

Dựng phòng tuyến an toàn khi bỏ room tín dụng (Hoàng Hạnh): “Cơ chế điều hành bằng room tín dụng dẫn đến việc phân bổ vốn cho nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng thương mại không tối ưu hóa được hiệu quả, không ưu tiên, thúc đẩy các ngân hàng kinh doanh tốt và hạn chế các ngân hàng kinh doanh chưa tốt. Việc bỏ room tín dụng là cần thiết”, TS. Lê Đạt Chí, Trưởng khoa Tài chính, Trường Kinh doanh, Đại học Kinh tế TPHCM, trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Khối ngoại mua ròng, trợ lực cho VN-Index chinh phục mốc 1.400 điểm! (Thanh Thủy): Về xu hướng của VN-Index, sau những phiên tăng giá liên tiếp gần đây, chỉ số này đang không ngừng thiết lập những mức cao mới. Dòng tiền đang được hỗ trợ bởi nhiều luồng thông tin tích cực từ cả trong và ngoài nước như: thỏa thuận thuế quan có thể sớm đạt được với Mỹ.

Bất động sản khu công nghiệp - Kỳ vọng “vượt bão” thuế quan! (Bình An): Sự kiện ảnh hưởng lớn đến hoạt động của ngành bất động sản khu công nghiệp trong nửa đầu năm nay là việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng lên hàng hóa các nước nhập khẩu vào Mỹ hồi đầu tháng 4 vừa qua.

Đua tăng vốn, công ty chứng khoán đón đầu cơ hội kinh doanh mới? (Triêu Dương): Quy mô vốn điều lệ ngày càng lớn hơn, đặc biệt là với nhóm công ty chứng khoán có vốn từ 10.000 tỉ đồng trở lên, đồng nghĩa với năng lực tài chính của các công ty này được cải thiện, có cơ hội nâng định mức tín nhiệm từ các tổ chức xếp hạng.

Luật hóa Nghị quyết 42 và những mâu thuẫn pháp lý cần giải quyết (Lê Hoài Ân): Quốc hội cũng đã biểu quyết thông qua việc luật hóa Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu cho các tổ chức tín dụng, một cú hích mạnh cho kỳ vọng hạ tỷ lệ nợ xấu xuống dưới 3% và giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp.

Chuyển đổi số thủ tục hành chính: để không ai bị bỏ lại phía sau? (Lưu Minh Sang): Chuyển đổi số thủ tục hành chính đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam và mang lại nhiều lợi ích rõ rệt. Tuy vậy, không phải ai cũng dễ dàng tiếp cận. Khoảng cách về thiết bị, kỹ năng và hạ tầng vẫn hiện hữu, đặc biệt với các nhóm yếu thế.

Lợi thế của Trung Quốc về đất hiếm (Phạm Sỹ Thành): Cách tiếp cận của Trung Quốc trong vấn đề xuất khẩu đất hiếm cho thấy nước này đang thực hiện chính sách hạn chế mang tính địa - chiến lược thay vì chính sách hạn chế chung. Hai câu hỏi quan trọng là: Trung Quốc đã tạo ra lợi thế về đất hiếm như thế nào và họ đã xây dựng hệ thống kiểm soát xuất khẩu (đất hiếm) ra sao.

Cuộc cạnh tranh đảm bảo nguồn cung đất hiếm và khoáng sản chiến lược (Lạc Diệp): Các khoáng sản chiến lược và đất hiếm - thành phần thiết yếu trong công nghệ cao, đang trở thành tâm điểm của một cuộc cạnh tranh toàn cầu. Để giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Quốc, các quốc gia đang gấp rút tìm kiếm các giải pháp thay thế.

Vượt qua định kiến “hàng giá rẻ” (Đạt Thành): Các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng tối đa lợi thế này để chinh phục thị trường quốc tế. Tuy nhiên, không ít thị trường quốc tế vẫn mặc định sản phẩm Việt gắn liền với “giá rẻ”, và cái mác giá rẻ lại đang là rào cản đối với doanh nghiệp Việt.

Gỡ nút thắt quyết toán thuế khi giải thể (Nguyễn Hữu Phước): Những sửa đổi trong Luật Doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung năm 2025 và Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi được kỳ vọng sẽ tháo gỡ phần nào các rào cản thủ tục và chi phí để tạo thuận lợi hơn cho hộ kinh doanh “lên đời” thành doanh nghiệp chính quy.

Kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ: vẫn còn “khoảng xám”? (Nguyễn Thị Hằng - Lê Thị Ngân): Khái niệm “kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ” đã được đề cập trong Luật kinh doanh bất động sản 2014 nhưng không có quy định về tiêu chí định lượng để xác định thế nào là kinh doanh bất động sản quy mô nhỏ. Điều này vẫn tiếp tục gây tranh cãi ở Luật kinh doanh bất động sản 2023.

Để tận dụng tối đa lợi thế từ công nghệ (Nguyễn Ngọc Trâm): Trong một thế giới mà tốc độ số hóa và chuyển đổi công nghệ diễn ra ngày càng nhanh chóng, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang đầu tư mạnh tay vào công cụ công nghệ với niềm tin rằng đây là chìa khóa giải quyết mọi vấn đề hiệu suất...

Hiệu suất thấp vì đâu? (Nguyễn Ngọc Trâm): Chưa bao giờ thị trường Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của những công cụ đo lường và nâng cao hiệu suất doanh nghiệp như hiện nay. Nhiều doanh nghiệp Việt đã trả giá không nhỏ cho các quyết định thiếu thận trọng khi đầu tư vào công nghệ quản lý hiệu suất.

“Bánh nhà làm” và khoảng trống an toàn thực phẩm (Ricky Hồ): Còn ba tháng nữa mới đến Tết Trung thu 2025, nhưng cơ quan quản lý đã cảnh báo về tình trạng bánh Trung thu nhà làm, bán tràn lan trên mạng xã hội. Nhưng tiếp cận và giải quyết các rủi ro an toàn thực phẩm từ các món nhà làm và bày bán trực tuyến là câu chuyện dài tập, không chỉ Việt Nam.

Rối loạn lo âu: khi báo động giả trở thành gánh nặng thật (TS.BS. Phạm Minh Triết): Lo âu vốn là một cảm xúc tự nhiên, có mặt để giúp chúng ta cẩn trọng, để thúc đẩy sự chuẩn bị, để cảnh báo về những điều bất trắc. Nhưng khi sự lo lắng trở nên quá mức, kéo dài, không kiểm soát được, dù người trong cuộc đã cố gắng rất nhiều - đó không còn là phản ứng bình thường nữa. Đó là rối loạn lo âu.

Học văn là để... thi văn! (Nguyễn An Nam): Lâu dần, môn ngữ văn tự biến thành một môn mà học sinh cần đáp ứng cách máy móc. Thầy cô giáo đứng lớp giờ ngữ văn những năm cuối cấp cũng chỉ biết dạy các mẹo để có điểm…

Du lịch sinh thái: khái niệm bị lạm dụng (Nguyễn Hữu Thiện): Du lịch sinh thái là “du lịch có trách nhiệm với môi trường tự nhiên, giúp bảo tồn môi trường và cải thiện đời sống của người dân địa phương”. Đây không chỉ là việc đi đến nơi có cây cối, chim muông, mà còn là cách đi, cách lưu trú, cách tương tác và đóng góp vào hệ sinh thái - theo cả nghĩa đen và bóng.

Malaysia nói không với rác nhựa (Nguyễn Vũ): Người dân ở các nước giàu cứ tưởng rác nhựa do họ cẩn thận phân loại bỏ vào các thùng rác khác nhau sẽ được tái chế. Tuy nhiên thực tế, tính riêng ở Mỹ, chỉ khoảng dưới 10% rác nhựa là được tái chế, 90% được chở đi, lấp đầy các khu chứa rác thải, đốt bỏ hay lên tàu đi đổ ở nước khác.

Đà suy yếu kỷ lục và vị thế của đồng đô la Mỹ (Ngân Diệp): Trong nửa đầu năm 2025, đô la Mỹ đã chứng kiến đợt suy yếu mạnh nhất trong hơn nửa thế kỷ, làm dấy lên những tranh luận sôi nổi về vai trò trung tâm của đồng tiền này trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Tác động kinh tế từ Đạo luật chi tiêu và cắt giảm thuế của Mỹ (Song Thanh): Đạo luật chi tiêu và cắt giảm thuế quy mô lớn của Tổng thống Donald Trump đang gây ra hàng loạt tranh cãi về tác động thực sự đối với các tầng lớp xã hội, nền kinh tế Mỹ và vị thế của đồng đô la trên thị trường tài chính toàn cầu.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới