(KTSG) - Theo dữ liệu của CoinGecko, thị trường stablecoin hiện tại có khoảng 265 tỉ đô la Mỹ tiền số đang được lưu hành, trong khi Citigroup dự báo thị trường này có thể đạt quy mô lên đến 3.700 tỉ đô la vào năm 2030. Con số này thể hiện tiềm năng tăng trưởng khổng lồ của thị trường, đồng thời giải thích tại sao các ngân hàng lớn không thể đứng ngoài cuộc chơi.
Câu chuyện đánh đổi (mục Ý kiến): Có thể cân nhắc áp dụng ngay là chuyện miễn thuế cho các hộ gia đình trong thời gian nhất định khi họ chuyển đổi từ nộp thuế khoán sang nộp thuế theo doanh thu. Đây chính là biện pháp khuyến khích các hộ gia đình chuyển đổi nhanh nhất và có hiệu quả nhất khi họ sẽ thấy ngay phần thưởng trước mắt khi chuyển đổi.
Định hướng sửa đổi chính sách đất đai (An Nhiên): Khi đất đai - một trong những nguồn lực quan trọng bậc nhất cho phát triển, tiếp tục được đặt ở vị trí trung tâm trong chỉ đạo của Trung ương, đó không chỉ là quyết sách mang tính chiến lược, mà còn là lời giải cho những bài toán đã kéo dài hàng thập niên trong quản lý và sử dụng tài nguyên quốc gia.
Đánh thuế lãi bán bất động sản: Không thể thiếu dữ liệu và công nghệ (Cẩm Hà): Bộ Tài chính đề xuất sửa đổi cách tính thuế thu nhập cá nhân với chuyển nhượng bất động sản, từ mức khoán 2% sang đánh thuế 20% trên phần chênh lệch giá mua - giá bán. Đây được coi là bước đi quan trọng để kiểm soát đầu cơ, tăng tính minh bạch và công bằng trong thị trường bất động sản, song để triển khai hiệu quả, không thể thiếu cơ sở dữ liệu và ứng dụng công nghệ.
Điều gì đang thực sự dẫn dắt thị trường vượt mốc 1.500 điểm? (Trịnh Duy Viết): VN-Index chính thức vượt mốc 1.500 điểm trong phiên ngày 18-7-2025, trở lại vùng đỉnh lịch sử thiết lập giai đoạn 2021-2022. Đà tăng lần này được dẫn dắt bởi dòng tiền đồng thuận trong và ngoài nước, phản ánh kỳ vọng lớn vào triển vọng vĩ mô và diễn biến thị trường trong thời gian tới.
Giao thông xanh - nhìn từ chuyện sắp cấm xe máy chạy xăng (Khánh Nguyên): Không ai phủ nhận lợi ích của các phương tiện giao thông xanh với đô thị nói riêng và môi trường nói chung. Con đường nào cũng dẫn tới thành Rome, nhưng hãy chọn con đường thuận lợi nhất cho người dân.
Chìa khóa thành công cho giao thông xanh Hà Nội (Hoàng Hạnh): “Lộ trình cấm xe máy chạy xăng trong Vành đai 1 cần đi kèm với các điều kiện kỹ thuật, chính sách hỗ trợ và sự đồng thuận xã hội. Chìa khóa thành công nằm ở chỗ chính sách phải được thiết kế dựa trên dữ liệu khoa học, kèm theo kịch bản mô phỏng khả thi và công khai”, PGS.TS. Đàm Hoàng Phúc, Giám đốc chương trình đào tạo kỹ thuật ô tô, Đại học Bách khoa Hà Nội trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.
Cải cách thị trường vàng: Từ sửa đổi Nghị định 24 đến xây dựng hệ sinh thái tài chính hiện đại (Lưu Minh Sang): Những thay đổi về cơ chế sản xuất và nhập khẩu vàng miếng tuy cần thiết nhưng chưa đủ. Để khai thác nguồn lực vàng trong dân cư phục vụ phát triển kinh tế, chính sách cần được đặt trong một tầm nhìn dài hạn cùng với lộ trình cải cách rõ ràng và đồng bộ.
VN-Index áp sát vùng đỉnh lịch sử 1.500 điểm! (Thanh Thủy): Sau những thông tin về thuế quan, sóng “nâng hạng” đang là động lực chính dẫn dắt thị trường liên tiếp vượt qua các mốc kháng cự quan trọng để tiến thẳng về vùng đỉnh cũ của năm 2022.
Nhóm ngành nào triển vọng trong nửa cuối năm 2025? (Bình An): Bên cạnh nền tảng vĩ mô ổn định, định giá còn tương đối rẻ thì cận kề nhất là triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục là yếu tố hỗ trợ tích cực cho tâm lý nhà đầu tư trong những tháng tới.
Cổ phiếu bất động sản - Trên đường trở lại đỉnh cao? (Triêu Dương): Một trong những chất xúc tác quan trọng thúc đẩy giá cổ phiếu bất động sản tăng vọt trong những tuần qua, cũng như kỳ vọng tích cực cho giai đoạn tới, là chính sách sáp nhập các tỉnh/thành theo Nghị quyết 202 đưa số tỉnh/thành từ 63 xuống còn 34 đơn vị, trong đó có sáu thành phố trực thuộc trung ương.
Hành lang pháp lý rộng mở, tín dụng bất động sản bứt tốc trở lại (Lão Trịnh): Việc xây dựng một hành lang pháp lý đầy đủ, minh bạch và không chồng chéo, cùng định hướng rõ ràng cho khu vực tư nhân phát triển, đang góp phần củng cố niềm tin thị trường, khơi thông nguồn lực xã hội và thúc đẩy nhiều dự án bất động sản tái khởi động, qua đó gia tăng nguồn cung và nhu cầu tín dụng.
Thông tư 14 - Bước tiến mới cho hành trình nâng cấp hệ thống ngân hàng (Lê Hoài Ân): Khi tổng tài sản hệ thống ngân hàng Việt Nam đã vượt mốc 21 triệu tỉ đồng và áp lực tăng trưởng tín dụng ngày càng lớn, việc ban hành Thông tư 14 không chỉ là bước chuyển mình cần thiết mà còn là cuộc cách tân trong hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng.
Chuẩn bị cho trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu hưởng lợi (Thân Trọng Lý - Lê Thị Minh Châu): Các doanh nghiệp được thành lập trước thời điểm luật có hiệu lực (ngày 1-7-2025) không bắt buộc phải kê khai ngay lập tức thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi. Tuy nhiên, nghĩa vụ này sẽ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp gần nhất sau thời điểm luật có hiệu lực.
Giấc mơ thời trang mặc “thơm” (Hồ Nguyên Thảo): Câu chuyện khai thác loại sợi dứa bản địa tại Việt Nam mới chỉ là bước mở đầu, nền tảng cơ bản cho phát triển bền vững của dệt may và thời trang Việt Nam, khi tỷ lệ nội địa hóa nguyên vật liệu của ngành hiện chỉ ở mức 25-30%.
Con đường tiếp theo của tiền số sau khi Mỹ có luật (Vũ Quang Việt): Việc Mỹ ban hành Đạo luật Genius Act 2025 đánh dấu bước ngoặt trong quản lý tiền số. Nhưng phía sau dấu mốc lập pháp này là hàng loạt câu hỏi về thực thi, giám sát và vai trò của Chính phủ Mỹ trong một trật tự tài chính đang thay đổi, với sự hiện diện ngày càng rõ nét của tiền số.
Phố Wall tăng tốc vào kỷ nguyên tiền số stablecoin (Song Thanh): Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký thông qua Đạo luật về tiền số giá cố định (stablecoin), với tên gọi Genius Act 2025, đã chính thức mở ra kỷ nguyên mới cho ngành tài chính Mỹ khi các ngân hàng lớn tại Phố Wall bắt đầu những bước chuyển mình để thích nghi với thế giới tiền số.
Về nơi mình chưa từng lớn lên (Trầm Bích): Có những người về lại nơi chốn cũ như một cuộc tìm về ký ức. Có người lại về như kẻ hành hương đi tìm căn cước. Còn với Linh Rateau, đó là một cuộc trở lại nơi mình chưa từng lớn lên - Việt Nam, nơi nửa dòng máu chị vẫn chảy giữa những năm tháng tuổi thơ lớn lên ở trời Âu.
Hợp đồng lao động cho người quản lý: Sơ suất nhỏ, rủi ro pháp lý lớn (Nguyễn Hữu Phước): HĐLĐ cho người quản lý là một lĩnh vực pháp lý phức tạp và đầy cạm bẫy nếu không được thiết kế đúng luật và đúng bản chất. Ranh giới giữa người lao động và người quản lý rất mong manh, nhưng lại có thể tạo ra hậu quả pháp lý sâu rộng nếu không được nhận diện và xử lý cẩn trọng.
Giá cà phê và lượng hàng tồn kho (Nguyễn Quang Bình): Giá cà phê kỳ hạn và thị trường nội địa chưa dừng tuột dốc. Vấn đề tồn kho cà phê chắc chắn ảnh hưởng rất nhiều đến hướng giá thị trường. Câu chuyện này đang trở thành đề tài thảo luận sôi nổi của ngành cà phê toàn cầu.
Kiệt sức đuổi bắt xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (Nguyễn Lương Sỹ): Ranh giới giữa xâm phạm và không xâm phạm trong quyền sở hữu trí tuệ đôi khi rất mong manh. Đó là lý do mà vùng xám pháp lý trên thực tế khó có được đáp án cuối cùng. Nhưng dĩ nhiên, pháp luật các quốc gia cũng không thể nào nhắm mắt làm ngơ, mà đều sẵn sàng biện pháp cần thiết để răn đe những kẻ xâm phạm cứng đầu.
Những cơn bão có thể lớn hơn và phức tạp (Anh Vũ): Kéo dài nắng nóng đồng nghĩa với nước bốc hơi mạnh hơn, mặt biển ấm hơn, bầu khí quyển nặng hơn, những cơn bão có thể lớn hơn và phức tạp hơn và nhất là xuất hiện nhiều trận mưa đột ngột đổ nhanh, ào ạt đến độ con người không kịp trở tay.
Giảm ngập cho Cần Thơ và các đô thị ĐBSCL: Từ chuyện nước đến chiến lược phát triển (Nguyễn Hữu Thiện): Muốn giảm ngập hiệu quả, đầu tiên là phân biệt rõ giữa ngập do mưa và ngập do thủy triều, bởi đây là hai dạng hoàn toàn khác nhau, cả về nguyên nhân lẫn giải pháp.
Bị phản ứng stress cấp là sao? (TS.BS. Phạm Minh Triết): Phản ứng stress cấp là cách mà não và cơ thể phản ứng với sang chấn, như thể chuông báo động được bật lên toàn lực. Hệ thần kinh tự động chuyển sang chế độ “chống lại hay bỏ chạy”: tim đập nhanh hơn, thở gấp, cơ bắp căng cứng, sự tập trung thu hẹp.
Trong cuộc “khủng hoảng cộng hưởng” (Nguyễn Vĩnh Nguyên):“Không phải là Quá Ít mà là Quá Nhiều khiến cho xã hội chúng ta trở nên bệnh hoạn”. Đây là câu cuối cùng trong cuốn sách Sự biến mất của nghi thức (nguyên tác tiếng Đức:Vom Verschwinden der Rituale) của tác giả người Đức gốc Hàn - Byung-Chul Han, ông cũng là nhà nghiên cứu và diễn giải triết học đang có ảnh hưởng lớn tại châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.
Kinh tế Trung Quốc và khủng hoảng sản xuất dư thừa (Lạc Diệp): Khi nhắc đến kinh tế Trung Quốc, người ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh một công xưởng khổng lồ tràn ngập hàng hóa phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đằng sau thành tựu tăng trưởng này lại là một thực tế gai góc: hiện tượng sản xuất dư thừa đã và đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất với cường quốc kinh tế thứ hai thế giới.
Bằng thạc sĩ giờ là bằng cử nhân mới (Nguyễn Vũ): Ở Trung Quốc, giới trẻ xem bằng thạc sĩ là bằng cử nhân mới, ý nói lấy được bằng thạc sĩ mới được xem là học xong đại học. Lý do không phải vì họ chuộng bằng cấp, đơn giản chỉ vì tốt nghiệp cử nhân xong họ không kiếm được việc làm nên chưa thể ra đời như cha ông.
Mời bạn đọc đón xem!