Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 32-2021: Làm sao để ‘sống chung’ với dịch?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

KTSG số 32-2021: Làm sao để ‘sống chung’ với dịch?

Tòa soạn KTSG

(KTSG Online) – Hậu quả lâu dài của Covid mãn tính cho thấy quan điểm cứ để lây nhiễm lan tràn và đạt tới miễn nhiễm cộng đồng một cách tự nhiên là nguy hiểm. Hơn thế, một số nhà khoa học cho rằng không thể đạt đến tình trạng miễn nhiễm cộng đồng hoàn toàn. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần hiểu “sống chung với dịch” như thế nào?, và Việt Nam cần phải làm sao để có thể “sống chung” lâu dài với dịch theo nghĩa đó?

Theo tác giả Trần Quốc Hùng của bài viết có tựa đề Làm sao để sống chung với dịch Covid-19? trên KTSG sáng mai (5-8), trước mắt, Việt Nam phải tăng tốc tiêm ngừa. Nhưng để giới hạn những hậu quả kinh tế – xã hội tiêu cực về lâu dài thì rất cần phải tăng bội chi ngân sách để tài trợ các chương trình chống dịch, yểm trợ sản xuất nhu yếu phẩm và cứu trợ dân chúng.

Còn theo TS. Nguyễn Minh Hòa, tác giả bài Ổn định đời sống cho cuộc chiến chống dịch lâu dài, cần ban hành các cách thức chống dịch nhưng không đóng băng cuộc sống người dân. Nhìn vào những dòng người chạy xe máy từ TPHCM trở về quê, nói chính xác thì họ đã vi phạm quy định chống dịch, nhưng việc các lực lượng chức năng đã có những sự hỗ trợ họ trên hành trình về quê, đó chính là sự “linh hoạt” đầy thấu cảm.

Ở bài Hợp tác y tế công – tư: Rất cần thiết nhưng phải có nguyên tắc, theo các tác giả Ngô Nguyễn Thảo Vy – Nguyễn Quốc Hùng, việc kêu gọi các tổ chức y tế tư nhân vào các hoạt động phòng, chống dịch cần xác lập những nguyên tắc cơ bản để có thể hợp tác hiệu quả.

Và nhóm tác giả Trần Hùng Sơn – Hồ Hữu Tín thì tập trung vào tầm quan trọng của công nghệ và dịch vụ số trong việc duy trì các hoạt động của chính phủ, doanh nghiệp và xã hội, đảm bảo tính liên tục và kết nối cũng như chuyển đổi kinh tế bền vững (bài Các nước kích thích số cho kinh tế trong đại dịch như thế nào?).

KTSG số 32-2021: Làm sao để 'sống chung' với dịch?

Các bài viết khác:

Thuận theo quy luật (mục Ý kiến): Thiết tưởng việc vận hành xã hội trong giai đoạn chống dịch Covid-19 nên thuận theo các quy luật đã có, đã thành nếp.

Thống kê chi ngân sách và thống kê GDP (TS. Vũ Quang Việt): Cần thiết có một trình tự điều chỉnh, tức là tính lại số liệu GDP thường xuyên.

Con số 3,068 triệu tỉ đồng từ đâu ra (Bùi Trinh): Tỷ lệ giữa đầu tư so với GDP và tiết kiệm quốc gia so với GDP chênh lệch từ 6-8 điểm phần trăm. Như vậy trong 5 năm, từ 2021-2025, vay 3,068 triệu tỉ đồng là hợp lý để bù đắp vào khoản thiếu hụt trong tiết kiệm quốc gia để đầu tư.

Khung pháp lý cho quan hệ lao động trong đại dịch (Trần Văn Trí): Với tình hình dịch Covid-19 bùng phát rộng, một câu hỏi cấp bách cần lời giải: làm thế nào để cân bằng lợi ích ba bên gồm người sử dụng lao động – người lao động – cơ quan nhà nước, mà vẫn đảm bảo pháp luật được tuân thủ?

Khi thành viên “lớn” của công ty… trót dại (Trương Trọng Hiểu): Khi thành viên thứ hai triệu tập đến lần thứ ba rồi thì thành viên thứ nhất cần phải miễn cưỡng bước đến. Nếu không, thành viên thứ hai có thể thông qua bất kỳ quyết định gì, kể cả quyết định phế truất chức danh chủ tịch HĐTV lẫn giám đốc của thành viên thứ nhất.

Phòng ngừa nguy cơ tranh chấp… app icon (Nguyễn Ái Nhi – Lưu Minh Sang): Bảo vệ biểu tượng ứng dụng (app icon) khỏi những hành vi xâm phạm và tranh chấp là vấn đề mà các doanh nghiệp cần lưu ý ngay từ khi bắt đầu quá trình khai thác thương mại nó.

VN-Index và tháng 7 “ảm đạm”! (Thanh Thủy): Đại dịch, giãn cách ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh, tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư chứng khoán.

Bức tranh lợi nhuận quí 2 khả quan, thách thức dồn về nửa cuối năm (Triêu Dương): Công bố kết quả kinh doanh quí 2 sơ bộ cho thấy đa số doanh nghiệp niêm yết có lợi nhuận tăng trưởng so với cùng kỳ, trong đó, không ít doanh nghiệp thậm chí đã sớm hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay.

Doanh nghiệp cao su “thắng lớn” (Linh Trang): Nhờ giá cao su tự nhiên tăng mạnh trên thị trường thế giới, ngành cao su là một điểm sáng trong mùa báo cáo tài chính bán niên 2021: xuất khẩu hơn 714.000 tấn, trị giá khoảng 1,2 tỉ đô la Mỹ, tăng hơn 88% so với cùng kỳ năm 2020.

Thay đổi về chiến lược đầu tư của các quỹ (Lê Hoài Ân – Nguyễn Duy Khánh): Thị trường chứng khoán tăng mạnh trong sáu tháng đầu năm đã giúp các quỹ đầu tư có kết quả tốt, nhưng có sự phân hóa mức sinh lời, phụ thuộc từng chiến lược đầu tư khác biệt.

Xu hướng chuyển dịch trong dòng tiền gửi của ngân hàng (Thụy Lê): Dòng vốn tại các ngân hàng đang có xu hướng dịch chuyển từ tiền gửi của cá nhân sang tiền gửi của doanh nghiệp.

Vĩnh Hoàn lấn sâu vào thực phẩm nhân tạo (Hồ Nguyên Thảo): Các thương vụ đầu tư và sáp nhập của Công ty Vĩnh Hoàn là những chỉ dấu cho thấy nhà chế biến hải sản này đang tiến sâu vào địa hạt mới – thực phẩm nhân tạo.

“Định hình” doanh nghiệp trong bão Covid (Đặng Đào): Càng lúc, bão Covid càng thổi bạt sức rướn đang yếu ớt của các doanh nghiệp. Trong khi một số vẫn cố duy trì hoạt động thì phần lớn đang đi tìm sự củng cố tinh thần…

Đà Lạt thời đèn xanh, đèn đỏ (Nguyễn An Nam): Đà Lạt sẽ có 7 nút giao thông được mở rộng và lắp đặt hệ thống đèn xanh đèn đỏ. Niềm tự hào về “một thành phố không đèn xanh đèn đỏ” đã trở nên “vô duyên” khi đó lại là nguyên nhân gây nên tình trạng kẹt xe và khó kiểm soát giao thông.

Covid-19 và không gian làm việc từ xa (Lê Hữu Huy): Đại dịch khiến người ta không được phép đi đây đi đó, nhưng có những người cảm thấy an ủi vì tiết kiệm được thời gian đi lại, gia tăng thời gian làm việc.

Sau dịch, liệu có được chọn nơi làm việc đạt năng suất cao nhất? (Phạm Hải Chung): Nhiều tổ chức tin rằng lực lượng lao động của họ đã có thể làm việc từ xa thành công. Xu hướng tương lai sẽ là việc trao quyền cho người lao động suy nghĩ và làm việc ở nơi họ có năng suất cao nhất.

Câu chuyện thay đổi (Lê Minh Hoan): Đứng trước dòng chảy thay đổi, mỗi người có sự lựa chọn riêng. Lựa chọn hôm nay tạo nên kết quả ngày mai. Có một điều không bao giờ thay đổi đó chính là sự thay đổi. Thế thì tại sao chúng ta lại không sẵn sàng cho mọi sự thay đổi?

Sao cứ phải loay hoay với “thiết yếu” và “không thiết yếu” (Song Nghi): Các vướng mắc trong phòng chống dịch Covid-19 cần giải quyết theo hướng tìm công thức tổng quát để giải quyết tận gốc vấn đề thay vì sa đà vô các tiểu tiết.

Tìm lời đáp cho bài toán tiếp cận công bằng vaccin (Yên Minh): Tổng giám đốc WTO cảnh báo sự chênh lệch trong tỷ lệ tiêm vaccin ngừa Covid-19 trên toàn cầu có thể ảnh hưởng đến đà phục hồi của kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, các đơn vị có liên quan mong Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa Luật Dược để phục vụ cấp phép khẩn cấp lưu hành vaccin phòng dịch Covid-19.

Thông tin mạng dưới nhãn quan luân lý và pháp luật (LS. Lê Quang Vy): Tin giả gặp thời mạng xã hội phổ biến toàn cầu thì như cá gặp nước. Chúng không chỉ làm tổn hại uy tín danh dự của tổ chức, nhân phẩm của cá nhân mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục.

Đường hồi hương ngổn ngang tâm sự (Trần Thanh Bình): Những chuyến hồi hương của hàng chục ngàn người từ vùng dịch mang theo bao nhiêu là câu chuyện. Và nỗi lo sợ mơ hồ của cộng đồng ở quê nhà khiến chuyến về của họ thiếu đi sự bảo bọc, ấm áp tình thân như những chuyến về quê trong hoàn cảnh bình thường.

Sức khỏe: Bệnh gút mà không good (BS. Trần Thị Thanh Tú): Gút – vua của các cơn đau. Và ai bảo gút chỉ “đụng độ” với khớp?

Trang Kinh tế thế giới:

Vì sao Trung Quốc siết các doanh nghiệp công nghệ (Nguyễn Vũ): Lý giải phổ biến nhất (nhưng không đầy đủ) cho việc Trung Quốc bóp nghẹt các doanh nghiệp công nghệ là chính phủ nước này muốn kiểm soát “dữ liệu lớn”, không để chúng ở trong tay các công ty công nghệ.

Kinh tế phương Tây dần sống chung được với dịch (Song Thanh): Các nền kinh tế phương Tây dần thích ứng với diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, sự phục hồi không đồng đều, và vaccine là yếu tố làm nên sự khác biệt.

Giới đầu tư cân nhắc lại cổ phiếu doanh nghiệp Trung Quốc (Lạc Diệp): Một tuần qua, hơn 1.000 tỉ đô la Mỹ bốc hơi trên các sàn giao dịch chứng khoán sau những tác động từ chính sách quản lý của giới chức Trung Quốc, buộc các nhà đầu tư phải cân nhắc khi đầu tư vào các cổ phiếu của doanh nghiệp Trung Quốc.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới