Thứ tư, 9/04/2025
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 42-2023: Chu kỳ nợ xấu…

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Xu hướng nợ xấu tăng nhanh trở lại là điều đã được dự báo suốt thời gian qua, trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, hoạt động doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thu nhập người lao động bị ảnh hưởng, kéo theo khả năng trả nợ suy giảm, cộng thêm các thị trường tài sản lao dốc, rơi vào thời kỳ trầm lắng.

Quay lại kích cầu tiêu dùng (mục Ý kiến): Thời gian qua chúng ta đã trải qua các cuộc khủng hoảng ngắn hạn thiếu xăng dầu, thiếu điện, kể cả thiếu vật tư thuốc men y tế. Cho dù lý do là gì đi nữa, chúng là các bài học cần lưu ý vì các nước khác cũng đang trải qua những hiện tượng như thế. Một trong những bài học đó là tập trung cho thị trường nội địa với các biện pháp kích thích tiêu dùng nhằm thúc đẩy sản xuất trong nước.

Không hạ chuẩn tín dụng (An Nhiên): “Chính sách tiền tệ, tín dụng không thể nào hạ chuẩn được. Hạ chuẩn chỉ giải quyết được trước mắt nhưng lâu dài lại “gay”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nói trong phiên họp ngày 16-10-2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 và dự kiến kế hoạch năm 2024.

Chu kỳ nợ xấu… (Triệu Minh): Sau thời kỳ nỗ lực xử lý nợ xấu và tích cực kiểm soát chất lượng tín dụng, nợ xấu tăng nhanh trở lại đang khiến không chỉ các ngân hàng mà nhà điều hành cũng phải đau đầu. Chu kỳ nợ xấu song hành theo nền kinh tế dường như khó tránh khỏi.

Đến thời giá vàng lại nhảy nhót? (Tuệ Nhiên): Trước tình hình giá vàng nhảy nhót sôi động hơn, nhu cầu lướt sóng kim loại quý này có vẻ đang quay trở lại, khi không ít nhà đầu tư mạnh tay mua vàng miếng SJC với dự đoán giá vàng này sẽ tăng mạnh hơn theo diễn biến của thị trường quốc tế.

Dữ liệu số trong kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo - Hứa hẹn khu vực tư, thách thức khu vực công (Nguyễn Quang Đồng): Phát triển được vững chắc “nền móng” dữ liệu số - ở mọi cấp độ, từ khu vực công đến khu vực tư, từ doanh nghiệp lớn đến doanh nghiệp nhỏ và vừa - sẽ là tiền đề tốt để đất nước bước vào kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo đầy thách thức.

Hướng đi nào cho chia sẻ dữ liệu giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước? (Lan Phương): Việc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp dữ liệu thường được cơ quan nhà nước giải thích là giúp hỗ trợ công tác giám sát của cơ quan nhà nước, giúp phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, giải pháp này lại tạo ra xung đột với các quy định pháp luật về quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu trí tuệ và quyền riêng tư.

Dưới góc nhìn tài chính, liệu Trung Quốc có thể thống trị thị trường xe điện toàn cầu? (Nguyễn Minh Tuấn - Nguyễn Hương Giang): Việc BYD đã vươn lên đứng đầu thế giới về số lượng xe điện sản xuất và bán ra, và dựa trên việc phân tích các yếu tố tài chính, bài viết này sẽ đánh giá tiềm lực của BYD và các nhà sản xuất Trung Quốc để phần nào trả lời câu hỏi liệu họ có thể sớm vượt lên chiếm lĩnh thị trường toàn cầu hay không?

Thận trọng chờ kết quả kinh doanh quí 3 (Thanh Thủy): Nhiều khả năng trong hai tuần cuối tháng 10, thị trường sẽ trong trạng thái thận trọng khi đón nhận mùa báo cáo kết quả kinh doanh quí 3. Đây được coi là quí cuối cùng mà tăng trưởng của hầu hết các doanh nghiệp vẫn ở mức âm so với cùng kỳ (do mức nền cao trong quí 3-2022).

Lợi nhuận quí 3 có đủ sức kéo chứng khoán phục hồi? (Triêu Dương): Mùa công bố kết quả kinh doanh định kỳ dù luôn được kỳ vọng sẽ là chất xúc tác hỗ trợ thị trường chứng khoán trong ngắn hạn, nhưng thông lệ các năm cũng cho thấy báo cáo quí 3 không chịu nhiều sức ép thúc đẩy, vì các doanh nghiệp thường có xu hướng dồn kết quả tích cực vào quí 4.

Nhiều động lực tăng trưởng cho nhóm cổ phiếu dầu khí (Linh Trang): Ngoài hiệu ứng từ đà tăng của giá dầu thế giới, nhóm cổ phiếu dầu khí được dự báo sẽ nhận được nhiều tác động tích cực từ các câu chuyện triển vọng của ngành trong thời gian tới.

Nhà đầu tư ngoại và “miếng bánh” thị trường Việt (Thanh Phong): Thách thức của Việt Nam vẫn là câu chuyện thực thi các chính sách chưa đồng bộ trong khâu thu hút vốn và quản lý dòng vốn, chẳng hạn như một số địa phương chưa triển khai đồng bộ khiến doanh nghiệp nước ngoài gặp khó khăn trong việc triển khai dự án.

Từ “thảm họa cháy” đến chủ trương không luật hóa chung cư mini (Thân Trọng Lý - Trần Thị Như Quý - Lê Thi An): Việc phân định rõ chung cư mini là loại hình nhà ở riêng lẻ của hộ gia đình, cá nhân để tránh sự “nhầm lẫn” khi áp dụng quy định pháp luật và không công nhận quyền sở hữu cho từng căn hộ trong chung cư mini theo như phiên bản dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) hiện nay là quyết định đúng đắn.

Vi phạm dữ liệu cá nhân bị xử sao? (Nguyễn Thị Kim Thanh): Nghị định 13 áp dụng cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài có liên quan đến việc xử lý dữ liệu cá nhân (DLCN) tại Việt Nam, bất kể việc xử lý DLCN được thực hiện bên trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Đằng sau xu hướng vốn FDI từ Trung Quốc (Bùi Trinh): Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan) đang ào ạt đổ vào Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Đây là cơ hội để Việt Nam bổ sung thêm nguồn vốn cho phát triển kinh tế, song cũng cần hết sức cẩn trọng bởi nhiều lẽ.

Doanh nhân thời kỳ mới… (Hoàng Hạnh): “Nếu trong môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng, bình đẳng, doanh nhân phải thể hiện tính chủ động, mạnh dạn kinh doanh trong khuôn khổ những gì pháp luật không cấm”, chuyên gia Bùi Kiến Thành trao đổi với Tạp chí Kinh tế Sài Gòn.

Người Mỹ không còn muốn đợi tới nghỉ hưu mới tận hưởng (Song Thanh): Thay vì tiết kiệm, ngày càng nhiều người Mỹ quyết định chi tiêu cho những trải nghiệm chỉ có một lần trong đời, bởi họ lo lắng rằng sau này họ có thể không còn cơ hội thực hiện điều đó được nữa.

Miền Tây xứ Nghệ cần nhanh chân hơn (Nguyễn Văn Mỹ): Đã tới đất Nghệ An, tôi quyết định đánh một vòng năm huyện Quỳ Châu, Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông của tỉnh này để khảo sát nhanh về du lịch. Tôi thật sự choáng ngợp vì trữ tài nguyên của miền Tây xứ Nghệ, từ tự nhiên cho đến nhân văn, nhiều thứ là vô đối. Ngẫm nghĩ về việc phát triển du lịch nơi đây khiến tôi vừa sốt ruột, vừa kinh ngạc, mừng vui và cả lo lắng.

Linh hoạt về văn hóa là một lợi thế cạnh tranh (Ricky Hồ): Để giảm thiểu rủi ro có thể phát sinh trong đầu tư ra nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cần tuân thủ luật pháp Việt Nam, mà cần tuân thủ luật quốc tế, luật của nước sở tại… Bên cạnh đó, sự linh hoạt về văn hóa là không thể thiếu.

Thích nghi văn hóa tạo bước đệm thành công cho doanh nghiệp (Hồ Nguyên Thảo): Ông Bradley Lalonde, Giám đốc điều Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam tại TPHCM và Đà Nẵng, có mối quan hệ gắn bó cá nhân và nghề nghiệp lâu dài với Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng với sự thích nghi văn hóa bản địa và sẽ là chìa khóa thành công của doanh nghiệp nói chung ở thị trường trong nước và khi mở rộng ở nước ngoài.

Nghị định 70 và giấy phép lao động cho người nước ngoài (Dương Tiếng Thu - Nguyễn Thị Thu Trang): Nghị định 70/2023/NĐ-CP có sửa đổi và bổ sung, có hiệu lực ngày 18-9-2023, hứa hẹn tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc tuyển dụng và quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

May mặc bền vững là chìa khóa của tương lai (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Tận dụng mọi tiềm năng, lợi thế của Việt Nam để làm thời trang bền vững là niềm đau đáu thường trực của Quách Kiến Lân, nhà sáng lập của Greenyarn.

Mẹ Đất và sự chữa lành (Huỳnh Văn Mỹ): Mẹ Đất không chỉ nuôi dưỡng con người với vô vàn vật thực trọn lành mà con chứa đựng cả một phương dược chữa lành từ thể chất đến tâm hồn.

Ngồi nghe tiếng sông chiều (Trần Thanh Bình): Có đôi lúc tạm gác qua đời sống bộn bề với những câu chuyện có thể làm nhức mình nhức mẩy, mỗi khi ra đến bến sông, với ngọn gió lành thổi bay tóc rối, sẽ tìm thấy chút an nhiên. Tiếng sông chiều ngân vọng, bất cứ đoạn nào cũng là một khoảnh khắc ghi dấu thảnh thơi.

“Văn hóa cơ hội” giết chết cơ hội phát triển (Mục Nhĩ): Câu chuyện Phú Quốc gợi chúng ta nghĩ về cái gọi là “văn hóa cơ hội” của người dân địa phương nơi điểm đến. Họ tận dụng cơ hội để thu lợi cho bản thân và họ thực sự đã vắt kiệt túi tiền lẫn sự hài lòng mà du khách vốn dĩ phải được tận hưởng.

Tiếc nhớ một thời vang bóng (Huỳnh Trọng Khang): Xem Người Đài Bắc của Bạch Tiên Dũng, độc giả Việt Nam ắt hẳn có cảm giác quen thuộc khi cùng chung một mạch cảm xúc hoài niệm tiếc thương một thời quá vãng, gợi nhớ đến Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân.

Quãng nghỉ cũng là cơ hội! (Vũ Thị Huyền Trang): Những cái “phải” cứ bám riết lấy cuộc đời chúng ta từ nhỏ cho đến tận lúc nhắm mắt xuôi tay. Ta sợ hãi đủ thứ trên đời nên không dám cho bản thân nghỉ ngơi đúng nghĩa…

Sinh viên vay và trả nợ vay: câu chuyện từ Anh Quốc (Lê Vũ Vân Anh): Câu chuyện về các khoản cho vay dành cho sinh viên tại Vương quốc Anh, có thể giúp chúng ta hiểu cách tổ chức và thực thi việc cho vay này ra sao, vai trò của các trường đại học và các tổ chức xã hội về chuyện cho vay và trả nợ vay sau đại học ở quốc gia châu Âu này...

Thị trường trái phiếu Mỹ đang có vấn đề về thanh khoản (Nguyễn Phán): Một chỉ báo xấu về kinh tế Mỹ có thể được nhìn thấy ở thị trường trái phiếu. Khi kinh tế Mỹ lâm bệnh thì kinh tế thế giới cũng khó mà khỏe và đây không phải tín hiệu tốt cho một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam.

Bí mật dự án Nessie (Nguyễn Vũ): Khi Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) kiện Amazon ra tòa, hồ sơ vụ kiện dài đến 172 trang có nhiều chỗ bôi đen. Đằng sau các dòng mực đen này chính là dự án Nessie bí ẩn của Amazon mà FTC nêu ra như một trong những cách thức nền tảng thương mại điện tử lớn nhất thế giới này chèn ép các nhà bán lẻ để duy trì vị thế độc quyền của mình.

Dữ liệu lạm phát chưa cho phép Fed tuyên bố chiến thắng (Lạc Diệp): Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 vừa công bố đã nêu bật nguy cơ lạm phát tại Mỹ có thể duy trì dai dẳng ở mức 3%, cao hơn mục tiêu 2% của Cục Dự trữ liên bang Mỹ. Điều này cũng khiến khả năng chiến thắng lạm phát trở nên xa vời hơn.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới