Thứ sáu, 3/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

KTSG số 48-2021: Bất an trái phiếu bất động sản

Tòa soạn KTSG

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Trong chín tháng đầu năm 2021, ngành bất động sản phát hành 172.000 tỉ đồng trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) nhưng có đến 80% là thuộc về các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn chứng khoán.

Để phân tích tình hình thị trường TPDN nói chung, TPDN bất động sản nói riêng đang tăng trưởng nóng, chuyên mục “Sự kiện & vấn đề” trên KTSG bản in phát hành sáng mai (25-11) mời bạn đọc đến với chủ đề “Cảnh báo trái phiếu bất động sản?” với các bài viết:

Bất an trái phiếu doanh nghiệp (TS. Võ Đình Trí): TPDN là một kênh dẫn vốn quan trọng trên thị trường tài chính. Với tốc độ phát triển và chất lượng TPDN như hiện nay, Việt Nam cần chú ý nhiều hơn nỗi lo trên thị trường TPDN khắp thế giới, đặc biệt từ Trung Quốc.

Rủi ro tăng ở nhóm doanh nghiệp chưa niêm yết (Linh Trang): Thị trường TPDN đang có rủi ro không thanh toán được gốc và lãi khi trái phiếu đến hạn, nhất là đối với nhóm doanh nghiệp bất động sản. Điều này càng trở nên có cơ sở khi thanh khoản của thị trường bất động sản có xu hướng giảm trong thời gian gần đây.

Cảnh báo gì từ trái phiếu của doanh nghiệp bất động sản? (Thụy Lê): Bất kỳ xu hướng tăng trưởng nóng nào cũng để lại những hậu quả khó lường nếu không được kiểm soát tốt. Bài học từ hàng loạt doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc bị vỡ nợ trái phiếu gần đây là minh chứng rõ nhất.

Các đề tài kinh tế - văn hóa - xã hội khác trên cùng số báo:

Không nên nói “huy động vốn trong dân” (mục Ý kiến): Đã đến lúc phải cân nhắc tránh dùng cụm từ “huy động vốn trong dân” vì nó vừa không chính xác, vừa tạo ra ấn tượng sai lệch là Nhà nước muốn lấy tiền của dân để phục vụ cho các mục tiêu kinh tế, đẩy phần thiệt thòi về cho người dân.

Tư duy “đóng, mở” (Hồ Quốc Tuấn): Tư duy “mở, đóng” và đùn đẩy trách nhiệm cho doanh nghiệp trong trường hợp số ca bệnh tăng sẽ khiến cho tiến trình mở cửa kinh tế khó khăn hơn. Nó không chỉ lãng phí nguồn lực mà còn gây tổn thất niềm tin của doanh nghiệp và người lao động.

Xin đừng “thắng gấp, quay đầu” (Song Nghi): Trong phòng chống dịch, an toàn là ưu tiên số 1. Nhưng nếu chính quyền không vội vã ban hành các quyết định để rồi phải thu hồi thì người dân và doanh nghiệp sẽ tránh được những thiệt hại không đáng có.

Có thể “nhắm mắt” tiếp tục ưu đãi phí trước bạ với ô tô nội? (Quốc Hùng): Việc kích cầu cho ngành ô tô nội địa thông qua cơ chế giảm lệ phí trước bạ rất có thể sẽ vi phạm các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.

Điệu luân vũ của vàng (Nguyễn Bảo Quốc): Vàng sốt giá và trong tháng này đã vọt qua mốc 62 triệu đồng/lượng của tuần đầu tháng 8 năm ngoái. Điều gì đã khiến vàng “lên huyết áp” đột ngột như vậy?

Dòng tiền “cuồn cuộn” đổ vào TTCK (Thanh Thủy): VN-Index vừa trải qua một tuần đầy “cảm xúc”. Chỉ số HNX-Index và UpCom-Index vẫn cho thấy sức hút đối với dòng tiền đầu cơ ngắn hạn khi tiếp tục tăng lần lượt 2,8% và 2,3%.

Chứng khoán điều chỉnh là cơ hội tái cơ cấu danh mục (Triêu Dương): Việc hàng loạt cổ phiếu vốn hóa nhỏ thuộc nhóm hàng đầu cơ tăng trần liên tiếp cho thấy đà đi lên thiếu bền vững của thị trường và cũng là tín hiệu báo động khả năng điều chỉnh của thị trường đang đến gần.

Dòng tiền có quay lại cổ phiếu “vua”( Đăng Linh): Diễn biến giá của nhóm cổ phiếu “vua” không mấy tích cực khi so với đầu tháng 7-2021. Hiện nhiều cổ phiếu ngân hàng đã giảm không dưới 10%, thậm chí nhiều mã còn giảm 15-20%.

Dệt may đứng trước thách thức chuyển đổi (Quốc Hùng): Đơn hàng dệt may đang quay trở lại, nhưng các doanh nghiệp còn phải đối mặt với nhiều thách thức nội tại trước yêu cầu khôi phục sản xuất đi cùng áp lực đảm bảo an toàn cho người lao động trước dịch bệnh.

“Một Thiên Long” đã sẵn sàng… (Thanh Phương trò chuyện với bà Trần Phương Nga - CEO Thiên Long Group): Với những thay đổi trong nhận thức lẫn hành động để phù hợp xu thế tiêu dùng cùng với chuyển đổi số toàn diện, Thiên Long lạc quan nhưng không chủ quan trên chặng đường chinh phục mục tiêu doanh số 10.000 tỉ đồng vào năm 2026.

Tiêu dễ gì… tiêu! (Nguyễn Quang Bình): Hồ tiêu rớt giá, nhiều nông hộ nản lòng, không màng chăm sóc.

Chuyện của những người mạnh lên sau “bão” (Minh Duy gặp gỡ ông Phùng Tuấn Đức, Tổng giám đốc Gojek Việt Nam): Gojek đang ở thời điểm mạnh nhất và đã sẵn sàng cho những thử thách và thay đổi của thị trường.

Sinh trắc học giọng nói và niềm tin trong tiếp thị doanh nghiệp (Lê Hữu Huy): Đại dịch Covid-19 cũng đã khiến nhiều doanh nghiệp phải nhanh chóng tìm kiếm giải pháp tồn tại trong kinh doanh bằng các ứng dụng công nghệ sinh trắc học giọng nói.

Có một Huế với các phim trường, tại sao không? (Nhân Tâm): Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22 ở Thừa Thiên Huế một lần nữa nhen nhóm cơ hội quảng bá du lịch cho miền Trung qua điện ảnh.

EVFTA sau một năm thực hiện: cần tiếp tục thay đổi để phát huy lợi thế (TS. Nguyễn Đức Thành): Năm đầu tiên thực hiện EVFTA lại là năm mà thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề của Covid-19. Kết quả thương mại do EVFTA mang lại có thể bị che khuất bởi hậu quả từ đại dịch.

Năm đầu thực hiện EVFTA: Vẫn là vấn nạn dư lượng hóa chất (Nguyễn Duy Nghĩa): Hàng nông thủy sản Việt Nam xuất đi châu Âu vẫn bị trả về và bị thu hồi do dư lượng các chất có hại. Ngày 3-11, Ủy ban châu Âu đã thông báo sửa đổi quy định về việc áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp một số thực phẩm nhập khẩu vào EU.

Bản quyền hình ảnh: thế nào để… không phạm luật? (Lê Thiên Hương): Khi hiểu rõ cơ chế bảo vệ cũng như ngoại lệ của luật về bản quyền, có thể thấy luật bản quyền không cứng nhắc mà linh hoạt phù hợp với các nhu cầu chung của cộng đồng.

Sàn giao dịch 300 tỉ đô la Mỹ không có trụ sở (Nguyễn Vũ): Binance hiện là sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới. Việc Binance không có một địa chỉ trụ sở cụ thể làm đau đầu nhiều nhà quản lý, vì họ không biết ai chịu trách nhiệm tổng thể công ty.

Quan hệ thương mại Mỹ - Trung sau hội nghị thượng đỉnh: Hạ nhiệt căng thẳng nhưng chưa thể tạo ra cú hích (Song Thanh): Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến người tiêu dùng ở cả hai nước chịu thiệt hại khi mua hàng hóa từ bên còn lại. Thuế quan leo thang cũng tạo ra những đứt gãy trong chuỗi cung ứng hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng trên toàn thế giới.

“Liều thuốc trợ lực” mạnh có giúp kinh tế Nhật phục hồi? (Lạc Diệp): Chính phủ Nhật Bản đã thông qua gói kích thích kỷ lục nhằm phục hồi nền kinh tế sau đại dịch Covid-19. “Liều thuốc trợ lực” này liệu có đủ để giúp nền kinh tế lớn thứ ba vượt qua giai đoạn khó khăn?

Nhận diện kinh tế Trung Quốc sau Đại hội 20 (TS. Phạm Sỹ Thành): Kể từ khi “tư tưởng Tập Cận Bình trong thời đại mới” được đưa vào điều lệ Đảng tại Đại hội 19, vai trò dẫn dắt của Đảng cộng sản Trung Quốc đã được đặt ở vị trí đầu tiên trong 14 phương lược của tư tưởng này. Các nội dung thảo luận về kinh tế đứng vị trí thứ ba trong các buổi “học tập tập thể” được tổ chức dành cho Bộ Chính trị.

Eugénie tự do (Việt Linh): Phim Eugénie Grandet của Marc Dugain gây chông chênh cho người xem vì… quá khác nguyên bản cùng tuyên ngôn vì một nhân loại có trách nhiệm hơn, bình đẳng hơn cho phụ nữ.

Lời phê buồn 25 năm! (Nguyễn Hoàng Chương): Lời phê ngắn ngủi trong một chữ “lười” của người thầy đã thành nỗi buồn dài 25 năm của học trò. Không chừng một sự vô tâm nhỏ có khi lại ảnh hưởng không hay đến nhiều việc về sau, hơn nữa, một phần lại “do thầy mà ra”.

Thông minh hay hạnh phúc, chọn cửa nào? (Thanh Thảo): Sống trong một thành phố cấu trúc “hai trong một”: thông minh và hạnh phúc, là một mơ ước chính đáng.

Mướp (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Ước mình được như cây mướp, suốt đời làm việc cật lực vì cuộc sống và vì cộng đồng, cả sau khi chết thì hồn mướp vẫn ở trong xơ: đa dụng, bền bỉ góp sức cho đời.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới