Thứ sáu, 17/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Mâu thuẫn về quản lý BĐS trong Luật quản lý tài sản công

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mâu thuẫn về quản lý BĐS trong Luật quản lý tài sản công

Lan Nhi

Mâu thuẫn về quản lý BĐS trong Luật quản lý tài sản công
Khu đất vàng 80 Lý Thường Kiệt (Hà Nội) trước đây là tài sàn Nhà nước giao cho Tổng công ty Đường sắt quản lý, sử dụng đã được doanh nghiệp này cho thuê, sau đó định giá thấp và liên kết, chuyền quyền điều hành, kiểm soát cho một doanh nghiệp tư nhân. Ảnh: TL

(TBKTSG Online) - Ủy ban Tài chính - Ngân sách (Quốc hội) đề nghị các loại tài sản công được đầu tư từ ngân sách sau thời điểm Luật quản lý tài sản công có hiệu lực sẽ chỉ nhằm phục vụ lợi ích công. Trong khi đó dự luật lại cho phép các bất động sản đã giao cho các tổ chức chính trị-xã hội và nghề nghiệp lại được cho thuê, liên doanh, liên kết như đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Luật quản lý tài sản công là một dự án luật rất rộng, do Nhà nước có quá nhiều hình thái tài sản khác nhau, trong đó có nhiều tài sản không hoặc chưa xác định được giá trị.

Tuy nhiên, đã là tài sản công, nếu phục vụ công tác quản lý của Nhà nước, cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ lợi ích quốc gia hay các mục đích công khác, hoặc phục vụ mục đích thương mại thì phải quy định cho phù hợp về điều kiện sử dụng, trên cơ sở tách bạch chủ thể quản lý, sử dụng, nhằm tối ưu hóa hiệu quả. 

Cũng vì mục đích đó, Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho rằng, các loại tài sản công được đầu tư từ ngân sách sau thời điểm luật này có hiệu lực sẽ chỉ nhằm phục vụ mục đích quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công, không được đưa vào kinh doanh.

Tuy nhiên, một điểm mâu thuẫn với việc thẩm tra này lại không được Ủy ban Tài chính-Ngân sách đề cập đến hay phân tích về việc có cho phép thực hiện hay không. Đó là dự thảo luật quy định Chính phủ tổ chức, sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đã được giao đảm bảo đúng mục đích, tiêu chuẩn. Trường hợp tài sản công không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức, chế độ phải được thu hồi đưa vào khai thác thương mại nhằm tăng thu cho ngân sách. Đồng thời, dự luật lại cho phép các bất động sản đã giao cho các tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức nghề nghiệp thì chuyển từ cơ chế áp dụng như cơ quan Nhà nước theo luật hiện hành sang cơ chế cho phép tổ chức được khai thác bất động sản được nhà nước giao theo hình thức kinh doanh dịch vụ, cho thuê, liên doanh, liên kết như chế độ áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, nếu điều khoản này được thông qua và cơ quan thẩm tra không có ý kiến gì thì vô tình luật mới đã giúp nhiều tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức nghề nghiệp hiện đang được giao tài sản nhà nước với giá cho thuê rẻ, ở các vị trí đắc địa song không có khả năng kinh doanh đã “bắt tay” với nhiều đơn vị ngoài nhà nước khai thác, cho thuê các tài sản này như tình trạng sử dụng lãng phí tài sản công kéo dài trong thời gian qua mà ngân sách lại thất thu.

Ngay trong phần thảo luận về luật này cuối phiên 31-10, đại biểu Hồ Đức Phớc –Tổng Kiểm toán Nhà nước đã đề nghị bỏ quy định này cũng như quy định cho phép các cơ quan Nhà nước (đơn vị sự nghiệp) được sử dụng các văn phòng, trụ sở, hội trường… để cho thuê. Theo ông Phớc, nếu cho phép các cơ quan tổ chức được giao tài sản công mà cho thuê thì sẽ có tình trang chạy theo lợi ích để gia tăng diện tích cho thuê trong khi kiểm soát việc sử dụng số tiền cho thuê thực thu thế nào lại rất khó.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới