Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp dịch vụ ASEAN

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp dịch vụ ASEAN

T.Thu

Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp dịch vụ ASEAN
Khách du lịch Canada thử các công việc của người trồng rau tại làng rau Trà Quế, tỉnh Quảng Nam – Ảnh: Đào Loan

(TBKTSG Online) – Trong các năm tới, thị trường dịch vụ Việt Nam sẽ được mở rộng thêm cho các doanh nghiệp ASEAN theo cam kết thực hiện Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ (AFAS).

Đến nay, các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam cho doanh nghiệp ASEAN theo AFAS nhìn chung có mức độ cam kết tương tự như cam kết khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, Việt Nam sẽ mở thêm nhiều ngành dịch vụ cho doanh nghiệp ASEAN và theo kế hoạch đến năm 2015, các cam kết về tự do hoá dịch vụ trong ASEAN sẽ đi xa hơn nhiều các cam kết của Việt Nam đối với WTO.

Hiện Việt Nam đã tham gia 5 vòng đàm phán và đưa ra 7 gói cam kết về tự do hoá thị trường dịch vụ theo AFAS. Trong gói thứ 7, Việt Nam cam kết  mở cửa thêm cho một vài phân ngành mà chưa cam kết khi gia nhập WTO, như dịch vụ lau dọn toà nhà…, theo ông Lê Triệu Dũng, Trưởng phòng ASEAN, Vụ Chính sách thương mại đa biên của Bộ Công Thương.

Dự kiến gói cam kết thứ 8 của phía Việt Nam sẽ được hoàn tất vào tháng 2-2012, với mức độ cam kết tương đương như cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và bổ sung thêm một số phân ngành mới. Hiện chỉ có Thái Lan, Malaysia và Singapore đã hoàn tất gói cam kết này, còn lại 7 nước, trong đó có Việt Nam, chưa hoàn tất.

Cho đến năm 2015, đối với các dịch vụ ưu tiên tự do hoá, gồm y tế, du lịch, vận tải hàng không và e-ASEAN (thương mại điện tử), tỷ lệ góp vốn của nước ngoài tại các công ty dịch vụ của Việt Nam là 51% vào năm 2008 và 70% vào năm 2010. Đối với dịch vụ logistics, tỷ lệ góp vốn của nước ngoài là 49% năm 2008 và 70% năm 2013; đối với dịch vụ phi ưu tiên là 51% vào năm 2010 và 70% năm 2015. Ngoài ra, việc cung cấp dịch vụ qua biên giới và tiêu dùng ở nước ngoài sẽ không hạn chế.

Ông Dũng cho rằng, từ trước đến nay doanh nghiệp Việt Nam ít quan tâm đến các cam kết dịch vụ, đầu tư của Việt Nam trong các hiệp định song phương và đa phương. Do vậy, ông lưu ý doanh nghiệp trong nước phải chú ý đến các cam kết này khi làm ăn với các đối tác đến từ các nước ASEAN. Ngoài ra, trong thời gian tới, khi Việt Nam tham gia ký kết hiệp định thương mại với EU, hay Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc mở cửa dịch vụ cũng sẽ rất quan trọng.

Theo một biểu đồ do Vụ Chính sách thương mại đa biên cung cấp tại hội thảo được tổ chức ngày 27-12 tại TPHCM, từ năm 2000 đến năm 2008, mức thâm hụt trong hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam liên tiếp tăng cao. Chỉ riêng năm 2009, xuất nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam sụt giảm do suy thoái kinh tế toàn cầu.

Theo niên giám thống kê năm 2010 của Tổng cục Thống kê, xuất khẩu dịch vụ của Việt Nam trong năm 2010 ước đạt 7,4 tỉ đô la Mỹ; trong đó, xuất khẩu dịch vụ du lịch chiếm gần 60%, và dịch vụ vận tải chiếm 30%. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ của Việt Nam trong năm 2010 ước đạt trên 8,3 tỉ đô la Mỹ; trong đó nhập khẩu dịch vụ vận tải chiếm trên 60%, tiếp đến là dịch vụ du lịch chiếm trên 17%.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới