Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

MoMo: Lợi thế của mạng lưới 4.000 điểm giao dịch tài chính

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

MoMo: Lợi thế của mạng lưới 4.000 điểm giao dịch tài chính

Tâm An

Mỗi kỳ thu tiền điện, hàng trăm nhân viên của Công ty Điện lực TPHCM phải đến tận nhà của khách hàng để thu nợ. Nếu may mắn, khách hàng có nhà thì nhân viên chỉ cần đi lại một lần. Nhưng nếu không, số lượt đi về có thể là hai, ba. Thậm chí, nhân viên ngành điện còn phải làm việc ngoài giờ để thu hồi công nợ. Đây là vấn đề không chỉ xảy ra đối với ngành điện mà còn với nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khác. Nhưng, những chuyện này đã được giải quyết khi Công ty Điện lực TPHCM sử dụng dịch vụ thu hộ MoMo. Điều thú vị là các khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn để thực hiện nghĩa vụ trả nợ này qua MoMo.

MoMo: Lợi thế của mạng lưới 4.000 điểm giao dịch tài chính
MoMo đang có kế hoạch tăng số điểm giao dịch từ 4.000 điểm hiện nay lên 10.000 điểm tại tất cả các xã thuộc các tỉnh thành trên cả nước.

Dịch vụ thu hộ của MoMo

Ông Nguyễn Bá Diệp, Phó chủ tịch Hội đồng quản trị MoMo, cho biết các khách hàng của công ty điện lực, dù có hay không có tài khoản ngân hàng, có hay không có điện thoại thông minh đều có thể thanh toán tiền điện rất đơn giản.

Với những khách hàng không có tài khoản ngân hàng, việc cần làm chỉ là tìm đến một trong hàng ngàn cửa hàng MoMo hiện diện trên địa bàn TPHCM để giao dịch. Đó có thể là cửa hàng tạp hóa ở đầu hẻm hay cửa hàng điện thoại nằm ngay trên đường đi làm về. Ở đó, khách hàng không cần phải gửi xe, lấy phiếu rồi lấy số thứ tự, chờ đến lượt để được phục vụ như những điểm thu hộ tiền điện khác (chẳng hạn như ngân hàng) mà chỉ cần đậu xe, gặp chủ cửa hàng, nói thông tin cần thiết. Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 3-5 phút. Đặc biệt, các cửa hàng MoMo hoạt động từ 7 giờ 30 phút sáng đến 9 giờ đêm mỗi ngày, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và ngày lễ nên có thể đáp ứng được nhu cầu của những người làm việc hành chính hay ca kíp luôn ngặt nghèo về thời gian. Còn với người có tài khoản ngân hàng, có điện thoại thông minh, mọi việc càng đơn giản. Chỉ với một thao tác bấm chọn (one touch payment), tiền sẽ được chuyển đến nơi cần đến mọi lúc, mọi nơi. “Cách đây vài năm, khi chúng tôi mời Điện lực TPHCM sử dụng dịch vụ thu hộ, họ cũng đã rất nghi ngại. Hôm nay, với hàng trăm tỉ đồng tiền điện thu qua MoMo, chúng tôi đã chứng minh được cách làm của mình thực sự mang đến sự tiện lợi cho khách hàng sử dụng điện”,ông Diệp chia sẻ.

Theo ông Diệp, hầu hết các doanh nghiệp có hệ thống phân phối hoặc khách hàng trải rộng trên phạm vi toàn quốc đều gặp các vấn đề liên quan đến thu tiền, chuyển tiền. Việc chấp nhận thanh toán bằng tiền mặt trong toàn bộ hệ thống sẽ tốn rất nhiều chi phí quản lý, nhân sự trong việc chuyển và nhận tiền thanh toán của khách hàng, đại lý.

Các công ty tài chính tiêu dùng như Home Credit, FE Credit, Prudential Finance… đã hợp tác với MoMo như một kênh chủ lực để thu hộ các khoản vay tài chính cá nhân trên toàn quốc. Với hệ thống 4.000 điểm giao dịch của MoMo hiện diện tại 45 tỉnh, thành phố (bình quân mỗi xã, phường có một điểm giao dịch) thì khách hàng của các công ty này không cần đi xa như trước để thanh toán các khoản vay.

Đáp ứng nhu cầu chuyển tiền nhỏ của các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, MoMo đã phối hợp với Vietcombank để triển khai dịch vụ chuyển tiền mặt tại các điểm giao dịch. Khách hàng có thể đến điểm giao dịch MoMo để gửi tiền hoặc nhận tiền mặt, tương tự như dịch vụ của bưu điện.

“Chúng tôi có thể nói rằng, giá trị, lợi thế của MoMo chính là hệ thống 4.000 điểm giao dịch, lớn hơn bất kỳ hệ thống mạng lưới giao dịch hiện hữu nào và đang phục vụ hơn 1,5 triệu khách hàng. Nó tiện lợi đến mức mọi người chỉ cần bước chân ra khỏi nhà là đã gặp MoMo”, ông Diệp tự tin chia sẻ.

Đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán trên MoMo:ăn uống, vận tải, siêu thị

Bên cạnh việc thu hộ tại các điểm giao dịch, MoMo còn cung cấp cho doanh nghiệp và cá nhân giải pháp thanh toán trực tuyến thông qua ứng dụng ví MoMo.

Tại Hà Nội, MoMo đã hợp tác với hãng vận tải VIC Taxi, theo đó, các khách hàng khi dùng taxi của hãng này có thể dễ dàng trả tiền xe qua ứng dụng MoMo. Bên cạnh đó, hàng loạt các quán cà phê, quán ăn, chuỗi cửa hàng viễn thông như Thế giới Di động, FPT Shop… tại Hà Nội và TPHCM cũng đang sử dụng phương thức thanh toán trực tiếp qua ứng dụng MoMo.

Quí 3-2015, MoMo cũng đã bắt tay với hãng hàng không Vietjet Air, giúp khách hàng có thể đặt chỗ và thanh toán trực tuyến ngay trên ứng dụng MoMo.

Tương tự, việc thanh toán trực tuyến bằng ví điện tử MoMo sẽ được mở rộng thêm với hàng trăm dịch vụ mới, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng ngày của mỗi cá nhân, từ thanh toán cước taxi đến trả tiền ăn trưa, uống cà phê sáng… Ông Diệp khẳng định: Chúng tôi sẽ kết nối nhiều hơn nữa với các điểm bán lẻ dịch vụ để nhà nhà, người người chấp nhận thanh toán trực tuyến, đúng với xu hướng đang diễn ra trên thế giới. Tất cả hướng đến mục tiêu cuối cùng mà chúng tôi đang theo đuổi, đó là thay đổi hành vi của người tiêu dùng Việt Nam: chuyển từ sử dụng tiền mặt sang thanh toán điện tử”.

Những giá trị mới từ dòng đầu tư lớn

Ngày 17-3, MoMo công bố khoản đầu tư trị giá 28 triệu đô la Mỹ (tương đương hơn 610 tỉ đồng) từ Standard Chartered Private Equity (SCPE) và Ngân hàng Đầu tư Toàn cầu Goldman Sachs (NYSE: GS). Ông Nguyễn Bá Diệp cho biết, đây là khoản đầu tư lớn cho một công ty công nghệ tài chính (FinTech) tại thị trường Việt Nam. Với số tiền này, công ty sẽ có đủ nguồn lực để gia tăng lợi ích cho người sử dụng MoMo thông qua việc mở rộng hệ sinh thái của dịch vụ.

Đầu tiên, MoMo sẽ phát triển mạng lưới điểm giao dịch lên 10.000 điểm để hiện diện ở tất cả các xã của các tỉnh, thành trên toàn quốc, hướng đến mục tiêu lớn là thúc đẩy các dịch vụ tài chính toàn diện (financial inclusion) tại Việt Nam.

Qua sự phát triển mạng lưới giao dịch này, các nhà cung dịch vụ, ngân hàng và các công ty tài chính cũng sẽ “có mặt” ở khắp nơi cùng với MoMo nhưng lại không phải bỏ chi phí để mở điểm giao dịch, tìm nhân viên làm việc. Khách hàng của họ cũng lại rất dễ dàng tìm thấy điểm giao dịch, không phải tốn thời gian, công sức di chuyển xa như trước.

Công ty cũng có kế hoạch đẩy nhanh sự phát triển của MoMo thông qua việc liên tục cung cấp các sản phẩm – dịch vụ mới; tăng cường kết nối với các ngân hàng và các đơn vị cung cấp dịch vụ; mở rộng việc phát triển hệ thống điểm chấp nhận thanh toán MoMo tại các đơn vị bán lẻ dịch vụ. 

Vài nét về MOMO

 MoMo là đơn vị cung cấp dịch vụ ví điện tử trên di động, dịch vụ chuyển tiền mặt tại điểm giao dịch (OTC) và nền tảng thanh toán (payment platform).

Ví điện tử MoMo là ứng dụng trên điện thoại thông minh (đã có trên 3 hệ điều hành phổ biến: iOS, Android và Windows Phone) với hơn 1 triệu người dùng, cung cấp cho khách hàng trải nghiệm thanh toán một chạm (one touch payment) với hơn 100 dịch vụ tiện ích.

MoMo sở hữu mạng lưới 4000 điểm giao dịch tài chính trải rộng khắp cả nước, cho phép hơn 1,5 triệu khách hàng tại các vùng sâu vùng xa, nơi dịch vụ ngân hàng và điện thoại thông minh vẫn chưa phổ biến, được tiếp cận với các dịch vụ tài chính.

Mô hình dịch vụ MoMo đang cung cấp đã được chắt lọc và cải tiến dựa trên kinh nghiệm thành công tại các thị trường quốc tế như Bangladesh, Philippines, Kenya… những nơi mà dịch vụ thanh toán trên di động (mobile money) đã đáp ứng được các nhu cầu cấp thiết của người dân và mang lại lợi ích lâu dài cho nền kinh tế đất nước.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới