Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Một năm Việt Nam không vay thêm tiền từ World Bank và ADB?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Một năm Việt Nam không vay thêm tiền từ World Bank và ADB?

Lan Nhi

(KTSG Online) – Việt Nam chuẩn bị khởi công rất nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn như sân bay Long Thành giai đoạn I nhưng năm 2020, Chính phủ không vay thêm tiền từ các tổ chức tài chính quốc tế lớn như World Bank và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB), theo báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách nhà nước năm 2020, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 của Chính phủ.

Một năm Việt Nam không vay thêm tiền từ World Bank và ADB?
Nhiều dự án hạ tầng giao thông lớn, như sân bay Long Thành giai đoạn I được khởi công trong năm 2020. Ảnh: TL

Báo cáo của chính phủ gửi tới quốc hội (đề ngày 22-3-2021) cho biết, vào tháng 4-2020, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings đã quyết định giữ nguyên hệ số tín nhiệm quốc gia ở mức BB và điều chỉnh triển vọng từ tích cực sang ổn định. Một tháng sau đó, Standard & Poor’s đã tiếp tục duy trì xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam ở mức BB, triển vọng ổn định. Còn các tổ chức uy tín khác cũng giữ nguyên hệ số tín nhiệm của Việt Nam.

Kết quả này có được là do đến hết năm 2020, dư nợ công của Việt Nam bằng khoảng 55,3% GDP. Dư nợ Chính phủ khoảng  khoảng 59,1% GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia khoảng 47,3% GDP, thấp hơn trần quy định tại Nghị quyết số 25/2016 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020 (tương ứng là 65% GDP, 54% GDP và 50% GDP).

Nhưng điều quan trọng hơn là trong năm 2020, ngành tài chính đã chủ động điều hành việc phát hành trái phiếu Chính phủ để bù đắp bội chi và trả nợ gốc phù hợp với khả năng trả ngân quỹ nhà nước. Từ năm 2016, Chính phủ đã thực hiện hoán đổi gần 6000 tỉ đồng trái phiếu Chính phủ, trong đó 50% được kéo dài thời hạn từ 5,9 năm lên 25,4 năm (tăng 4,3 lần). 50% còn lại từ 1,17 năm lên 13,09 năm (tăng 11,2 lần).

Kỳ hạn phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2020 đã dài gấp trên 3,5 lần năm 2011, từ mức 3,9 năm lên bình quân khoảng 13,94 năm, nâng kỳ hạn nợ bình quân danh mục trái phiếu Chính phủ thời điểm cuối năm 2020 lên 8,42 năm, dài gấp gần năm lần so với thời điểm cuối năm 2011(1,84 năm); lãi suất huy động bình quân cũng giảm mạnh, từ mức 12,01% bình quân năm 2011, xuống còn khoảng 2,86% năm 2020. Những hình thức cơ cấu lại kỳ hạn vay đã làm giảm áp lực đáng kể lên khả năng trả nợ cho ngân sách.

Năm 2020, Chính phủ chủ yếu huy động vốn trung và dài hạn, không vay thêm tiền từ các tổ chức tài chính quốc tế như Word Bank hay ADB nên ngân sách không phát sinh thêm khoản vay nước ngoài mới, không thêm áp lực trả nợ nếu tỷ giá phải điều chỉnh vì những lý do khách quan.

Sau khi bản tin trên được đăng tải, một đại diện của WB cung cấp thông tin, năm 2020, WB có ký kết hai dự án với Việt Nam gồm:

+ Dự án Đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống y tế tuyến cơ sở: Vay vốn WB 80 triệu USD và WB thu xếp viện trợ không hoàn lại 25 triệu USD (ký ngày ngày 18-2-2020)

https://projects.worldbank.org/en/projects-operations/project-detail/P161283?lang=en

+ Chương trình cho vay hỗ trợ chính sách phát triển đợt 1 cho TP HCM 125 triệu USD (ký ngày 30-3-2020)

https://projects.worldbank.org/en/projects-operations/project-detail/P160480

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới