Thứ Sáu, 19/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Năng lượng tái tạo: Không phải chuyện một sớm, một chiều

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Năng lượng tái tạo: Không phải chuyện một sớm, một chiều

Lan Nhi

(TBKTSG Online) – Hàng loạt dự án điện mặt trời, điện gió được khởi công thời gian gần đây nhưng hiện nay trong cơ cấu nguồn điện, nhiệt điện vẫn chiếm tới 47%. Với điều kiện thiếu than để phát điện như hiện nay, nhiều người dân mong muốn tìm nguồn năng lượng tái tạo để thay thế với chi phí hợp lý hơn.

Năng lượng tái tạo: Không phải chuyện một sớm, một chiều
Các dự án năng lượng tái tạo đã đến thời nhưng từ mong muốn đến thực tế triển khai vẫn còn khoảng cách. Ảnh: TL

Ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn điện lực (EVN) nói vui: “Ngành điện còn quan tâm đến tình hình thời tiết hơn ngành khí tượng thủy văn”. Tuy nhiên, đằng sau câu nói vui của ông Lâm là một thực tế, ngành điện đến thời điểm này vẫn “căng” mình trước các biến động thời tiết và sự chủ động về nguồn cung vẫn đang là vấn đề.

Năm 2017, nhờ tình hình thủy văn thuận lợi, nguồn cung thủy điện phát tăng so với kế hoạch 10 tỉ kWh giúp EVN thu được lợi nhuận nhiều và hạn chế huy động các nguồn phát khác.

Song năm nay, nhiều hồ thủy điện lưu lượng nước về kém hơn nên đến hết tháng 12-2018 có thể không đạt mức nước dâng bình thường, gây khó khăn lớn cho việc cung cấp điện cho những tháng mùa khô 2019. Trong khi thuỷ điện chiếm tỉ trọng 38 – 42% nguồn phát.

Theo thứ tự ưu tiên thì thủy điện giảm nguồn phát sẽ tăng huy động nhiệt điện. Vấn đề hiện nay là đang gặp khó về nguồn cung than cho các dự án nhiệt điện. Lý do là năm 2019, nhu cầu than cho điện ước tính là 54 triệu tấn, trong đó có 44 triệu tấn từ nguồn than nội địa do Tập đoàn TKV và Tổng công ty Đông Bắc cung cấp. Phần còn lại sẽ phải nhập khẩu cho các dự án điện ở miền Nam. Phía EVN sẽ tiến hành nhập khẩu cộng với nguồn nhập khẩu từ TKV và Đông Bắc bán cho các nhà máy nhiệt điện với mức tăng giá ít nhất 5% so với giá năm nay.

Trong tổng công suất phát toàn hệ thống có khoảng 47.500 MW, thường xuyên huy động tối đa khoảng 42.000 MW vẫn còn nguồn phát từ điện khí và phương án khác như chạy dầu với chi phí rất đắt. Hiện các nhà máy nhiệt điện khí có nguồn đầu vào từ khí lấy từ dự án Cá Voi Xanh và Lô B hiện cũng đang khó khăn khi triển khai nên nguồn khí thấp hơn mong đợi.

Với việc tăng giá mua điện gió có hiệu lực từ 11-2018 theo quyết định của Chính phủ, giá mua điện gió sẽ nâng lên 8,5 cent Mỹ (trên đất liền) và 9,8 cent Mỹ (ngoài khơi), áp dụng cho các dự án điện gió nối lưới đi vào vận hành thương mại trước ngày 1-11-2021 nên các nhà đầu tư ồ ạt chuyển hướng đăng ký vào lĩnh vực này.

Bộ Công Thương cho biết, tính đến cuối tháng 8-2018 có 121 dự án điện mặt trời được bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và các địa phương với tổng công suất phát dự kiến trước 2020 (thời điểm được tính giá mua điện mới) với tổng công suất dự kiến là 6.100 MW.

Trong đó có 25 dự án đã ký hợp đồng với EVN. Song những quan ngại càng lớn về khả năng tiếp nhận của điện lưới khiến EVN luôn phải chần chừ (vì các tổng công ty truyền tài điện trực thuộc EVN hiện rất khó vay vốn đầu tư vào hệ thống truyền tài, ít lợi nhuận).

Ngay cả nguồn điện mặt trời chỉ vận hành được 1.500-1.800 giờ/năm, thấp xa hơn nhiều so với số giờ vận hành cùa các nguồn thủy điện hay nhiệt điện than và khí.

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới