Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Năng suất lao động tăng từ sự hài lòng của nhân viên

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Năng suất lao động tăng từ sự hài lòng của nhân viên

Thùy Dung

Năng suất lao động tăng từ sự hài lòng của nhân viên
Tăng năng suất lao động nhờ sự hài lòng của nhân viên – Ảnh: TD

(TBKTSG Online) – Việc cải thiện môi trường làm việc, tăng mức độ hài lòng của người lao động là yếu tố quan trọng để tăng năng suất lao động tại doanh nghiệp.

Tại hội thảo “Hỗ trợ đào tạo chuyên gia năng suất nhằm cải thiện môi trường làm việc và nâng cao mức độ thỏa mãn của người lao động” diễn ra ngày 14-3 ở Hà Nội, ông Kazuteru Kuroda, chuyên gia về năng suất lao động thuộc Trung tâm Năng suất Nhật Bản, cho hay năng suất lao động là chủ đề được Chính phủ và doanh nghiệp quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên, các doanh nghiệp dường như không biết đến chỉ số đo lường cũng như làm thế nào để tăng năng suất lao động sao cho hiệu quả.

Hơn nữa, sau khi điều tra, khảo sát các doanh nghiệp, ông Kuroda thấy rằng, đa phần người quản lý đều không có kỹ năng chuyên nghiệp để quản lý lao động, thúc đẩy động lực làm việc, hiểu được tâm lý lao động.

Do đó, vị chuyên gia này khuến nghị, ngoài việc đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ, điều quan trọng hơn là cải thiện môi trường làm việc, tăng mức độ hài lòng của người lao động. Điều này càng có ý nghĩa khi doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với những hạn chế về vốn đầu tư, công nghệ….

Để tăng sự hài lòng của nhân viên, ban lãnh đạo công ty phải thể hiện sự quan tâm, tạo môi trường làm việc tốt, lãnh đạo kịp thời có những ghi nhận, tưởng thưởng xứng đáng cho những cống hiến đóng góp của nhân viên. Nhiều khi, việc tăng năng suất lao động thông qua sự hài lòng của nhân viên còn nhanh hơn việc thay đổi máy móc, trang thiết bị.

Xét ở góc độ nền kinh tế, ông Nguyễn Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Năng suất Việt Nam cho rằng, các yếu tố đóng góp vào tăng GDP gồm tăng đầu tư, tăng lao động, tăng năng suất lao động. Trong đó, dư địa tăng đầu tư, tăng lao động không còn nhiều và không tạo ra sự đột phá. Do đó, cơ hội tăng GDP sắp tới khả năng tập trung nhiều nhất vào tăng năng suất lao động.

Ngoài quyết tâm, đặc biệt là từ cấp lãnh đạo Chính phủ, còn cần khối doanh nghiệp coi việc cải tiến năng suất lao động là chiến lược phát triển chính. Nhiều doanh nghiệp vẫn làm kinh tế theo kiểu “quan hệ xin cho”, đây cũng là một tâm lý cản trở tăng năng suất lao động.

Trong lần trả lời TBKTSG Online trước đó, ông Kazuteru Kuroda cũng cho rằng, tham nhũng đang là nhân tố cản trở tăng năng suất lao động. Nếu vẫn tồn tại vấn nạn tham nhũng thì không thể nâng cao năng suất lao động và sẽ kéo lùi nền kinh tế. Ví dụ, một doanh nghiệp sản xuất ra một loại bút và làm đủ mọi cách, kể cả “lót tay” để bán được chiếc bút đó, họ không còn tâm trí và nguồn lực để cải tiến sản phẩm. Điều này sẽ kéo năng suất lao động của doanh nghiệp đó giảm xuống.

Mời đọc thêm:

Năng suất lao động, nhìn từ các con số thống kê

Tăng lương, bảo hiểm xã hội và năng suất lao động

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới