Thứ năm, 9/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Nghịch lý ngân hàng thừa vốn, doanh nghiệp thiếu tiền cầm cự

Dũng Nguyễn

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Sau động thái tăng mạnh lãi suất hồi tháng 10 năm ngoái cùng những áp lực từ thị trước quốc tế, nghịch lý ngân hàng có tiền nhưng ít người dám vay đang diễn ra. Liệu có thể và sẽ mất bao lâu để những nỗ lực định hướng giảm lãi suất và các gói giải pháp giãn, hoãn nợ thay đổi trạng thái này?

Nhu cầu vay giảm, ngân hàng thừa vốn

"Vốn đang thừa, chúng tôi thậm chí còn khuyến khích ngân hàng thương mại cho vay", Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú, chia sẻ buổi tọa đàm "Khơi thông dòng vốn vào sản xuất kinh doanh" do báo Tuổi Trẻ tổ chức mới đây.

Nghịch lý ngân hàng thừa vốn nhưng nền kinh tế không thể hấp thụ đang diễn ra. Hiện các doanh nghiệp hiện đang vay ít đi rất nhiều.

Số liệu công bố tại tọa đàm của đại diện NHNN cho biết, tăng trưởng tín dụng trong khoảng 3 tháng đầu năm đạt 1,74% kể từ đầu năm, thấp hơn nhiều so với con số 3,49% trong năm trước đó. Trong khi đó, số liệu cập nhật tại buổi họp báo vào cuối tháng 3 ước tính, tín dụng toàn hệ thống tăng 2,06% so với cuối năm 2022.

Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may - Thêu đan TPHCM cho rằng, trong bối cảnh đặc biệt, cần có chính sách linh hoạt hơn về điều kiện cho doanh nghiệp vay. Ảnh minh họa: THÀNH HOA

Cũng tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA), đánh giá trong bối cảnh lãi suất trên 10% thì không có doanh nghiệp nào dám vay, chưa kể các điều kiện về tài sản thế chấp cũng đang làm khó các doanh nghiệp.

Đại diện hiệp hội cũng cho biết khảo sát cho thấy, hầu hết các ngành sản xuất chủ lực tại TPHCM đều sụt giảm, nhiều ngành nghề giảm 40-60%, trong đó bất động sản và những lĩnh vực phụ trợ liên quan là gần như đóng băng. Theo số liệu mới nhất, tăng trưởng GDP quí 1 của TPHCM chỉ ở mức 0,7%, vùng thấp nhất trong lịch sử.

“Điều khách quan là cầu giảm khiến doanh nghiệp không có nhu cầu vay để mở rộng nhưng lại có nhu cầu vay cầm cự qua giai đoạn hiện nay, hy vọng hết năm nay tình hình sẽ sáng hơn. Do đó, doanh nghiệp cũng cần dòng vốn lưu động và ngắn hạn để cầm cự, ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào?”, ông Hòa nói.

Tình hình kinh tế khó khăn cũng thể hiện rõ qua số liệu kinh tế quí mới đây. Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tăng trưởng GDP quí 1 đạt 3,32% so với cùng kỳ, giảm mạnh so với con số 5,92% trong quí 4-2022.

Theo nhóm phân tích của Ngân hàng UOB, nguyên nhân chính dẫn đến kết quả tăng trưởng thấp là do lĩnh vực sản xuất đã tăng trưởng âm với mức giảm 0,4%, lần đầu tiên kể từ 3-2021. Nhu cầu bên ngoài sụt giảm mạnh cũng là điều được dự báo từ trước. Xuất khẩu quí 1 giảm gần 12% so với cùng kỳ trong khi năm ngoái tăng gần 13%.

“Nhu cầu toàn cầu cho thấy sự suy giảm rõ rệt do việc thắt chặt chính sách tiền tệ diễn ra toàn cầu, phản ánh rõ nét thông qua việc xuất khẩu sang Mỹ trong quí đầu năm chỉ đạt tổng cộng 20,6 tỉ đô la Mỹ, giảm 23,4% so với cùng kỳ”, báo cáo của UOB nhận định.

Trước đó, từ cuối tháng 2, nhiều lãnh đạo nhà băng cũng dự báo thị trường cho vay sẽ ảm đạm vào khoảng thời gian đầu năm, không chỉ vì quí 1 có nhiều đợt nghỉ lễ mà nhu cầu thị trường đi xuống rõ rệt.

Hiện nay, trạng thái dư thừa của dòng vốn ngân hàng có thể thấy rõ khi mặt bằng lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh trong thời gian qua. Theo báo cáo thị trường tiền tệ hồi đầu tuần của Công ty chứng khoán SSI, có lúc lãi suất tiền đồng bình quân liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm giảm xuống mức 1,2%/năm, mức thấp nhất kể từ tháng 7-2022, trước đó vùng lãi suất chủ yếu quanh 3,5%/năm.

Sẽ có thêm giải pháp tháo gỡ

Trong diễn biến mới nhất, cuối ngày 31-3, NHNN đã tiếp tục giảm một số loại lãi suất điều hành sau khi đã giảm một đợt vào giữa tháng 3. Lần này bao gồm giảm 0,5%/năm đối với lãi suất tái cấp vốn; giảm 0,5%/năm lãi suất tiền gửi tối đa không kỳ hạn và kỳ hạn từ 1-6 tháng; giảm 0,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn với lĩnh vực ưu tiên; giảm 0,3%/năm lãi suất tiền gửi nội tệ tại NHNN của các tổ chức tín dụng.

Động thái này được thực hiện trong bối cảnh mà nhà điều hành chính sách tiền tệ đánh giá là lạm phát mặc dù tăng nhưng có xu hướng chậm lại, tăng trưởng kinh tế còn nhiều khó khăn.

“Việc tiếp tục giảm lãi suất điều hành tái khẳng định định hướng về xu hướng giảm lãi suất cho thị trường trong thời gian tới, qua đó định hướng tổ chức tín dụng giảm lãi suất cho vay, đồng hành cùng doanh nghiệp và người dân góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, văn bản NHNN có đoạn.

Phó Thống đốc cho biết,thông điệp của NHNN là kêu gọi các các ngân hàng thương mại giảm lãi suất cho vay thêm trong thời gian sắp tới để hỗ trợ doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng giảm như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào năng lực tài chính của từng ngân hàng.

Trên thực tế, chờ đợi lãi suất cho vay giảm và tăng cường khả năng tiếp cận vốn tín dụng đang là hai bài toán lớn của thị trường. Phía doanh nghiệp và người dân hiện chờ đợi mức độ "thẩm thấu" của chính sách sau khi mặt bằng lãi suất huy động giảm liên tục từ đầu tháng 2, nhiều nhà ngân hàng công bố đưa vào thị trường nhiều gói hỗ trợ lãi suất.

Tuy nhiên, thời gian chờ đợi là có giới hạn và cả xã hội mệt mỏi vì phải "gồng" lãi vay ở mức cao trong thời gian qua. Câu chuyện không chỉ ở mức lãi suất, mà là kiếm tiền ở đâu để trả nợ.

Chia sẻ tại tọa đàm trên, ông Phạm Văn Việt, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may - Thêu đan TPHCM, cho biết nhiều doanh nghiệp dệt may đang đối diện với tình trạng thiếu dòng tiền trả nợ. Nếu không xử lý sẽ bị rơi vào nhóm nợ xấu, kéo theo nhiều hệ lụy khác, do đó doanh nghiệp cần chính sách hỗ trợ, đặc biệt là giữ nguyên nhóm nợ.

"Trong bối cảnh đặc biệt, cần có chính sách linh hoạt hơn về điều kiện cho vay. Nếu vẫn giữ như trong bối cảnh bình thường, doanh nghiệp sẽ gặp khó trong tiếp cận vốn", ông Việt nói.

Trong lần phát biểu định hướng chính sách mới đây, bên cạnh định hướng giảm lãi suất, đại diện NHNN cũng cho biết hiện đang nghiên cứu các giải pháp hỗ trợ thị trường khác. Trong đó, đáng chú ý là chính sách giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp.

Theo ông Tú, cơ quan quản lý sẽ sớm có hướng dẫn cụ thể nhưng trên tinh thần là động thái giãn hoãn nợ là cần thiết. Tuy nhiên, thời gian thực hiện và mức giãn hoãn còn tùy thuộc nhiều vào đối tượng, ngành nghề, không thể có chính sách riêng cho từng doanh nghiệp, đồng thời phải đảm bảo sự ổn định an toàn hệ thống.

Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn tiếp tục xu hướng tăng lãi suất, động thái định hướng giảm lãi suất tại Việt Nam là điều đáng ghi nhận trong nỗ lực “cứu vãn” nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào các câu chuyện khác chứ không chỉ đơn thuần là câu chuyện của lãi suất cao. Thị trường vẫn cần thời gian để lấy lại niềm tin, có dòng tiền thực và không thể thiếu các giải pháp khơi thông sức ì của hệ thống.

Ngày 29-3, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại tiếp tục triển khai mạnh  các gói hỗ trợ lãi suất hiện có. Trong đó, cơ quan này xác định việc triển khai cho vay hỗ trợ lãi suất theo Nghị định số 31/2022 của Chính phủ là nhiệm vụ trọng tâm.

Gói hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách nhà nước 40.000 tỉ đồng triển khai rất chậm, hiện đang được nghiên cứu thay đổi để giải ngân theo phương án khác. NHNN cũng cho biết sẽ sớm công bố chi tiết gói tín dụng 120.000 tỉ đồng của 4 ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank), dành cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ vay.

Thông tin ban đầu cho biết, lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn bình quân của nhóm 4 ngân

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới