Thứ Tư, 14/08/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Nghiên cứu quy định khấu trừ tiền nợ bảo hiểm xã hội tại tài khoản ngân hàng

Trúc Đào

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, liên quan đến dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), đại biểu từ Bắc Giang đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung một số chế tài đối với những trường hợp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội, trong đó có quy định là khấu trừ tiền nợ bảo hiểm xã hội tại các tài khoản ngân hàng.

Hiện nay, tình trạng doanh nghiệp, địa phương chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vẫn còn diễn ra. Ảnh: TL

Tiếp tục kỳ họp thứ 6 diễn ra sáng 23-11, Quốc hội thảo luận những vấn đề liên quan đến dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sử đổi). Trong đó, các đại biểu phản ánh về tình trạng nhiều doanh nghiệp, địa phương chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc làm ảnh hưởng đến việc giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, theo TTXVN.

Đại biểu từ Bắc Giang đề nghị ban soạn thảo tiếp tục rà soát, nghiên cứu, bổ sung một số biện pháp, chế tài như khấu trừ tiền nợ bảo hiểm xã hội tại các tài khoản ngân hàng sau khi cơ quan bảo hiểm xã hội đã thông báo đến các đơn vị trong khoảng thời gian nhất định (có thể là 3 tháng), công khai danh tính các đơn vị nợ bảo hiểm xã hội trên các phương tiện thông tin…

Theo đại biểu, cần chỉnh sửa, bổ sung khoản 4, khoản 5, điều 37 theo hướng nếu người sử dụng lao động có hành vi chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội và cơ quan thẩm quyền đã áp dụng các biện pháp xử lý mà người sử dụng lao động vẫn không đóng hoặc đóng không đủ số tiền thì ngoài cơ quan bảo hiểm xã hội, tổ chức công đoàn và người lao động đều có quyền khởi kiện người sử dụng lao động theo quy định. Nếu người sử dụng lao động có dấu hiệu phạm tội trốn đóng bảo hiểm xã hội thì các tổ chức công đoàn, cơ quan thanh tra, kiểm tra về lao động, bảo hiểm xã hội và người lao động đều có quyền kiến nghị khởi tố theo quy định.

Kỳ họp cũng bàn về việc bổ sung các nhóm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có thể làm phát sinh thêm chi phí của cả người lao động và người sử dụng lao động. Đại biểu góp ý cần nghiên cứu, đánh giá tác động và làm rõ các lợi ích chi phí khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đại biểu từ Quảng Bình đề nghị cần tiếp tục rà soát hệ thống pháp luật liên quan và đánh giá tác động các chính sách mới như bổ sung trợ cấp hưu trí xã hội, bổ sung nhóm người tham gia bảo hiểm bắt buộc, giảm thời gian đóng bảo hiểm… để bảo đảm tính khả thi của dự thảo luật, đặc biệt là các nguồn lực tài chính, chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, đầu tư Quỹ Bảo hiểm xã hội, khả năng cân đối Quỹ Bảo hiểm xã hội.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới