Thứ Tư, 24/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ bị giám sát

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ bị giám sát

Ngọc Lan

Người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ bị giám sát
Các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước sẽ chiụ co chế giám sát tài chính mới, siết chặt trách nhiệm người đứng đầu – Ảnh:TL.

(TBKTSG Online) – Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng ban hành Quy chế giám sát tài chính ở doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và doanh nghiệp có vốn nhà nước. Hai đối tượng mới được đưa vào diện giám sát trách nhiệm là người được cử làm đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp và lãnh đạo cơ quan quản lý tài chính nhà nước về doanh nghiệp.

Theo thông tin từ Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính), việc giám sát tài chính theo quy định hiện hành chỉ áp dụng với doanh nghiệp do nhà nước là chủ sở hữu và doanh nghiệp có vốn nhà nước như công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở nên. Song thực tế việc giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, hiệu quả vốn đầu tư nhà nước tại doanh nghiệp còn bất cập, thậm chí còn tạo ra những sơ hở, rủi ro về tài chính.

Trong thời gian qua, một số doanh nghiệp có vốn nhà nước bị lâm vào tình trạng mất cân đối tài chính nghiêm trọng như tập đoàn Vinashin, tập đoàn điện lực (EVN)…là một thực tế.

Do vậy, Bộ Tài chính đã soạn thảo một quy chế giám sát tài chính đầy đủ hơn, nhằm thay thế cho các quy chế giám sát hiện hành.

Trong bản dự thảo quy chế mới, hai đối tượng sẽ được bổ sung giám sát là các tổ chức, cá nhân được Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, phân cấp hoặc giao làm đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp và người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác. Đối tượng thứ hai là cơ quan quản lý nhà nước được giao nhiệm vụ giám sát tài chính doanh nghiệp, và trong trường hợp này là bộ trưởng, chủ tịch UBND tỉnh, thành phố hoặc Bộ Tài chính nếu chưa làm tròn các trách nhiệm quản lý, giám sát phần vốn được giao.

Việc bổ sung các đối tượng nói trên nhằm cụ thể hóa trách nhiệm của những người có liên quan, tránh tình trạng như ở EVN, người đại diện phần vốn của EVN (cũng là vốn nhà nước) tại các doanh nghiệp khác đã tự nhận các khoản thù lao mà các doanh nghiệp trên chi trả cho người đại diện vốn song không nộp về EVN như quy định. Trong khi đó, họ không có trách nhiệm rõ ràng với tình hình kinh doanh tốt, xấu tại các địa chỉ này.

Cũng theo Bộ Tài chính, sẽ có chế tài xử lý cụ thể đối với cá nhân, ban lãnh đạo doanh nghiệp, chủ sở hữu và cơ quan quản lý nhà nước khi vi phạm hoặc không hoàn thành nhiệm vụ giám sát tài chính doanh nghiệp.

Yêu cầu mới đòi hỏi cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp phải kiểm tra, giám sát doanh nghiệp và chủ sở hữu chặt chẽ, thúc đẩy việc công khai, minh bạch số liệu tài chính của doanh nghiệp theo nhiều hình thức khác nhau, nhất là các doanh nghiệp lớn phải thực hiện chế độ cáo bạch thông tin như các công ty đại chúng.

Bản quy chế mới cũng phân định mức độ, nội dung giám sát ở các loại hình doanh nghiệp khác nhau thì mức độ, yêu cầu giám sát khác nhau nhưng không làm tăng thêm thủ tục, nội dung công việc tại các doanh nghiệp một cách không cần thiết.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới