Thứ sáu, 3/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Nhiều người châu Á tự tử vì suy thoái kinh tế

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nhiều người châu Á tự tử vì suy thoái kinh tế

Một nhà điều hành tàu điện ngầm ở Hàn Quốc đã lắp đặt cửa tại các đường rây để ngăn chặn những người có ý định tự tử. - Ảnh: Reuters

(TBKTSG Online) - Mất việc làm và giảm thu nhập đồng nghĩa với mất thể diện đang đẩy nhiều người châu Á đang là nạn nhân của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế tìm đến cái chết.

Bà Chan Kiu-hung - người Hàn Quốc, nghĩ đến việc tự tử khi cô phát hiện ra tiền lương hưu của mình đã tan thành mây khói sau sự sụp đổ của Lehman Brothers.

Các chuyên gia cho rằng số trường hợp tự tử đang gia tăng trong suốt thời kỳ kinh tế khó khăn, trong đó người dân các nước châu Á là dễ tổn thương nhất và tỷ lệ tự tử ở khu vực này thuộc hàng cao nhất thế giới.

Hàng triệu người châu Á đang mất việc làm trong khi người nghỉ hưu lẫn nhà đầu tư nhỏ lẻ mất tiền tiết kiệm do thị trường chứng khoán tụt dốc và các quỹ đầu tư phá sản.

Trong số các nước phát triển, Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nước có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới, lần lượt là 24,8 và 24/100.000 người. Tiếp theo là Bỉ với 21,3; Phần Lan 20,35 và Mỹ là 11,1/100.000 người.

Số trường hợp tự tử ở Hàn Quốc hiện tại đã tăng gấp đôi so với con số của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cách đây 10 năm, nguyên nhân là do quá căng thẳng khi bị mất việc làm và giảm thu nhập.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tỷ lệ tự tử trên thế giới đã tăng 60% trong 45 năm qua và 90% các trường hợp đi kèm với tâm lý buồn rầu và mặc cảm, tức khoảng 1 triệu người mỗi năm tự tìm đến cái chết.

Các chính phủ hành động

Chính phủ một số nước châu Á cho biết sẽ thiết lập các đường dây nóng và các trung tâm tư vấn để giúp đỡ những nạn nhân của khủng hoảng tài chính và kinh tế trì trệ.

Ông Paul Yip, một chuyên gia về sức khỏe và ngăn chặn tự tử ở Hong Kong cho biết bệnh nhân tìm đến trung tâm của ông nhờ tư vấn cách thức vượt qua khủng hoảng ngày càng đông. “Công việc này khá quan trọng đối với các nước châu Á. Chúng ta không có an ninh xã hội tốt, mất việc làm đồng nghĩa với mất thể diện. Vì vậy họ tổn thương nặng”, ông Paul Yip giải thích.

Tuy nhiên, nhiều người châu Á cảm thấy xấu hổ khi đi tìm chuyên gia giúp đỡ trong khi liệu pháp này rất phổ biến ở phương Tây.

Hàn Quốc kêu gọi tăng thêm nhiều chuyên gia chăm sóc sức khỏe và lập thêm trung tâm tư vấn với mục tiêu giảm tỷ lệ tự tử chỉ còn 20% vào năm 2013.

Còn Hong Kong đã mở các đường dây nóng từ tháng 10-2008 cho những nạn nhân của khủng hoàng tài chính và vừa thành lập trung tâm tư vấn tâm lý ở một vài bệnh viện trong tháng này. Các bác sĩ Hong Kong cho biết phần lớn các bệnh nhân tìm đến trung tâm với các triệu chứng như tiêu chảy, ù tai, đau đầu, khó thở, mất ngủ và đau ngực.

MỸ HẠNH (Theo Reuters)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới