Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

NHNN chấp thuận nguyên tắc sáp nhập Vinaconex Viettel vào SHB

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

NHNN chấp thuận nguyên tắc sáp nhập Vinaconex Viettel vào SHB

T.Thu

NHNN chấp thuận nguyên tắc sáp nhập Vinaconex Viettel vào SHB
Lễ cắt băng khai trương Ngân hàng SHB Campuchia tại trụ sở 707 đại lộ Monivong, PhnomPenh, Vương quốc Campuchia. Ảnh minh hoạ: SHB cung cấp.

(TBKTSG Online) – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hôm 12-9 chấp thuận về nguyên tắc việc sáp nhập Công ty tài chính cổ phần Vinaconex Viettel (VVF) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội (SHB) và thành lập công ty con là công ty tài chính tín dụng tiêu dùng.

Theo SHB, Thống đốc NHNN đã chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập VVF (vốn điều lệ 1.000 tỉ đồng) vào SHB (có vốn điều lệ trên 9.485 tỉ đồng) theo đề án sáp nhập đã được Đại hội đồng cổ đông SHB và VVF thông qua.

SHB và VVF có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ theo quy định về việc tổ chức lại tổ chức tín dụng, trình Thống đốc NHNN xem xét chấp thuận việc sáp nhập này. Theo đó, tổ chức tín dụng sau sáp nhập sẽ có tên là Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) với vốn điều lệ trên 10.485 tỉ đồng.

NHNN cũng chấp thuận nguyên tắc việc thành lập công ty con là công ty tài chính tín dụng tiêu dùng của SHB đã được Đại hội đồng cổ đông SHB thông qua vào tháng 10-2015.

SHB và Ban trù bị thành lập Công ty tài chính TNHH MTV Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội có trách nhiệm thực hiện thủ tục tiếp theo để đề nghị NHNN chấp thuận thành lập công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng.

Trước đó, ngày 24-10-2015, Đại hội đồng cổ đông bất thường SHB đã thông qua giao dịch sáp nhập VVF vào SHB. Khi đó, SHB thông báo về kế hoạch phát hành thêm 100 triệu cổ phiếu tương ứng 1.000 tỉ đồng để thực hiện hoán đổi toàn bộ cổ phần của VVF theo tỷ lệ 1:1 (1 cổ phiếu VVF đổi lấy 1 cổ phiếu SHB, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu). Sau sáp nhập, SHB tái cấu trúc VVF thành Công ty tài chính tín dụng tiêu dùng TNHH một thành viên trực thuộc SHB.

Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến 31-12-2015, tại Việt Nam có 16 công ty tài chính. Với việc tham gia ngày càng nhiều của các ngân hàng (sáp nhập, mua lại, thành lập mới các công ty tài chính), thị trường cho vay tiêu dùng được dự báo sẽ ngày càng sôi động với tiềm năng tăng trưởng cao. Hiện cũng có một số ngân hàng đã mua lại công ty tài chính, đầu tư, tăng vốn và chào bán một phần vốn cho nhà đầu tư nước ngoài.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới