Thứ Ba, 16/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

NHNN: Đưa lãi suất về mức hợp lý  

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

NHNN: Đưa lãi suất về mức hợp lý

Đỗ Lê – Trường Nam

Các đại biểu tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam năm 2011, diễn ta tại Hà Tĩnh hôm 9-6. (Ảnh: Đỗ Lê)

(TBKTSG Online) – Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dùng các công cụ chính sách để đưa lãi suất huy động của các ngân hàng lên̉ mức 15% – 16% và lãi suất cho vay ở mức 17% – 19%.

Đó là một trong những thông tin mà Phó thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đưa ra tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2011 tại Hà Tĩnh hôm qua 9-6.

>> Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam: Việt Nam cần đổi mới cơ cấu kinh tế

Lạm phát dự kiến năm nay ở mức khoảng 15%, để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh thì lãi suất huy động của các ngân hàng ở mức 15% – 16% và lãi suất cho vay ở mức 17% – 19% là hợp lý”, ông Bình nói.

Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp phản ánh rằng từ đầu năm đến nay họ rất khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng để kinh doanh và nếu có vay được thì mức lãi suất không dưới 20%/năm.

Việc lãi suất liên ngân hàng được đưa xuống mức ổn định và hợp lý đã tạo điều kiện thuận lợi để NHNN và các tổ chức tín dụng triển khai bước tiếp theo: đưa mặt bằng lãi suất cho vay xuống̉ mức hợp lý. Phát biểu trước các nhà tài trợ, ông Bình kỳ vọng: “Trong vòng một đến hai tháng tới chúng tôi sẽ đạt được các mức lãi suất nêu trên”.

Cũng theo Phó thống đốc Nguyễn Văn Bình, nhiều nhà tài trợ và cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài đang lo lắng, trải qua nhiều biến động 3 năm qua, liệu “sức khỏe” của hệ thống ngân hàng Việt Nam có còn được đảm bảo hay không. Tuy nhiên, với tư cách người lãnh đạo ngân hàng nhà nước, ông Bình khẳng định: “Tại hội nghị này, tôi xin thẳng thắn khẳng định, mặc dù có những khó khăn, ảnh hưởng trong những năm qua nhưng hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam vẫn lành mạnh, đủ sức phục vụ phát triển kinh tế trong năm nay cũng như các năm sắp tới”.

Theo ông Bình, “Tỷ lệ nợ xấu có tăng từ mức 2% lên mức xung quanh 3% hiện nay. Chúng tôi cũng lường đoán trước là trong khả năng xấu nhất, tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ nằm ở dưới mức 5% – tức là vẫn ở mức an toàn, nằm dưới sự kiểm soát của NHNN”.

Về bảo đảm an toàn cho các tổ chức tín dụng, theo ông Bình, NHNN sẽ triển khai mạnh các biện pháp khống chế tăng trưởng tín dụng của một số tổ chức tín dụng hiện có mức tăng trưởng tín dụng quá nóng, có khả năng bất ổn. “Chúng tôi sẽ kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng đang cho vay để đảm bảo họ tuân thủ nghiêm quy định của NHNN”, ông Bình nói.

“Chúng tôi tin tưởng sâu sắc rằng, thanh khoản của các tín dụng sẽ được cải thiện nhanh chóng vòng một tháng nữa. Thậm chí NHNN cũng sẵn sàng phát hành tín phiếu của NHNN để hút bớt lượng vốn về nếu chúng tôi nhận thấy rằng thanh khoản đã được cải thiện một cách đáng kể dẫn tới áp lực tăng trưởng tín dụng có thể mạnh lên.

Dự trữ ngoại hối đang tiếp tục tăng

Liên quan đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam, tại Hội nghị này, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, chỉ trong 2-3 tháng qua, dự trữ ngoại tệ đã tăng thêm gần 2 tỉ đô la Mỹ. Phó Thủ tướng cũng khẳng định, Chính phủ vẫn điều hành theo hướng tăng nguồn lực dự trữ quốc gia, theo đó, dự trữ ngoại hối từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục tăng và nhiều khả năng sẽ đạt mức tương đương 16 tuần nhập khẩu trong năm tới.

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF, một trong những kết quả tích cực mà Nghị quyết 11 và các biện pháp triển khai mạnh mẽ của NHNN mang lại là sự ổn định trên thị trường ngoại hối. Tỷ giá ổn định và giao dịch trong biên độ tỷ giá chính thức đã tạo điều kiện cho NHNN bắt đầu nâng dần dự trữ ngoại hối của mình. Con số dự trữ ngoại hối của Việt Nam tính đến cuối tháng 5 vừa qua là 13,5 tỷ đô la Mỹ (tức mới chỉ tương đương khoảng 6 tuần nhập khẩu), theo ông Benedict Bingham, Đại diện thường trú cao cấp IMF tại Việt Nam, mức dự trữ cần được nâng lên tương đương với 3 tháng nhập khẩu. Nếu đạt được điều này thì đây là một trong những căn cứ tốt (bên cạnh việc hạ lạm phát và lạm phát kỳ vọng xuống mức một con số) và lúc đó mới có điều kiện để giảm lãi suất một cách bền vững.

Hầu hết giới chức và các chuyên gia nước ngoài của các tổ chức tài chính nước ngoài đều cho rằng cần tiếp tục thực thi dài hơi Nghị quyết 11 cho đến khi kinh tế Việt Nam thực sự ổn định trở lại.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới