Thời tiết lạnh làm mạch máu co lại có thể gây tăng huyết áp - yếu tố nguy cơ chính gây đột quỵ. Vì thế người sau 50 tuổi, bị mỡ máu cao, có nguy cơ đột quỵ cần lưu ý các biện pháp phòng bệnh hiệu quả.
Thời tiết lạnh làm tăng nguy cơ đột quỵ
Theo Mon Health, các nhà nghiên cứu của Đức đã phát hiện ra tại nhiều khu vực trên thế giới khi nhiệt độ giảm xuống, số lượng đột quỵ bắt đầu tăng lên. Cụ thể, khi thời tiết lạnh sẽ làm tăng 30% nguy cơ đột quỵ.
Theo báo cáo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, mỗi năm đất nước này có hơn 800.000 người bị đột quỵ. Đặc biệt số ca phổ biến hơn vào mùa đông. Nguyên nhân là do thời tiết lạnh mạch máu có thể co và nhỏ lại, làm tăng huyết áp. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra nhiệt độ thấp dễ làm tăng nội tiết tố catecholamine làm co mạch ngoại biên từ đó làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch, dễ gây ra đứt mạch máu não; làm tăng hồng cầu, tiểu cầu và độ nhớt của máu dẫn đến nguy cơ hình thành các cục máu đông. Nhiệt độ giảm cũng làm giảm lượng enzyme plasmin tiêu hủy huyết khối, khiến máu dễ đông lại, dính hơn làm tăng khả năng hình thành cục máu đông gây cản trở lưu thông máu lên não, dẫn đến nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Chưa kể, khi trời lạnh một số người có thói quen ăn uống không kiểm soát, không xây dựng chế độ ăn phù hợp, cùng với việc ít vận động, làm tăng mỡ máu dễ đối mặt với nguy cơ đột quỵ. Thậm chí có người còn bị căng thẳng cao độ hoặc trầm cảm theo mùa. Đây cũng là yếu tố khiến nhiều người bị đột quỵ trong mùa lạnh.
Ngoài ra, người bị bệnh lý nền như tiểu đường, tim mạch, có tiền sử đột quỵ hoặc có người thân từng bị đột quỵ cũng thuộc diện nguy cơ cao. Đặc biệt người sau 50 tuổi cũng là đối tượng cần được theo dõi, chăm sóc sức khỏe thường xuyên, nhất là vào mùa lạnh.
Chọn đúng thực phẩm bảo vệ sức khỏe giúp tránh xa đột quỵ cho người sau tuổi 50
Đột quỵ có thể xảy ra bất cứ lúc nào và nhận biết sớm sẽ giúp cứu sống người bệnh trong “thời gian vàng”. Để biết một người có bị đột quỵ không hãy ghi nhớ một số biểu hiện đặc trưng như: Mặt tự nhiên bị mất cân đối hoặc lệch; không điều khiển được cơ thể theo suy nghĩ. Khó nói, không thể nói rõ từ; Tự nhiên nhầm lẫn hoặc mất phương hướng; Mất thị lực, chóng mặt đột ngột hoặc mất thăng bằng khi đi bộ….
Khi biết có nguy cơ đột quỵ, cần liên hệ ngay bác sĩ hoặc đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. “Thời gian vàng” để loại bỏ các tổn thương ở mạch máu, tăng tỷ sống là trong 3 giờ đầu sau khi xuất hiện các triệu chứng.
Để phòng nguy cơ đột quỵ vào mùa lạnh, Tiến sĩ Alvaro R. Gutierrez, nhà thần kinh học tại Mon Health chia sẻ rằng: “Mặc dù chúng ta không thể kiểm soát nhiệt độ nhưng chúng ta có thể kiểm soát cách sống - bất kể môi trường hay thời tiết.” Tiến sĩ Gutierrez cũng “mách nhỏ” một số bí quyết giúp những người sau 50 tuổi luôn duy trì sức khỏe tốt nhất vào mùa lạnh:
- Lựa chọn môn thể thao phù hợp và luyện tập ít nhất 30 phút/ngày.
- Thường xuyên theo dõi và duy trì chỉ số huyết áp, lượng cholesterol và chất béo trung tính, chỉ số BMI ở mức khỏe mạnh. Nếu có dấu hiệu bất thường nên thay đổi chế độ ăn uống, luyện tập hoặc chia sẻ với bác sĩ để có biện pháp bảo vệ sức khỏe phù hợp.
- Hạn chế sử dụng muối. Ăn nhiều trái cây, rau củ quả, ngũ cốc nhằm cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất. Ăn nhiều chất béo tốt cho tim mạch như omega-3, omega-6…
- Hạn chế hoặc bỏ thói quen hút thuốc, uống bia rượu vì mùa lạnh ít vận động khiến chất cồn không thể bài tiết qua đường mồ hôi, gây tích tụ dẫn đến dẫn tới tăng huyết áp, nguy cơ đột quỵ rất cao.
- Nên ngủ trong phòng kín gió, luôn giữ đủ ấm cho cơ thể.
- Buổi sáng trước khi rời giường nên có vài động tác vận động nhẹ để làm nóng cơ thể, thích ứng với thời tiết bên ngoài, không nên xuống giường ngay khi vừa thức dậy.
Bên cạnh thiết lập lối sống khỏe mạnh theo ý kiến chuyên gia thì có thể kết hợp sử dụng những thực phẩm tốt cho sức khỏe, trong đó “khắc tinh” hàng đầu của đột quỵ là món natto và gạo đỏ. Đây là hai món ăn truyền thống của Nhật Bản có tác dụng hỗ trợ làm tan cục máu đông, giảm mỡ máu và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả.
Hiện nay, để tiện lợi hơn cho người tiêu dùng lựa chọn và sử dụng, các thành phần natto và gạo đỏ đã được chiết xuất và có mặt trong NattoEnzym Red Rice của Dược Hậu Giang. Sản phẩm chứa thành phần nattokinase phòng ngừa đột quỵ từ món natto và bổ sung thêm men gạo đỏ giúp hỗ trợ giảm mỡ máu hiệu quả hơn. Đặc biệt, sản phẩm đã được Hiệp hội Nattokinase Nhật Bản (JNKA) cấp giấy chứng nhận an toàn về chất lượng và nguồn gốc nguyên liệu. Suốt 10 năm qua, dòng sản phẩm NattoEnzym của Dược Hậu Giang luôn tự tin vượt qua các vòng kiểm định khắt khe của hiệp hội và được tái cấp chứng nhận hằng năm.
Vì thế, cầm trên tay sản phẩm NattoEnzym Red Rice với dấu mộc JNKA trên bao bì khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vì đã chọn đúng “bạn đồng hành” giúp tránh xa đột quỵ vào mùa lạnh.
TPBVSK viên nang "NattoEnzym, NattoEnzym 1000, NattoEnzym Red Rice - Hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ do cục máu đông - Nguyên liệu Nhật Bản", giúp cải thiện tình trạng xây xẩm chóng mặt, tê yếu tay chân do thiếu máu não; hỗ trợ làm tan cục máu đông trong lòng mạch, tăng tuần hoàn máu; hỗ trợ phòng bệnh lý liên quan đến cục máu đông do tắc nghẽn mạch máu. NattoEnzym Red Rice còn hỗ trợ giảm cholesterol máu cho người mỡ máu cao.
Sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Năm 2021 đánh dấu chặng đường 10 năm NattoEnzym nhận được chứng nhận JNKA. |