Thứ ba, 21/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Nông nghiệp xanh, thông minh là hướng đi của Hậu Giang

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Nông nghiệp xanh, thông minh là hướng đi của Hậu Giang

Nhóm PV

(TBKTSG Online) – Ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là đòi hỏi tất yếu trong xu thế phát triển hiện nay. Thế nhưng, trên thực tế còn nhiều hộ nông dân vẫn lúng túng trong việc tham gia ứng dụng các công nghệ mới trên nền tảng công nghệ 4.0.

Giúp nông dân làm nông thông minh

Xem tường thuật trực tiếp bằng hình ảnh hội thảo "Giúp nông dân làm nông thông minh"

Nhằm góp phần định hướng giúp nông dân đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang ngày 27-9-2017: “Hậu Giang cần chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp”, UBND tỉnh Hậu Giang phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn (Saigon Times Group) và Đài Truyền hình Hậu Giang đã tổ chức hội thảo “Giúp nông dân làm nông thông minh” diễn ra tại địa phương này vào hôm nay, 8-3.

Hội thảo được Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online tường thực trực tuyến từ 8 giờ ngày 8-3-2019.

Ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang: Nông nghiệp xanh, nông nghiệp thông minh là hướng đi của Hậu Giang


Ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, hội thảo “Giúp nông dân làm nông thông minh” là hoạt động có ý nghĩa thiết thực, thực hiện đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp để phát triển sản xuất n6ông nghiệp bền vững và xây dựng nông thôn mới. Trong đó, ưu tiên đầu tư cho thủy sản, rau quả, lúa gạo và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Theo ông Châu, riêng lĩnh vực nông nghiệp 4.0, địa phương đã thành lập Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang tại huyện Long Mỹ với diện tích 5.200 hec ta, với nhiều chính sách hỗ trợ người dân và các nhà đầu tư làm nông nghiệp 4.0, nông nghiệp sạch, xây dựng chuỗi giá trị nông sản.

Ông Châu cho biết, hội thảo là cơ sở để Hậu Giang tổ chức thực hiện có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc “Hậu Giang cần chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh”. Đồng thời, giúp nông dân Hậu Giang và doanh nghiệp chủ động tham gia ứng dụng các công nghệ mới trên nền tảng công nghệ 4.0 theo mô hình kinh tế xanh, làm nông thông minh trong thời gian tới.

“Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang được đẩy mạnh, tỉnh Hậu Giang đã xác định hướng đi riêng, đó là phát triển nông nghiệp xanh”, ông cho biết và thông tin năm 2019, địa phương tiếp tục thúc đẩy mô hình làm kinh tế theo hướng bền vững, kinh tế xanh, hướng tới nông nghiệp thông minh, liên kết phát triển theo cơ chế thị trường trên nền tảng logistics.

Theo ông Châu, những năm qua, nông nghiệp Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ như: tác động xấu của biến đổi khí hậu, mà cụ thể là những cơn mưa trái mùa, hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh ngày càng diễn biến bất thường; an toàn vệ sinh thực phẩm nhiều tồn tại; cách làm của người nông dân vẫn dựa theo thói quen, kinh nghiệm, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn thấp; mối liên kết giữa người nông dân, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, ngân hàng và cơ quan quản lý nhà nước còn chưa chặt chẽ, chưa xây dựng được chuỗi ngành hàng, các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm không ổn định, giá cả bấp bênh…

“Do đó, việc giúp nông dân làm nông thông minh là hết sức cần thiết”, ông nhấn mạnh và cho biết qua đó giúp đưa ra nhiều giải pháp phù hợp để phát triển các mô hình ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp. Từ đó, giúp nông dân, hợp tác xã dễ dàng tiếp cận các ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp, đặc biệt là sự hỗ trợ của các nhà khoa học, các viện, trường…

“Quan trọng không kém, qua hội thảo, UBND tỉnh Hậu Giang mong các chuyên gia, doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông tiếp tục kết nối, hợp tác và đầu tư vào Hậu Giang mạnh hơn để cùng nhau phát triển”, ông cho biết.

 

Ông Nguyễn Duy Cần, Trưởng khoa phát triển nông thôn Trường Đại học Cần Thơ: Công nghệ cao giúp “hóa giải” bất cập trong nông nghiệp

Ông Cần cho biết, cách đây 2 năm, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, làm việc với lãnh đạo tỉnh Hậu Giang- một trong 4 địa phương khó khăn nhất của ĐBSCL và chịu ảnh hưởng mạnh của biến đổi khí hậu, đặc biệt vừa trãi qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn của năm 2016. Tại đây, một trong những chỉ đạo quan trọng của Thủ tướng Chính phủ là: “Hậu Giang cần tập trung phát triển nền nông nghiệp đa chức năng, thích ứng với biến đổi khí hậu; chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phát triển dịch vụ và các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp phụ trợ phục vụ nông nghiệp”.

Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu Hậu Giang cần phát huy các lợi thế so sánh và có hướng đi để phát triển. Theo đó, cần “xây dựng các khu, cụm công nghiệp và phải dành đất sạch thu hút đầu tư; nông dân tích tụ hạn điền đủ lớn để làm nông nghiệp công nghệ cao".

Chất lượng nông sản thấp, giá thành cao

Ông Cần cho biết,  nông nghiệp Hậu Giang có một thực tế là quy mô sản xuất nhỏ lẻ; hạ tầng cơ sở và hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ chưa thật tốt; trình độ nguồn lực giới hạn. “Do vậy chúng ta cần có tư duy tiếp cận nền nông nghiệp 4.0, ứng dụng phù hợp công nghệ cao”, ông gợi ý và cho biết cần có tiếp cận đúng từng ngành hàng, hài hòa với cả công nghệ của giai đoạn nông nghiệp 3.0, tức tự động hóa, nhà màng. Điều này, cũng đồng nghĩa với sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo ông Cần, có nhiều lý do (thực trạng) cũng như những thuận lợi cho sự cần thiết phải ứng dụng “phù hợp” công nghệ cao trong thời kỳ nông nghiệp 4.0, đó là:

• Thực tế nông nghiệp Hậu Giang chủ yếu phát triển về số lượng, dựa vào tài nguyên và lao động, chi phí sản xuất quá cao, chất lượng sản phẩm còn kém, giá trị thấp nên hiệu quả thấp.

• Tài nguyên còn hạn chế, bình quân diện tích đất nông nghiệp trên đầu người thấp, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, không tập trung, hợp tác xã quy mô nhỏ và chưa đủ mạnh, phụ thuộc đầu ra của sản phẩm.

• Sản xuất theo thói quen kinh nghiệm, truyền thống, không theo chuỗi giá trị, do vậy, không kiểm soát được chất lượng cũng như không truy xuất được nguồn gốc.

• Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, chế biến tại các vùng sản xuất chưa tốt, chưa thu hút đầu tư, bán sản phẩm thô, giá thấp, giải cứu tiêu thụ sản phẩm. "Với thực trạng như vậy và đây cũng là lý do phải ứng dụng công nghệ cao", ông nhấn mạnh

Tuy nhiên, theo ông, Hậu Giang cũng có những thuận lợi căn bản, đó là:

• Lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp thông minh được chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh.

• Ứng dụng công nghệ cao ngày càng được cộng đồng quan tâm, tăng nhanh các mô hình ứng dụng công nghệ cao, một vài doanh nghiệp chế biến bắt đầu đầu tư… "Đây là những thuận lợi cơ bản", ông nói.

Ngành nào có tiềm năng ứng công nghệ cao?

Đối với sản xuất lúa gạo, theo ông Cần, Hậu Giang có thể đưa công nghệ viễn thám vào quản lý sản xuất và sâu bệnh; ứng dụng quản lý cây trồng thông qua thiết bị điện thoại thông minh; sử dụng phân bón thông minh để sản xuất lúa gạo theo phương pháp hữu cơ, theo chuỗi giá trị, tổ chức theo hợp tác xã.

Còn đối với mô hình nuôi cá da trơn hay cá thát lát quy mô công nghiệp, thì những ngành hàng này hiện là thế mạnh của địa phương, trong vùng cũng đang có những mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi từ sản xuất đến xuất khẩu, Vì vậy, dễ dàng ứng dụng công nghệ nông nghiệp 4.0 như: tự động hóa, internet kết nối vạn vật (IoT).

Trong khi đó, sản xuất rau, hoa quả, Hậu Giang có lợi thế như khóm Cầu Đúc, quýt đường Long Trị, bưởi Châu Thành... là những ngành hàng có công nghệ cho tự động hóa khâu sản xuất cây giống (gồm cả bầu ươm), cơ giới hóa làm đất, trồng, chăm sóc, thu hoạch; phân bón và tưới nước kết hợp; chế phẩm giúp sản xuất trái vụ; công nghệ bảo quản tiên tiến (khí hậu điều khiển, sấy lạnh…). “Do đó, cần lựa chọn những loại hoa, quả có quy mô sản xuất tập trung, có công nghệ và thị trường để thí điểm”, ông cho biết và gợi ý như khóm Cầu Đúc, quýt đường Long Trị, bưởi Châu Thành.

Tuy nhiên, theo ông, đối với cơ quan quản lý của tỉnh, việc định hướng phát triển, tổ chức sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cần phải xác định và đánh giá đầy đủ các vấn đề sau:

• Xác định sản phẩm, với tiêu chí sản phẩm đó có quy mô sản xuất hàng hóa; có thị trường hiện tại cũng như tiềm năng.

• Sản phẩm có đủ điều kiện phát triển như đất đai, phù hợp về khí hậu thời tiết.

• Sản phẩm có công nghệ ở mức độ sản xuất, không phải chỉ trong phòng thí nghiệm.

• Và quan trọng có ý nghĩa quyết định là có doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư sản xuất sản phẩm được lựa chọn. “Kinh nghiệm cho thấy, nhiều nơi thất bại trong những mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chính là chưa đáp ứng đến nơi đến chốn yêu cầu của doanh nghiệp”, ông cho biết và dẫn chứng doanh nghiệp nông nghiệp cần nhiều đất nên phải hỗ trợ tích tụ đất đai hoặc cần vốn và lao động...

Giải pháp nào cho Hậu Giang?

Với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, để thực hiện hiệu quả việc giúp nông dân làm nông nghiệp thông minh, thì bên cạnh việc chỉ đạo cụ thể, vấn đề thay đổi tư duy và đồng hành của các bên liên quan được xem là “chìa khóa” thành công.

Theo ông Cần, Trường Đại học Cần Thơ có Khoa Phát triển nông thôn đóng trên địa bàn tỉnh Hậu Giang là điều kiện thuận lợi. Bởi, hiểu biết và sát với thực tế của địa phương, thuận lợi trong trao đổi, hợp tác phát triển, nhất là trong lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao. “Chúng tôi sẽ là đầu mối cho cho các hoạt động hợp tác, tư vấn, nghiên cứu triển khai ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh”, ông cho biết.

Về đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực, theo đề xuất của ông Cần:

• Tỉnh cần có chính sách đầu tư hoặc kêu gọi đầu tư các ngành hàng trọng tâm, ngành hàng lựa chọn cho ứng dụng công nghệ cao. Ưu tiên đầu tư cho hợp tác xã vì đây là đơn vị tiềm năng của ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phải đủ lớn để vận hành được, không đầu tư dàn trải.

• Lựa chọn đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hàng sản xuất được lựa cho ứng dụng công nghệ cao. Có thể đào tạo qua chương trình hợp tác, thực tập sinh nước ngoài để học tập, nắm bắt công nghệ cao về áp dụng, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao. Địa phương cần hỗ trợ cho doanh nghiệp/người lao động có thiện chí, có tài để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

• Vốn là cái doanh nghiệp luôn luôn thiếu, cho nên, cần đáp ứng cho doanh nghiệp thật sự muốn đầu tư.

Nhãn hàng Đạm Phú Mỹ trưng bày sản phẩm bên lề hội thảo "Giúp nông dân làm nông thông minh. Ảnh: Huỳnh Kim

TS Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch tập đoàn Rynan Holdings SJC: "Người việt Nam thông minh chỉ thiếu môi trường văn minh để sáng tạo"

Hiện trạng canh tác lúa của bà con đang gặp nhiều khó khăn như: nước bị xâm nhập mặn, phân bón không hiệu quả, phát thải nhà kính, thiếu lao động do đô thị hóa, bản thân người nông dân không muốn con làm nông, giống lúa bán không hiệu quả do gạo giá trị không cao, lúa dùng thuốc bảo vệ nhiều. Gạo, trái cây xuất có khi bị các thị trường không cho vì bị dư lượng thuốc quá nhiều.

Công ty tham gia cùng bà con xây dựng xây dựng quan trắc nước thông minh. Trong thời gian 2015-2016, công ty tham gia các điểm quan trắc dùng điện thoại truy cập. Cuối năm nay sẽ xây dựng được 48 trạm. Nông dân dùng điện thoại, truy cập vào phần mầm (app) để biết độ mặn nhờ các ứng dụng. Ngồi nhà uống cà phê để biết độ mặn. Tuy nhiên các cảm ứng có tuổi thọ cần bảo dưỡng liên tục mới có độ chính xác.Hiện nhiều độ mặn không chính xác do không đầu tư bền vững nên không có bảo dưỡng, thiếu nguồn thu để đầu tư. Hậu Giang hiện cần 500 trạm quan trắc. Bà con chỉ cần mua lúa giống hoặc thiết bị sẽ được hỗ trợ.

Khí nhà kính hiện quá tải, 300.000 tấn lúa phát thải 800.000 tấn khí CO2 nhưng nếu canh tác xen kẽ giảm thải 40%. Tuy nhiên bà con nông dân không nhìn thấy phát thải nhà kính nên không hiểu.

Phân Ure khi mình bón 30 -40% thất thoát, 30 -40% hấp thụ vào lúa. Công ty hướng tới phân bón thông minh hiệu quả nhằm giảm phát thải nhà kính, thời gian bón ít, phân nở từ từ phóng thích vào đất.

Thực tế 30-40% phế liệu nuôi tôm trở thành phân bón tốt. Tuy nhiên nguyên liệu này đang đi bỏ rất lãng phí.

Công ty đang hướng tới cánh đồng thông minh, canh tác thông minh. Tất cả đều do người Việt Nam sáng chế, đặc biệt Đại học Cần Thơ. Mục đích cuối cùng là giúp bà con nông dân tăng lợi nhuận, làm giàu trên mảnh đất của mình. Người Việt Nam thông minh chỉ thiếu môi trường văn minh để sáng tạo.

Ông Nguyễn Hồng Quang, Chủ tịch Công ty cổ phần Nông trại sinh thái Ecofarm: Ecofarm sẵn sàng "đồng hành" cùng nông dân làm nông thông minh

Sau thành công của dự án trồng rau tại Nông trại của Ecofarm Phú Quốc vào năm 2008-2009, Công ty cổ phần Nông trại sinh thái Ecofarm quyết định đầu tư mạnh vào các dự án nông nghiệp sạch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Năm 2011, Ecofarm liên kết, hỗ trợ nông dân xây dựng mô hình sản xuất 10 héc ta hồ tiêu theo tiêu chuẩn GlobalGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn cầu) và bao tiêu đầu ra toàn bộ sản phẩm.

Trong quá trình hợp tác này, Ecofarm đã hỗ trợ nông dân hướng tới áp dụng công nghệ cao như: cung ứng trụ tiêu đạt tiêu chuẩn GlobalGAP, phân hữu cơ vi sinh, tư vấn kỹ thuật, hướng dẫn nông dân ủ lên men vi sinh xác cá, mắm, phân chuồng để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây tiêu; hướng dẫn xử lý sâu bệnh hại theo phương pháp sinh học, an toàn cho môi trường.

“Trong năm 2011, Nông trại Ecofarm tại Phú Quốc là đơn vị đầu tiên của Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được trao chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Việt Nam) trên cây rau”, ông cho biết và thông tin sau thành công như nêu trên, Ecofarm tiếp tục đầu tư mạnh vào các địa phương ở ĐBSCL như: Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An…

Theo ông Quang, trong giai đoạn 2020-2030, Ecofarm sẽ tiếp tục phấn đấu nhằm từng bước khẳng định thương hiệu của đơn vị này trên thị trường trong nước và thế giới với mục tiêu: “Nông sản sinh thái chuẩn mực của thế giới đến từ Việt Nam”.

Ông Quang cho biết, hiện Ecofarm đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, đầu tư và phát triển nông nghiệp thông minh phù hợp với định hướng, mục tiêu và năng lực của đơn vị trong từng giai đoạn. “Để thực hiện được hoạt động, chúng tôi có quan hệ hợp tác chiến lược với nhiều đơn vị viện, trường, cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đầu ngành trong nước và một số công ty, doanh nghiệp nước ngoài như Nhật, Mỹ, Úc, …”, ông cho biết.

Khách tham quan mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Ecofarm Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp.

Trong khi đó, với hệ thống công ty thành viên, Ecofarm có năng lực:

-  Cung ứng các sản phẩm, chế phẩm sinh học công nghệ cao trong việc giải quyết vấn đề dinh dưỡng, hữu cơ, phòng trừ sâu bệnh sinh học, thảo dược cho vật nuôi, cây trồng (công ty Ecofarm Long An);

- Tổ chức sản xuất cây trồng công nghệ cao, hướng dẫn, đào tạo, tập huấn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ (công ty Ecofarm Đồng Tháp);

- Sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm thảo dược và kinh doanh thương mại điện tử (công ty Ecofarm Kiên Giang).

- Tư vấn, thiết kế, thi công các mô hình du lịch nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ và hoa viên cây cảnh (công ty Ecofarm Phú Quốc);

- Sản xuất, chế biến một số loại thực phẩm sinh thái - hữu cơ theo yêu cầu đặt hàng (công ty Econuti).

Riêng Hậu Giang, theo ông Quang, Ecofarm đã từng tham gia hỗ trợ các dự án dưa Hấu VietGAP, Chanh không hạt VietGAP trong giai đoạn 2011 – 2014. “Do đó, chúng tôi nhận thấy rằng hoạt động của hệ thống thành viên Ecofarm phù hợp và có thể đáp ứng được mong đợi của bà con nông dân cũng như của tỉnh Hậu Giang về thực hành nông nghiệp thông minh trong giai đoạn 2020 – 2025 và sau đó”, ông nhấn mạnh.

Theo ông Quang, Ecofarm sẵn sàng chia sẽ thông tin, nguồn lực cũng như mối quan hệ với các đơn vị, doanh nghiệp cùng lĩnh vực hoạt động với bà con nông dân tỉnh Hậu Giang; tham gia thực hành nông nghiệp thông minh tại tỉnh Hậu Giang thông qua các dự án hợp tác; đầu tư hoặc hợp tác đầu tư vào các dự án nông nghiệp thông minh kết hợp du lịch tại tỉnh Hậu Giang trên cơ sở các bên đều có lợi; tư vấn, chuyển giao một phần hoặc trọn gói các công nghệ thuộc lĩnh vực nông nghiệp thông minh.

Ông Trương Chí Hào - Giám đốc điều hành Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh: "Tạo ra được sản phẩm tốt phù hợp với yêu cầu thị trường chính là tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp"

Công ty Tiến Thịnh thành lập và xây dựng từ năm 2015, chuyên thu mua và chế biến các loại trái cây vùng nhiệt đới để xuất khẩu, thị trường tiêu thụ của công ty chủ yếu gồm các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia …  chiếm trên 95%.

Những loại trái cây nguyên liệu do công ty thu mua đều có sự hợp tác, đầu tư và quản lý đến qui trình trồng và chăm sóc. Đặc biệt quan tâm đến dư lượng nông dược nghiêm khắc, theo tiêu chuẩn của các nước tiêu thụ vốn là những nước phát triển cao.

Quá trình xây dựng vùng nguyên liệu cần có nguồn lực tài chính, nhân sự tập trung cho vùng nguyên liệu quá lớn, rất khó bảo đảm chuỗi giá trị của nông sản từ đồng ruộng đến khách hàng được trọn vẹn. Với nhiều công đoạn chính nêu trên, việc quản lý rủi ro không thể đơn giản mà ngược lại cần có tính chuyên nghiệp thì mới làm tốt được.

Tạo ra được sản phẩm tốt phù hợp với yêu cầu thị trường chính là tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Bởi vì một trong các khâu bị bẻ gãy thì rủi ro sẽ có và ảnh hưởng đến giá trị của sản phẩm.

Sự liên kết người cung cấp, nhà máy sản xuất và thị trường sẽ tăng lợi lợi nhuận tiết kiệm thời gian, dễ dàng tạo ra sản phẩm chất lượng. Sự liên kết này cũng ý nghĩa làm giảm bớt chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận nhờ vào việc giảm chi phí đầu tư (phân bón thuốc sâu…), giảm sản phẩm hỏng, giảm thời gian tồn trữ vận chuyển…

Nếu liên kết sản xuất trực tiếp với nông dân nhỏ lẻ (trừ các nông trại) thì mối quan hệ ràng buộc lỏng lẻo, khó áp dụng chế tài nếu nông dân không tuân thủ hợp đồng đã ký. Thực tế, có tình trạng bị vỡ hợp đồng do biến động giá thị trường, nảy sinh tình huống bị trà trộn sản phẩm bên ngoài không bảo đảm chất lượng...

Trong quá khứ kịch bản “được mùa mất giá” thường xảy ra, tạo thành ấn tượng xấu trong suy nghĩ của bà con nông dân. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn khi bị nông dân “bẻ kèo”, bán nông sản cho người khác do giá thị trường đột biến tăng cao. Doanh nghiệp mất sản lượng phải nâng giá mua, do hợp đồng ký kết trước nên nâng giá công ty chịu lỗ nhưng bắt buộc phải mua. Do đó, nông dân và doanh nghiệp cần bắt tay nhau bền vững

Vì vậy, theo chúng tôi, doanh nghiệp chỉ nên giữ vai trò chính là áp dụng các công nghệ mới, hướng dẫn và giám sát quá trình sản xuất của nông dân, cung ứng “đầu vào” (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiến bộ khoa học kỹ thuật, thiết bị, công nghệ…) và bao tiêu “đầu ra” cho cá

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới