Thứ ba, 26/11/2024
27 C
Ho Chi Minh City

OCB duy trì tăng trưởng hoạt động kinh doanh cốt lõi, đồng hành cùng khách hàng

Doãn Thụy

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Tăng vốn điều lệ thành công lên 20.548 tỉ, lợi nhuận trước thuế tăng 19,1% so với cùng kỳ, liên tục tung hàng loạt gói tín dụng ưu đãi với mức lãi suất hấp dẫn dành cho khách hàng… là những điểm sáng trong bức tranh kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) năm 2023. 

Tăng vốn điều lệ thành công lên 20.548 tỉ, lợi nhuận trước thuế tăng 19,1% so với cùng kỳ, liên tục tung hàng loạt gói tín dụng ưu đãi với mức lãi suất hấp dẫn dành cho khách hàng… là những điểm sáng trong bức tranh kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) năm 2023.

Hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tốt

Theo kết quả báo cáo tài chính năm 2023 vừa được OCB công bố, tính đến 31-12-2023, tổng tài sản của OCB đạt 239.454 tỉ đồng, tăng 23,4% so với năm 2022. Tổng huy động thị trường 1 đạt 168.112 tỉ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ. Dư nợ thị trường 1 tăng 20,5% so với năm 2022 đạt 148.005 tỉ đồng, thực hiện 100% kế hoạch năm. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 144.849 tỉ, hoàn thành 101% mục tiêu đề ra, tăng 20,9% so với năm trước nhờ tích cực triển khai hàng loạt gói cho vay với lãi suất ưu đãi và thủ tục đơn giản. Đặc biệt, OCB là một trong số ít các ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn so với mặt bằng chung toàn ngành.

Vốn chủ sở hữu tăng 16,4% so với cùng kỳ khi đạt 29.411 tỉ đồng. Năm 2023 cũng là năm OCB đạt dấu mốc đầy ấn tượng khi tăng vốn điều lệ thành công lên 20.548 tỉ đồng (tăng 6.849 tỉ đồng). Với việc thành công tăng trưởng vốn điều lệ, OCB chính thức nằm trong nhóm Top ngân hàng tư nhân có vốn điều lệ lớn nhất hệ thống, đồng thời trở thành một trong những ngân hàng tăng trưởng vốn điều lệ mạnh nhất trong năm nay.

Tổng thu thuần tăng 11,6% đạt 9.525 tỉ, trong đó thu thuần từ lãi đạt 7.291 tỉ tăng 4,9%, chỉ số tăng trưởng này phần nào phản ánh thực trạng của toàn ngành, khi năm 2023 đa số hoạt động thu từ lãi của nhiều ngân hàng giảm so với cùng kỳ bởi tăng trưởng cho vay của ngành đang chậm lại, sức hấp thu vốn của nền kinh tế yếu. Thêm vào đó, thị trường bất động sản vẫn khó khăn, ngành ngân hàng không những khó khơi thông dòng chảy vốn, mà nợ xấu có xu hướng gia tăng, buộc các nhà băng phải tăng trích lập dự phòng.

OCB duy trì tăng trưởng các hoạt động kinh doanh cốt lõi của ngân hàng.

Thu thuần ngoài lãi có sự tăng trưởng trở lại so với năm 2022 khi tăng 40,9%, đạt 2.234 tỉ đồng. Thu thuần dịch vụ đạt 882 tỉ đồng, nổi bật là ngân hàng số OCB OMNI và mảng dịch vụ Thẻ. Cụ thể, tổng số lượng người dùng OCB OMNI tăng 28% so với 2022; số lượng giao dịch đã được thực hiện trong năm 2023 tăng 60,9% so với 2022; Tổng số lượng tiền gửi huy động tăng 23% so với cùng kỳ.

Mảng dịch vụ Thẻ có bước tăng trưởng đột phá tính từ thời điểm 3 năm trở lại đây, tổng số lượng thẻ phát hành tăng trưởng 348% so với năm 2020 và đạt kỳ vọng tăng 93% ở các dòng thẻ ghi nợ khi so sánh với cùng kỳ 2022. Các chỉ số doanh số giao dịch thẻ tín dụng, dư nợ thẻ tín dụng, tổng thu thuần đều ghi nhận mức tăng trưởng dương so với năm 2022, cụ thể đạt tỷ lệ gia tăng lần lượt là 97%, 31% và 64%.

Những yếu tố trên đã giúp OCB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 5.227 tỉ đồng tăng 19,1% so với năm 2022. Bên cạnh đó, OCB cũng chủ động tiết giảm chi phí, tạo điều kiện để giảm lãi suất cho vay khách hàng khi mà chỉ số CIR (chi phí/doanh thu) giảm chỉ còn 33,3% trong khi năm 2022 là 36,3%. Vì vậy, OCB được đánh giá là một trong số ít các ngân hàng kinh doanh khởi sắc và kiểm soát tốt chi phí trong năm 2023 khi bối cảnh kinh doanh chung của các ngân hàng trên toàn hệ thống còn gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, nhờ đẩy mạnh hoạt động quản lý, thu hồi nợ, kiểm soát tốt tình hình nợ quá hạn, nợ xấu... nên tỷ lệ nợ xấu của OCB luôn được kiểm soát, đảm bảo đáp ứng theo đúng quy định của NHNN.

“Tăng tốc” cùng khách hàng và tiên phong tuân thủ, thực hiện quy định của Chính phủ, NHNN

Năm 2023 được đánh giá rất biến động và khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ tài chính tối ưu, OCB chủ động cùng khách hàng đưa ra nhiều giải pháp, hành động cụ thể, thực tế để “vượt sóng”, biến thách thức thành cơ hội thông qua các chính sách ưu đãi về lãi suất.

Cụ thể, những khách hàng bị ảnh hưởng ít và vẫn đang hoạt động tốt, OCB sẵn sàng triển khai các chương trình hỗ trợ giảm lãi suất, giảm chi phí để tiếp tục hoạt động, kinh doanh vững vàng hơn, thậm chí là giải quyết nhanh các nhu cầu gia tăng tín dụng. Thứ 2 là nhóm khách hàng khó khăn không có khả năng trả nợ, nguy cơ thành nợ xấu hoặc phải cơ cấu, OCB vẫn tiếp tục khoanh lại nợ cũ, hỗ trợ giải quyết cho vay theo hướng giúp khách hàng vừa thực hiện được phương án kinh doanh mới, trả được nợ của khoản vay mới nhưng đồng thời tích lũy để trả được nợ khoản vay cũ. Trong nhóm này thậm chí NH có chính sách rất linh hoạt để giúp khách hàng có điều kiện phát triển, mở rộng quy mô.

Hàng loạt các chương trình ưu đãi về lãi suất được OCB triển khai trong năm 2023.

Nếu so sánh với thời kỳ lãi suất cao nhất của năm 2023, thì thời điểm gần cuối năm, gần như khách hàng được giảm lãi suất trung bình khoảng 50%. Ví dụ trung bình đầu năm khách hàng vay 12%, thì bây giờ có thể vay ở khoảng 6 - 7%, đại diện lãnh đạo OCB cho biết thêm.

Ngoài việc chú trọng vào việc tháo gỡ, đồng hành cùng khách hàng. Trong năm 2023,  OCB cũng là một trong những ngân hành được đánh giá rất cao trong việc nghiêm túc thực hiện quy định Chính phủ, NHNN. Cụ thể, OCB liên tục nằm trong Top 30 doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam những năm gần đây. Điều này đã thể hiện rõ nét nguyên tắc kinh doanh của OCB trong hoạt động tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam, đặc biệt là các quy định về thuế. Đây cũng chính là kim chỉ nam trong mọi hoạt động của ngân hàng với mục tiêu tăng trưởng ổn định, bền vững và minh bạch.

Song song đó, các chỉ số tăng trưởng, quy mô tài sản và quản trị rủi ro luôn được đảm bảo, do vậy tháng 11-2023, OCB tiếp tục góp mặt trong bảng xếp hạng Top 500 ngân hàng mạnh nhất Châu Á - Thái Bình Dương.

Năm 2024, OCB kỳ vọng gia tăng gấp đôi cơ sở khách hàng thông qua việc thay đổi sản phẩm dịch vụ, tích cực triển khai chuyển đổi số và tạo ra các sản phẩm số hóa mới trên thị trường, bên cạnh việc không ngừng nâng cao chất lượng tài sản, tiếp tục nâng cấp hệ thống quản lý rủi ro, để các khoản vay mới được cho vay chặt chẽ hơn, đảm bảo chất lượng tín dụng và sức khỏe ngân hàng, hướng đến việc phát triển bền vững.

Đặc biệt năm 2024, OCB sẽ công bố chiến lược kinh doanh phát triển bền vững. Đây là vấn đề mà các tổ chức tài chính quốc tế như WB, IFC, ADB… trong quá trình làm việc với OCB rất khuyến nghị thúc đẩy các chương trình xanh, phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội và quản trị minh bạch. OCB thực tế cũng đã xây dựng các chuẩn mực xanh trong hoạt động từ nhiều năm trước, nhưng trong năm 2024, OCB đưa các nội dung này thành chiến lược tổng thể, xây dựng thành khung ESG để điều chỉnh tất cả các sản phẩm OCB đưa ra thị trường, đồng thời nâng cao tiêu chuẩn trong quản trị, quản lý nội bộ trong ngân hàng và xây dựng, bảo vệ môi trường, đóng góp nhất định vào sự phát triển bền vững của cộng đồng cũng như của Việt Nam.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới