Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Phấn đấu chủ động 50% nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước

T.H

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Đến thời điểm này, các mặt hàng thức ăn chăn nuôi vẫn chưa có dấu hiệu giảm giá khiến các hộ chăn nuôi không khỏi lo lắng. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị trình Chính phủ xem xét, phê duyệt dự thảo Nghị định quy định về chính sách đầu tư hỗ trợ sản xuất nhằm chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước.

Giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng khiến các hộ chăn nuôi không khỏi lo lắng. Ảnh: Trung Chánh

Dự thảo đề cập đến các vấn đề về hỗ trợ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ nguyên liệu trong nước. Đồng thời, phát triển các vùng nguyên liệu ngô, đậu tương nhằm chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu.

Trong đó, nổi bật là chính sách hỗ trợ đối với các tổ hợp tác, hợp tác xã. Nhà nước hỗ trợ tối đa 50% về tổng chi phí cho cơ sở hạ tầng của vùng nguyên liệu. Tổng hỗ trợ không vượt quá 2 tỉ đồng cho một dự án.

Hoặc hỗ trợ khoảng 50% cho việc mua các loại giống mới. Đặc biệt giống có năng suất, chất lượng cao, tổng hỗ trợ tối đa 100 triệu đồng.

Trong dự thảo này còn đề cập đến chính sách sẽ hỗ trợ 50% chi phí để thu gom đất nông nghiệp nhằm có diện tích lớn để cơ giới hóa đồng bộ. Tổng chi phí hỗ trợ cho mỗi dự án không quá 1 tỉ đồng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu, sản xuất nguyên liệu thức ăn bổ sung cũng được hỗ trợ 50% chi phí. Trong đó, tối đa là 2 tỉ đồng cho một dự án.

Dự thảo này sẽ được trình Chính phủ xem xét, phê duyệt vào cuối năm nay.

Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2022, giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi trong nước đã có đến 17 lần tăng giá. Chỉ trong 9 tháng năm 2022, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đạt gần 4,07 tỉ đô la Mỹ, tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Chi phí sản xuất tăng nhưng giá bán đầu ra không tăng, thậm chí có thời điểm sụt giảm khiến không ít hộ chăn nuôi bị thua lỗ, thậm chí phải "treo" chuồng.

Theo đại diện Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), thức ăn chăn nuôi chiếm 65-70% chi phí sản xuất. Theo thống kê sơ bộ, hiện cả nước có 269 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi hỗn hợp và có công nghệ sản xuất hiện đại. Tuy nhiên, nguyên liệu đầu vào cho hệ thống sản xuất còn ít. Đơn cử như năm ngoái, có 65% sản lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu.

Theo Báo Chính phủ

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới