Thứ Sáu, 29/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Phục dựng và hồi sinh văn hóa chợ nổi

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Phục dựng và hồi sinh văn hóa chợ nổi

Nội dung: Đào Loan – Trình bày: Doãn Thụy

Phục dựng và hồi sinh văn hóa chợ nổi
 

(TBKTSG Online) – Từ đầu năm ngoái đến nay, “ông trùm” du lịch tàu biển, cách gọi thân thiết mà những người làm việc trong ngành du lịch dành cho ông Phan Xuân Anh, Chủ tịch HĐTV Công ty Du Ngoạn Việt, dành nhiều thời gian đi đi về về vùng Đồng bằng sông Cửu Long âm thầm thực hiện một dự án mới.

Những nội dung mà TBKTSG Online ghi nhận dưới đây được trao đổi trong khoảng thời gian từ giữa năm 2019, khi doanh nhân này thuyết phục được người dân cùng quay lại buôn bán ở chợ nổi cho đến khi chợ đã thu hút được khá đông du khách ở hiện tại.

Đúng là vùng này có nhiều điều thú vị có thể thu hút du khách nhưng chợ nổi là một nét văn hóa rất khác biệt. Khách nước ngoài cực kỳ thích chợ nổi. Ở đó, họ thấy một kiểu buôn bán, một văn hóa rất khác biệt với những vùng miền khác mà họ đi qua.

Thêm vào đó, du khách đặc biệt là du khách tàu biển mà chúng tôi đón ngày càng có xu hướng muốn tiếp cận gần hơn với người dân địa phương và chợ nổi là nơi thích hợp để đem lại điều này cho khách.

Trước đây, miền Tây có nhiều chợ nổi nhưng nay ngày càng mai một do hệ thống giao thông đường bộ tốt hơn, người dân có thể vận chuyển hàng hóa, buôn bán mà không cần ra chợ nổi. Với những chợ còn hoạt động, không khí mua bán cũng không còn náo nhiệt như trước.

Nhiều khách nước ngoài cho biết rất háo hức về miền Tây Nam bộ để xem chợ nổi nhưng lại thất vọng trước cảnh đìu hiu.
Trong ngành, chúng tôi vẫn hay nói với nhau là tiếc nuối cho loại hình sản phẩm du lịch này. Trong khi Thái Lan không có chợ nổi mà vẫn sắp đặt các cửa hàng, dịch vụ trên kênh đào cho du khách vui chơi còn miền Tây Nam bộ của chúng ta thì có nhưng lại để vắng vẻ.

Vì thế, tôi muốn phục dựng, giữ hồn cho chợ nổi nhằm giúp bà con có thêm cơ hội mua bán và góp phần làm sản phẩm du lịch phong phú hơn. 

Vì trước đây chợ nổi Cái Bè rất nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách nhưng khoảng ba năm nay, từ khi có cầu Cái Bè thì không khí buôn bán rất eo xèo. Thuyền buôn ngày càng ít vì phần lớn người dân bỏ chợ.

So với các chợ khác, Cái Bè có lợi thế lớn để thu hút khách du lịch vì gần TPHCM, thuận tiện cho du khách đi chơi rồi về trong ngày. Cái Bè cũng là điểm dừng của nhiều tàu du lịch chuyên tuyến Đông Dương, tạo thêm cơ hội đón du khách nước ngoài từ những con tàu này.

Đúng là phải mất một quá trình dài tôi mới tìm được con đường để triển khai dự án. Ban đầu, tôi chọn góc độ tiếp cận từ doanh nghiệp. Tôi trao đổi dự án với các doanh nghiệp trong ngành cùng một số công ty du lịch ở Mỹ Tho (Tiền Giang), hầu như ai cũng cho rằng đây là dự án hay và nên làm.

Tuy nhiên, cuối cùng lại không tìm được người cùng làm vì họ cho rằng khó tìm được lối ra. Ngay cả thành phố Mỹ Tho còn vắng du khách thì làm sao đưa khách đến được huyện Cái Bè, đó là chưa kể làm sao để kéo được bà con quay lại sau một thời gian dài bỏ chợ… Khó khăn thì nhiều mà phần "tiền tươi thóc thật" thu được từ dự án thì khá mơ hồ cho nên rất khó thực hiện

Phương án tiếp cận thứ nhất không được. Tôi xoay qua hướng tiếp cận với người phụ trách chợ và một số người làm dịch vụ lưu trú homestay ở Cái Bè, cũng được khen là dự án hay nhưng rồi cũng không đi đến cùng được.

Tiếp đến, tôi trò chuyện với cánh hướng dẫn viên du lịch. Anh em cũng muốn chợ "sống" lại để có thêm khách nhưng cũng không thể cùng. Tuy nhiên, những buổi trò chuyện này lại giúp tôi một việc rất quan trọng, mở ra một hướng mới, có hiệu quả hơn để triển khai dự án.

Đó là, bắt đầu từ người dân, kết nối trực tiếp với người dân để kêu gọi họ cùng làm. Anh em hướng dẫn viên đã giúp tôi kết nối với một người lái đò ở chợ nổi Cái Bè. Có người địa phương làm cầu nối, tôi mới có thể bắt đầu quá trình tiếp cận người dân và thuyết phục bà con cùng làm với mình.

Khâu đầu tuy gian nan nhưng khâu thuyết phục bà con xuống chợ còn khó hơn. Nhờ anh lái đò địa phương làm cầu nối, từ tháng 6-2019, tôi xuống làng Đông Hòa Hiệp, cù lao Tân Phong để gặp gỡ trực tiếp và thuyết phục bà con. Ban đầu ai cũng lắc đầu vì đã bỏ chợ lâu quá.

Tôi cùng anh này cứ lân la đầu trên xóm dưới, hỏi thăm bà con xem có người nào khó khăn, chưa tìm được sinh kế và muốn quay lại chợ để tính cách làm chung.

Lý do chính khiến bà con bỏ chợ là vì nơi đó không còn làm ăn tốt như xưa. Vì thế, tôi thuyết phục người dân bằng những nội dung như vừa nói ở trên, lý giải rõ ràng cơ hội có được nguồn khách sẽ đến… Thậm chí còn chấp nhận hỗ trợ ban đầu 3 triệu đồng/người/tháng để bà con quay lại chợ.

Vài tháng sau, những người đầu tiên đồng ý. Khi đó, lại nảy sinh ra vấn đề mới là do chợ hoạt động quá eo sèo nên người dân đã bán hết thuyền và không đủ tiền mua cái khác.

Chúng tôi quyết định hỗ trợ thuyền cho bà con và ngay lập tức lao vào tìm ghe để mua, sửa sang vì chợ có thể bắt đầu phục hồi vào tháng 10-2019, tức tháng đầu tiên của mùa cao điểm đón khách quốc tế, nhằm đưa khách về cho thêm chợ nhộn nhịp hơn. Thêm vào đó, nếu đưa được thuyền hoạt động vào tháng 10-2019 thì có thời gian để chỉnh đốn những dịch vụ còn chưa tốt để mọi thứ sẳn sàng phục vụ khách từ tháng 11-2019, tức thời điểm đỉnh cao của mùa đông khách

Chúng tôi đã đi sục sạo khắp Trà Vinh, Sóc Trăng, Sa Đéc mua lại một số thuyền 18-30 tấn cũ để sửa sang, cho bà con mượn buôn bán. Giá của mỗi chiếc là từ 60-90 triệu đồng. May mắn là mọi việc diễn ra như dự kiến, từ ngày 1-10-2019, người dân chính thức mang thuyền ra chợ.

Cho đến nay, chúng tôi đã có 16 chiếc loại 18-30 tấn và 10 chiếc ghe nhỏ. Các sản phẩm bán ở chợ phần lớn là các loại nông sản như khoai, bí, dưa hấu, có cả  hải sản cùng thức ăn, nước uống…

Khi khách đông hơn, nhiều người khác cũng đem ghe đến buôn bán làm không khí nhộn nhịp hơn. Thời điểm hiện tại, mỗi ngày có khoảng 40-50 chiếc ghe hoạt động ở đây.

Hiện có những người, cứ có trái mít hay vài ký mận chín trong vườn là chèo xuồng ra chợ bán làm cho chợ rất vui. Bà con càng buôn bán nhiều, càng có thêm cơ hội cải thiện cuộc sống và du khách thì có thêm niềm vui, sự trải nghiệm.

Tôi mong rằng sắp tới những gia đình trẻ còn khó khăn hay những người trẻ muốn bắt đầu kinh doanh, làm dịch vụ gì đó mới mẻ trên chợ nổi cũng ra chợ. Chỉ cần có kế hoạch đàng hoàng, chúng tôi sẽ tư vấn những dịch vụ cần làm thêm và hỗ trợ thuyền bè cho người dân làm.

 

Không hẳn là như vậy. Chợ nổi để thu hút khách quốc tế khác một chút với chợ nổi truyền thống.
Từ lâu, cứ nói đến chợ nổi là người dân mình hay nghĩ đến là nơi tập hợp những chiếc thuyền chở hàng hóa, trên mỗi thuyền có cây sào, bán loại nào thì treo lên giới thiệu.

Tuy nhiên, du khách nước ngoài lại nghĩ khác, họ cho đó chỉ là các thuyền buôn (trading boat) trên chợ. Chợ nổi (floating market) là phải là nơi có thuyền qua lại buôn bán, có dịch vụ ăn uống, giải trí… thì mới hấp dẫn.

Vì thế, khi sửa tàu, chúng tôi lắp đặt thêm bàn ghế, đưa thêm chén dĩa để du khách có thể ngồi ăn uống hay trên các thuyền bán cá, chúng tôi thiết kế chỗ để khách có thể thấy cá đang bơi…

Thông thường, chợ nổi chỉ hoạt động đến gần trưa là tan nên khách đến muộn coi như lỡ chuyến. Với việc hợp tác với bà con, khi những thuyền khác tan chợ thì những chiếc này vẫn hoạt động đến chiều, tạo thuận lợi cho khách tham quan.

Cùng với những du khách tự đến, chúng tôi cũng đưa khách tàu biển của công ty xuống chợ nổi. Hầu hết khách du lịch đều thích thú.

Như tôi đã nói, điều quan trọng nhất là phải cho người dân tin là sinh kế sẽ tốt hơn khi quay lại chợ. các phương tiện ghe thuyền phải đẹp, đủ tiện nghi cho kinh doanh hàng nông sản và dân tạm trú trên đò để kinh doanh.

Khách mồi cũng quan trọng để trong thời gian đầu, khi chợ chưa đông đúc, người dân cũng có cơ hội buôn bán kiếm thu nhập. Ở chợ Cái Bè, chúng tôi tăng cường đưa khách quốc tế đến đây cũng là nhằm mục đích này.

Thêm vào đó, cũng nên để ý đến vệ sinh môi trường vì du khách rất coi trọng điều này. Hiện mỗi ngày chúng tôi đều cho vài ghe nhỏ vào những con rạch gần chợ nhặt rác để bảo đảm vệ sinh.

Dự án này có mục tiêu quan trọng là khôi phục lại chợ nổi, nét văn hóa đặc sắc của miền Tây và hỗ trợ người dân có điều kiện mưu sinh tốt hơn. Làm điều này là thể hiện trách nhiệm cộng đồng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc chợ nổi “sống” lại cũng giúp chúng tôi có sản phẩm du lịch tốt để chào bán cho khách hàng.

Trước đây, du khách đến ai cũng than phiền chợ quá buồn nhưng nay khách đã hài lòng, có nghĩa là chất lượng dịch vụ tại điểm đến tốt hơn, cơ hội thu hút khách cũng cao hơn. Ở khía cạnh này có thể cho rằng chúng tôi đang đầu tư cho một sản phẩm chất lượng. Doanh nghiệp lữ hành thường rất thiếu sản phẩm cho nên đây là hạng mục đáng để đầu tư.

Sắp tới, chúng tôi sẽ còn đầu tư tiếp, sẽ giúp địa phương phát triển làng nghề như kẹo dừa, bánh cốm… vốn cũng đang trong tình trạng mai một dần.

Chúng tôi sẽ hỗ trợ, cho người dân hiểu thêm về cách làm du lịch, tư vấn cách đóng gói sản phẩm cho bắt mắt hơn, cho du khách mang về thuận tiện hơn… Từng bước như thế cải thiện sẽ giúp du lịch nâng cao chất lượng và làm cho điểm đến có sức cạnh tranh tốt hơn.

Xin cảm ơn ông!

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới