Thứ hai, 23/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Podcast 7-4-2023 – Đấu thầu dự án PPP và điểm nghẽn trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Saigon Times Podcasts

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), gần như tất cả các dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế vì lợi ích chung đều được tổ chức đấu thầu, kể cả dự án, công trình cần hay không cần đáp ứng tiêu chí, điều kiện bổ sung (điều 78 và 127 dự thảo).

Mời quý vị nghe những phân tích chuyên sâu của tác giả Trương Trọng Hiểu, Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG TPHCM trong bài 'Đấu thầu dự án PPP và điểm nghẽn trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên podcast 7-4-2023. 

1 BÌNH LUẬN

  1. Tại sao “các trường hợp đấu thầu dự án có sử dụng đất” lại cần bao gồm cả “dự án đầu tư công hoặc dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (gọi tắt là PPP)”?
    Xin trao đổi lại với tác giả như sau:
    Hiện nay hệ thống luật về đầu tư của ta gồm 3 luật cơ bản điều chỉnh 3 hoạt động đầu tư cơ bản:
    – Hình thức 1: Đầu tư công bằng nguồn vốn đầu tư công của Nhà nước, theo hành lang pháp lý là Luật Đầu tư công;
    – Hình thức 2: Đầu tư kinh doanh, hay còn gọi là đầu tư tư nhân bằng nguồn vốn tư nhân, theo hành lang pháp lý là Luật Đầu tư năm 2020;
    – Hình thức 3: Đầu tư đối tác công – tư (PPP) bằng nguồn vốn hỗn hợp PPP, theo hành lang pháp lý là Luật Đầu tư PPP 2020.
    Có vẻ như tác giả hiểu chưa đúng khái niệm, nội hàm, mục đích, triết lý của đấu thầu dự án có sử dụng đất. Tôi xin trao đổi ngắn gọn như sau:
    Hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất theo Luật Đấu thầu 2013 (và dự thảo Luật Đấu thầu sửa đổi), cũng như Luật Đất đai 2013 là chủ yếu áp dụng cho các dự án theo Hình thức 2: Đầu tư kinh doanh – đầu tư tư nhân, theo hành lang pháp lý là Luật Đầu tư năm 2020. Đây là các dự án có mục đích sinh lợi, việc đấu thầu là để khai thác tối đa “chênh lệch địa tô” do quá trình chuyển mục đích sử dụng đất. Triết lý của nó là: Nhà nước cho phép DN tư triển khai dự án, Nhà nước thu hồi đất- chủ yếu đất nông nghiệp để chuyển mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp và giao cho doanh nghiệp làm dự án, khi đó dự án sẽ tạo ra “chênh lệch địa tô” và Nhà nước sẽ khai thác chủ yếu “chênh lệch địa tô” đó để nộp ngân sách, chi cho đầu tư phát triển. Việc đấu thầu chính là để chọn ra nhà đầu tư có năng lực, triển khai dự án hiệu quả nhất, qua đó mang lại “chênh lệch địa tô” lớn nhất và lợi ích cho Nhà nước, cho Nhân dân cao nhất.
    Hình thức 1: Đầu tư công bằng nguồn vốn đầu tư công thì đương nhiên không cần đấu thầu, vì đây là các dự án thuần túy lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng (các dự án hạ tầng, điện, đường, trường, trạm…) Nhà nước thu hồi đất và giao cho 1 cơ quan trực thuộc làm chủ đầu tư dự án theo cơ chế, quan hệ hành chính cấp trên – cấp dưới (ví dụ giao cho Sở XD làm chủ đầu tư dự án trường học công lập, hoặc giao cho BQL dự án công trình giao thông làm chủ đầu tư dự án đường tỉnh lộ…) Trường hợp này tại sao phải đấu thầu? Cho Sở XD đấu với Sở Giao thông xem Sở nào làm tốt hơn chăng? Hay tác giả nhầm lẫn giữa đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư triển khai dự án với đấu thầu lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thiết kế/thi công trong dự án?
    Hình thức 3: Đầu tư đối tác công – tư (PPP) bằng nguồn vốn PPP. Loại hình này thì việc lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu quy định trong Luật PPP. Nhà đầu tư trúng thầu sẽ được Nhà nước thu hồi đất và giao đất cho thực hiện dự án. Dự án dạng này cũng không phải “dự án có sử dụng đất” theo ý nghĩa của dự thảo Luật Đất đai (việc giao đất chỉ để xây dựng công trình, ví dụ làm tuyến đường cao tốc và khai thác dưới hình thức thu phí BOT, chứ không phải kinh doanh BĐS, bán nhà ở, công trình xây dựng…) Như vậy hình thức này không nhắm đến khai thác “chênh lệch địa tô” do quá trình chuyển mục đích sử dụng đất và khác rất xa với các “dự án có sử dụng đất” theo dự thảo Luật Đất đai.
    Kết luận: đấu thầu dự án có sử dụng đất theo Luật Đấu thầu, Luật Đất đai (sửa đổi) chủ yếu hướng đến các dự án đầu tư kinh doanh để khai thác, phân chia đấu thầu dự án có sử dụng đất” và chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư kinh doanh – đầu tư tư nhân theo Luật Đầu tư. Việc cho rằng cần phải mở rộng nó ra cho các dự án đầu tư công, dự án PPP là chưa chuẩn xác.
    Nguyễn Văn Đỉnh

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới