Thứ tư, 22/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

‘Quả ngọt’ từ chính sách hỗ trợ của Mỹ: 200 tỉ đô la đổ vào hoạt động sản xuất

Chánh Tài

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) – Các khoản trợ cấp, cho vay, tín dụng thuế khổng lồ từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) và Đạo luật CHIPS và Khoa học (CSA) của Mỹ đã thu hút hơn 200 tỉ đô la đầu tư sản xuất chip, pin xe điện và các công nghệ sạch khác ở nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Chính sách trợ cấp công nghiệp của Tổng thống Joe Biden đang gặt hái kết quả khi thu hút các khoản đầu tư lớn từ các công ty như TSMC, LG và Ford để sản xuất chip và công nghệ sạch tại Mỹ. Ảnh: Financial Times

Dữ liệu của Financial Times cho thấy tính đến ngày 14-4, các công ty đã cam kết đầu tư khoảng 204 tỉ đô vào các dự án sản xuất quy mô lớn ở Mỹ kể từ khi Tổng thống Joe Biden ký ban hành hai đạo luật trên hồi tháng 8 năm ngoái.

Khoảng 1/3 giá trị khoản đầu tư đó đến từ bên ngoài, với các công ty ở Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản chiếm đa số.

Financial Times rút ra các con số sau khi theo dõi hơn 75 dự án sản xuất có vốn đầu tư ít nhất 100 triệu đô la mỗi dự án trong lĩng vực chip bán dẫn, xe điện, pin và linh kiện năng lượng tái tạo, được công bố kể từ hai đạo luật IRA và CSA được ban hành.

Đáng chú ý, giá trị của các cam kết đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp bán dẫn và công nghệ sạch tăng gần gấp đôi so với năm 2021 và tăng tần 20 lần so với năm 2019.

Năm 2019, Mỹ chỉ có 4 dự án sảnxuất bán dẫn và công nghệ sạch có vốn đầu tư ít nhất 1 tỉ đô la. Kể từ tháng 8-2022 đến nay, số dự án có quy mô như vậy đã tăng lên 31.

Kể từ đầu năm, Mỹ ghi nhận hơn 40 tỉ đô la cam kết đầu tư trong hai lĩnh vực này. Trong tháng qua, nhà sản xuất pin LG Energy Solution (LGES) và hai nhà sản xuất tấm lượng mặt trời Hanwha (Hàn Quốc) và LONGI (Trung Quốc) đã công bố các dự án quy mô lớn ở Mỹ. Dự án nhà nhà máy sản xuất pin trị giá 5,5 tỉ đô la của LGES ở bang Arizona là khoản đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực pin ở Mỹ. Trong khi đó, hãng xe Ford (Mỹ) đã công bố dự án nhà máy sản xuất pin sử dụng công nghệ của CATL (Trung Quốc) trị giá 3,5 tỉ đô la ở bang Michigan.

Quyết định tăng đầu tư thêm 28 tỉ đô la của hãng TSMC (Đài Loan) cho các nhà máy chip ở bang Arizona đánh dấu khoản đầu tư lớn nhất cho đến nay sau khi đạo luật CSA có hiệu lực.

“Hiện tại, chúng tôi nhận thấy những chuyển động đầu tư rất lớn vào Mỹ”, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm nói khi đề cập đến làn sóng đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất của Mỹ trong những tháng gần đây.

Theo phân tích, các dự án mới sẽ tạo ra khoảng 82.000 việc làm. Sẽ có thêm nhiều dự án ​ công bố trong những tháng tới khi chính phủ Mỹ cung cấp thêm hướng dẫn về tín dụng thuế trong Đạo luật IRA.

“Quy mô của những khoản đầu tư này lớn đáng kinh ngạc. Có thể xem đây là nỗ lực tăng tốc phát triển chuỗi cung ứng với tốc độ từ 0 lên 100 dặm/giờ”, Cullen Hendrix, học giả cấp cao tại Viện Kinh tế quốc tế Peterson, nhận xét.

Scott Paul, Chủ tịch Liên minh Sản xuất Mỹ, cho rằng chính sách trợ cấp công nghiệp lớn chưa có tiền lệ trong nhiều thập niên sẽ tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ cho năng lực sản xuất của Mỹ.

Đạo luật IRA được Tổng thống Joe Biden ký han hành hồi tháng 8 năm ngoái,  bao gồm 369 tỉ đô la tín dụng thuế dành cho các công nghệ sạch. Trong khi đó, đạo luật CSA phân bổ khoản trợ cấp hơn 52 tỉ đô la cho hoạt động nghiên cứu phát triển và sản xuất chip t cùng khoản tín dụng thuế đầu tư trị giá 24 tỉ đô la dành cho các công ty đầu tư vào thiết bị sản xuất chip và xây dựng nhà máy chip mới ở Mỹ. Cả hai đạo luật được thiết kế để phá vỡ sự phụ thuộc của Mỹ vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Mới đây, Bộ Thương mại Mỹ đề xuất các quy tắc mới nhằm hạn chế các hãng chip mở rộng công suất ở các nước đáng lo ngại như Trung Quốc, Nga, Iran nếu họ muốn nhận trợ cấp của chính quyền liên bang thông qua đạo luật CSA để sản xuất chip tại Mỹ.

Chính sách trợ cấp công nghiệp của Washington khiến các đồng minh của Mỹ ở châu Âu và châu Á lo lắng. Họ cho rằng các khoản trợ cấp khổng lồ nói trên cùng với điều kiện sản xuất tại Mỹ chẳng khác gì chủ nghĩa bảo hộ. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cảnh đạo luật IRA có thể gây chia rẽ phương Tây. Tháng trước, Liên minh châu Âu (EU) đã công bố chính sách mới với các điều khoản hỗ trợ tài chính và thủ tục cấp phép cho các dự án công nghệ sạch có nguy cơ bị thu hút đến Mỹ.

Theo Financial Times

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới