Thứ Sáu, 2/06/2023, 01:08
29 C
Ho Chi Minh City

Đặt báo in

Thông tin quảng cáo

Thông tin quảng cáo


Quân đội làm kinh tế: “Không phải lĩnh vực nào quân đội cũng làm”

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quân đội làm kinh tế: “Không phải lĩnh vực nào quân đội cũng làm”

Lan Nhi

Quân đội làm kinh tế: “Không phải lĩnh vực nào quân đội cũng làm”
Các tướng lĩnh trong quân đội ủng hộ quan điểm quân đội làm kinh tế. Trong ảnh là đại biểu Nguyễn Sỹ Hội tại Quốc hội hôm 24-11.

(TBKTSG Online) – Quan điểm quân đội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với làm kinh tế  tiếp tục được giữ lại trong dự thảo Luật quốc phòng (sửa đổi) đã vấp phải ý kiến tranh luận sôi nổi của những người trong và ngoài quân đội.

“Quân đội làm kinh tế còn phải căn cứ vào thực tiễn, không phải lĩnh vực nào quân đội cũng làm”, Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc Giàng A Chu đã nói như vậy trong cuộc thảo luận tại ngày họp cuối cùng của kỳ họp Quốc hội thứ 4, khóa XIV (24-11), khi Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật quốc phòng (sửa đổi).

Tại lần sửa đổi này, có một nội dung rất đáng chú ý là việc có tiếp tục để quân đội làm kinh tế bên cạnh nhiệm vụ quốc phòng nữa hay tách bạch.

Tại báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các đại biểu Quốc hội từ hôm 23-11, Bộ Quốc phòng cũng cho biết quan điểm xung quanh việc “kết hợp quốc phòng với kinh tế, văn hóa, xã hội“ và ngược lại (điều 16 dự thảo luật). Nhiều ý kiến đề nghị việc kết hợp này cụ thể như thế nào phải làm rõ với những điều kiện nguyên tắc, thẩm quyền thẩm định, tính lưỡng dụng ở các dự án như thế nào… để đảm bảo tính khả thi.

Quan điểm của Bộ Quốc phòng là sẽ tiếp thu, chỉnh lý điều này song không thể bỏ quan điểm quân đội làm quốc phòng kết hợp với làm kinh tế vì điều 16 được xem là cụ thể hóa điều 68 Hiến pháp năm 2013 và Luật quốc phòng hiện hành cũng có quy đinh như vậy. Dự thảo chỉ quy định khung, những chính sách lớn và giao cho Chính phủ quy định chi tiết theo thẩm quyền để đảm bảo linh hoạt, phù hợp với từng lĩnh vực kinh tế- xã hội, từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước.

Các đại biểu Quốc hội là các tướng lĩnh trong quân đội đều có những phát biểu tại chỗ ủng hộ việc quân đội tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quốc phòng kết hợp với làm kinh tế. Như quan điểm của đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (Phó chính ủy Quân khu 7) cho rằng việc này là đúng. Tuy nhiên, ông cũng cho biết, thời gian tới, Chính phủ sẽ phê duyệt đề án tái cơ cấu các doanh nghiệp quân đội.

Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch cũng khẳng định, việc quân đội tham gia làm kinh tế luôn là chức năng quan trọng nên cần quy định trong luật. Quân đội tham gia xây dựng kinh tế ở nhiều vùng, miền mà doanh nghiệp dân sự hầu như không đầu tư, vì lợi nhuận thấp. Ông Lịch nhắc tên những doanh nghiệp như Viettel, Tổng công ty trực thăng… về sự đổi mới, hội nhập, xây dựng thương hiệu đi đầu với những sản phẩm có giá trị, đóng góp vào ngân sách.

Về đề án cơ cấu lại doanh nghiệp quân đội, tới đây Bộ Quốc phòng sẽ chỉ giữ lại 100% vốn Nhà nước tại 17/88 doanh nghiệp hiện có. Số các doanh nghiệp khác là thoái vốn, sát nhập, cổ phần hóa.

Tuy nhiên, các đại biểu Quốc hội đề nghị phải làm rõ khái niệm “kết hợp quốc phòng với kinh tế” là như thế nào. Như quan điểm của Phó chủ nhiệm Ủy ban an ninh – quốc phòng (Quốc hội) Phùng Đức Tiến, tuy cơ bản nhất trí với nội dung tại điều 16 của dự luật, nhận định việc kết hợp quốc phòng với kinh tế, văn hóa xã hội có vai trò đặc biệt ở các vùng “phên dậu” của đất nước và sự phát triển của các doanh nghiệp quân đội, song khi so sánh với điều 11 của Luật quốc phòng 2005, vẫn chưa thấy rõ vai trò của Nhà nước trong nhiệm vụ chiến lược quan trọng này cụ thể ra sao. Nên sửa đổi, bổ sung những điều luật khẳng định nhà nước là chủ thể chịu trách nhiệm chung về việc kết hợp quốc phòng với kinh tế, văn hóa, xã hội. Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành địa phương chỉ là nơi chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Việc quy định chung chung sẽ khó minh bạch trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Quốc phòng hay địa phương tại những vùng sâu, xa.

Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc Giàng A Chu nói ngoài những quy định mang tính nguyên tắc, chính sách quân đội làm kinh tế phải căn cứ vào thực tiễn, không phải lĩnh vực nào quân đội cũng làm. Ông ví dụ các lĩnh vực như may mặc, bệnh viện có cần thiết quân đội phải làm hay không?

Dự luật sửa đổi vẫn còn tiếp tục thảo luận vào tháng 5-2018 trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới