Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Quẹt thẻ trả tiền đâu có đơn giản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Quẹt thẻ trả tiền đâu có đơn giản

Chí Thịnh

Quẹt thẻ trả tiền đâu có đơn giản
Ngày càng có thêm nhiều hình thức thanh toán di động nhưng lại có quá nhiều chuẩn khác nhau, khiến người tiêu dùng bị lúng túng. Ảnh: MPOS.

(TBKTSG Online) – Để quẹt thẻ trả tiền ở các nhà hàng, quán ăn… hoặc thanh toán hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ thì người tiêu dùng cần biết thông tin rằng nhà kinh doanh dịch vụ sẵn sàng hỗ trợ việc chi trả qua thẻ của khách. Không phải nhà kinh doanh, nhà cung cấp dịch vụ nào cũng sẵn sàng cho việc này.

Tiện ích của thẻ tín dụng

Về mặt lý thuyết, việc thanh toán qua thẻ ngân hàng mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự tiện lợi: không phải mang theo bên người quá nhiều tiền mặt; không phải lo lắng chuyện bị móc túi; được hưởng nhiều chương trình khuyến mãi của ngân hàng… Nhưng trên thực tế, không phải nhà hàng, quán ăn hoặc cửa hàng kinh doanh nào cũng có máy tính tiền, và không phải loại thẻ nào cũng có thể thay thế tiền mặt khi mua hàng.

Ví dụ, một số loại thẻ ghi nợ nội địa (còn gọi là thẻ ATM) không thể thanh toán trực tiếp cho một số dịch vụ (ví dụ như Uber, Grab). Để thanh toán hóa đơn bằng thẻ ATM, người dùng phải thông qua nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán là các ví điện tử, cổng thanh toán; nghĩa là, khi đó họ phải sử dụng cùng lúc cả hai dịch vụ là thẻ ATM và ví điện tử. Do đó, không phải ai sở hữu một chiếc thẻ ATM là đều có thể mua sắm, đi ăn uống bằng nó.

Thẻ ATM chỉ có thể được đồng ý thay cho tiền mặt nếu nơi bán hàng có thiết bị chấp nhận thẻ (POS) phù hợp (điều này phụ thuộc vào tính liên kết giữa các ngân hàng khác nhau trong cùng mạng lưới). Theo ghi nhận của TBKTSG Online, nhiều người tiêu dùng cho biết họ thường sử dụng thẻ ATM khi đi đổ xăng, mua thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng hoặc đi ăn nhà hàng trong trường hợp các hóa đơn có giá trị từ vài trăm ngàn lên đến hàng triệu đồng; đối với những khoản chi có giá trị thấp vài chục ngàn thì việc trả tiền mặt được lựa chọn.

Trong khi đó, việc dùng thẻ tín dụng để mua hàng hóa, dịch vụ lại khá phổ biến hơn thẻ ATM, bởi hệ thống liên kết của chiếc thẻ tín dụng trong mạng lưới ngân hàng (nội địa và quốc tế) rộng hơn. Kể cả khi mua các trò chơi trực tuyến (online game), ứng dụng (apps) trong học tập, làm việc để cài đặt vào máy tính, điện thoại thì chiếc thẻ tín dụng cũng được chấp nhận nhiều hơn là thẻ ATM.

Trên thực tế, hạn chế lớn nhất vẫn đến từ việc nhiều nhà hàng, quán ăn, cửa hàng bán lẻ… không sẵn lòng cho việc thanh toán qua thẻ. Vì nhiều lý do khác nhau, có thể là chưa trang bị máy tính tiền POS, hoặc muốn lách thuế  nên họ chỉ cung cấp dịch vụ, hàng hóa cho những khách hàng trả tiền mặt.

Nỗi e ngại về việc mất tiền, mất thông tin

Ngoài việc việc thanh toán qua thẻ đang gặp trở ngại do vẫn còn một số người dùng chưa quen với hình thức trả tiền này; họ sợ mất tiền trong thẻ. Ví dụ như một số người vẫn chưa nhớ lưu ý nguyên tắc bảo mật số thẻ tín dụng, mã số bí mật (CVV)… nên có thể bị kẻ gian lợi dụng để đánh cắp tiền trong tài khoản thẻ.

Kẻ gian chỉ cần biết được số thẻ, ngày hết hạn thẻ, mã số bí mật trên thẻ tín dụng là có thể dùng một công cụ thanh toán trực tuyến bất kỳ để mua thẻ nạp tiền điện thoại (thẻ cào), mua hàng trực tuyến hoặc chi trả cho các hóa đơn ăn uống ở nhà hàng, phòng nghỉ khách sạn… Quy trình thanh toán trực tuyến bằng thẻ tín dụng đơn giản, không có bước xác thực bằng mã OTP (One Time Password  – mật khẩu dùng một lần) như khi trả tiền bằng thẻ ATM nên chỉ cần người dùng bị lộ thông tin thẻ là có nhiều nguy cơ bị mất tiền.

Mới đây, theo thông tin trên báo đài, một chủ thẻ tín dụng tại TPHCM vừa bị mất số tiền lớn trong tài khoản do lộ thông tin thẻ một cách tình cờ (có thể do dùng tiền để trả hóa đơn ở nhà hàng, quán cà phê…); kẻ gian đã rút tiền bằng cách dùng ví điện tử để thực hiện giao dịch. Dù kẻ gian không khai báo đúng tên chủ thẻ nhưng giao dịch này vẫn được thực hiện.

Câu chuyện nêu trên cũng chính là nỗi lo lắng của những người dùng thẻ ngân hàng về việc bị lộ thông tin thẻ trong quá trình sử dụng thẻ. Thông qua việc sử dụng tài khoản không định danh của ví điện tử, kẻ gian có thể tiêu xài 5 triệu đồng từ tài khoản thẻ tín dụng mỗi ngày một cách khá dễ dàng. Do khách hàng lộ thông tin thẻ nên khi đó ngân hàng phát hành thẻ cũng không thể giúp khách thu hồi lại tiền (do lỗi khách hàng).

Vị trí đặt bình chọn

Tóm lại, để thúc đẩy người tiêu dùng sử dụng thẻ để thanh toán, cũng như khuyến khích các nhà kinh doanh trong việc lắp đặt máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế, bên cạnh việc truyền thông về tính tiện ích của phương thức thanh toán này thì các ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán (ví điện tử, cổng thanh toán…) cần tăng cường khâu xác thực và bảo mật thông tin, nhằm bảo vệ tài khoản thẻ của khách. Đồng thời, cũng nên thường xuyên nhắc nhở khách hàng có ý thức bảo vệ thông tin thẻ, thường xuyên thay đổi mật khẩu khi sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến.

Mời đọc thêm

Cần chuẩn chung cho thanh toán di động

Nỗ lực thúc đẩy thanh toán di động

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới