Thứ tư, 7/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Ra mắt Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Ra mắt Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam

Tư Hoàng

Ra mắt Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam
Ông Vũ Tiến Lộc và Ông Phạm Đình Đoàn. Ảnh TG

(TBKTSG Online) - Lễ ra mắt Hội đồng doanh nhân và gia đình Việt Nam đã được tổ chức vào ngày 28-6 tại Hạ Long – Quảng Ninh, nhân Ngày gia đình Việt Nam, sau thời gian dài chuẩn bị của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch tập đoàn Phú Thái được bầu làm Chủ tịch lâm thời của Hội đồng. Buổi lễ ra mắt có sự xuất hiện của khoảng 20 công ty gia đình với tư cách thành viên sáng lập.

Ông Đoàn cho biết, trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên, Hội đồng sẽ cố gắng quy tụ 100 công ty gia đình uy tín nhất của giới thương nhân Việt Nam.

Trên thế giới có 90% công ty gia đình; hơn 30% trong trong TOP 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng là mô hình công ty gia đình như Wallmart, Toyota, Samsung...

Ông Đoàn cho biết, Hội đồng sẽ liên kết các gia đình doanh nhân tiêu biểu và uy tín nhất trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam, nhằm đoàn kết xây dựng hạnh phúc gia đình, phát huy truyền thống kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp doanh nhân trong mỗi gia đình; thường xuyên tổ chức giao lưu, gặp gỡ giữa các gia đình doanh nhân Việt Nam để tăng cường mối quan hệ giữa các thành viên của các gia đình doanh nhân  cùng nhau phát triển, thành công, tạo điều kiện liên doanh, liên kết, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau xây dựng phát triển doanh nghiệp, chia sẻ trao đổi thông tin trong kinh doanh, chia sẻ niềm vui nỗi buồn trong cuộc sống.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc lo ngại rằng, tinh thần kinh doanh của giới doanh nhân Việt Nam đang trở nên bi quan hơn bao giờ hết.

“Một nguyên bộ trưởng đã khuyên con không nên làm doanh nhân. Một doanh nhân có tên tuổi trước khi qua đời cũng nói với tôi nếu chọn lại thì ông không chọn con đường này… Hiện khí thế, tinh thần của đội ngũ doanh nhân đang ngày càng đang đi xuống”, ông Lộc nói.

Ông Lộc nói rằng, đội ngũ doanh nhân Việt Nam mới chỉ được hình thành lại sau đổi mới năm 1986, sau nhiều phong trào sau năm 1954 ở Miền Bắc, và 1975 ở Miền Nam.

“Đây là lúc cần xốc lại tinh thần của đội ngũ những người làm kinh doanh. Và sự ra đời của cộng đồng doanh nhân gia đình sẽ là mồi lửa để nung nấu truyền thống, ham muốn của kinh doanh của thế hệ con cháu”, ông Lộc nói.

Trong tình cảnh đất nước khăn, họa xâm lăng đang rình rập thì kinh doanh làm giàu cho đất nước để dân tộc ta có một nền kinh tế tự cường, hùng mạnh là một trong những biểu hiện cao nhất của lòng yêu nước, ông Lộc khẳng định.

Ông nói, họa lâm lăng từ sự cố giàn khoan đòi hỏi chúng ta phải nâng cao sức mạnh kinh tế, củng cố quốc phòng. Chỉ có nền kinh tế tự cường thì mới có quốc gia hùng mạnh. Trong bối cảnh đất nước hiện nay, có lẽ yêu nước và kinh doanh phải song hành. Trách nhiệm với xây dựng nền kinh tế đè nặng lên vai doanh nhân, với tư cách là lực lượng chủ công.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới