Thứ hai, 13/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Rà soát thuế chống bán phá giá nhôm với 5 công ty Trung Quốc

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Rà soát thuế chống bán phá giá nhôm với 5 công ty Trung Quốc

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Bộ Công Thương đã quyết định rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc đối với 5 công ty hiện đang chịu mức áp thuế chính thức này kể từ tháng 9 vừa qua.

Rà soát thuế chống bán phá giá nhôm với 5 công ty Trung Quốc
Hoạt động sản xuất tại một nhà máy sản xuất nhôm ở Hoài Bắc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. Nguồn: AFP/TTXVN

Đợt rà soát đầu tiên, theo quy định lần này, có 5 doanh nghiệp sẽ vào diện rà soát mức thuế gồm: Nhóm công ty Xingfa (bao gồm công ty Guangdong Xingfa Aluminium Co., Ltd và các công ty liên kết); Nhóm công ty JMA (bao gồm công ty Guangdong JMA Aluminium Profile Factory (Group) Co., Ltd và các công ty liên kết); Công ty Bazhou Jinwoshengdi Aluminum Products Co., Ltd; Công ty Fujian Zhangzhou Antai Aluminium Co., Ltd; và Công ty Guangdong Weiye Aluminum Factory Group Co., Ltd.

Bộ Công Thương quyết định áp thức chống bán phá giá chính thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nhôm thanh đùn ép của Trung Quốc vào Việt Nam với mức thuế áp từ 2,49% đến 35,58% từ cuối tháng 9. Hồ sơ vụ việc này được khởi xướng từ đầu năm 2019 trên cơ sở đề nghị chính thức của đại diện ngành sản xuất trong nước nộp từ cuối năm 2018.

Kết quả điều tra trong một năm qua cho thấy ngành sản xuất nhôm trong nước đã chịu thiệt hại nặng nề. Hầu hết các doanh nghiệp bị thua lỗ, lao động nghỉ việc vì không cạnh tranh nổi với hàng nhập khẩu giá rẻ. Nhôm Trung Quốc đang được bán phá giá với biên độ nói trên vào Việt Nam. Thậm chí một số trường hợp giá bán còn thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất sau khi bị nhiều nước ngăn chặn bằng các rào cản thương mại, như chống bán phá giá.

Thống kê của vụ việc cho thấy, lượng nhôm đùn ép nhập khẩu vào Việt Nam từ Trung Quốc năm 2018 lên đến 62 ngàn tấn, gần gấp đôi lượng nhập khẩu 2017. Số liệu này còn chưa bao gồm lượng lớn nhôm nhập vào Việt Nam được đưa vào các khu chế xuất để sản xuất hàng xuất khẩu. Hậu quả của nó là cũng vào năm 2018, Mỹ tiến hành điều tra lẩn tránh thuế đối với một số sản phẩm nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam và đi đến kết luận: nhôm từ Việt nam đang lẩn tránh thuế chống bán phá già và thuế chống trợ cấp mà Mỹ áp đối với hàng Trung Quốc trước đó. Do vậy, Mỹ áp thuế suất lên tới 374,15% đối với sản phẩm này của Việt Nam.

Sự việc từ Mỹ gây thiệt hại nghiêm trọng của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nhôm chân chính của Việt Nam. Do đó, các doanh nghiệp Trung Quốc đưa nhôm vào Việt Nam để “rửa” nguồn gốc, xuất xứ nhằm xuất sang Mỹ phải chịu mức thuế chống bán phá giá do Bộ Công Thương ban hành.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) khuyến nghị các tổ chức, cá nhân đăng ký làm bên liên quan trong vụ việc rà soát để tiếp cận thông tin lưu hành công khai trong quá trình tiến hành rà soát, gửi các ý kiến bình luận, thông tin và bằng chứng liên quan đến nội dung rà soát. Đồng thời, hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình điều tra rà soát.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới