Thứ sáu, 9/05/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Sai số thống kê GDP và những nghịch lý

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Sai số thống kê GDP và những nghịch lý

Phạm Trung Hiếu

(TBKTSG) - Ý niệm cơ bản về GDP trong lý thuyết tổng quát của Keynes được đưa ra trong thời kỳ đại khủng hoảng vào thập kỷ 30 của thế kỷ 20. Chi tiêu này bao gồm tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, chi tiêu dùng cuối cùng của Chính phủ, đầu tư gộp (gross capital formation) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ (C+G+I+E-M). Năm 1968, khi Richard Stone(1) đưa bảng cân đối liên ngành (input - output table) của W. Leontief(2) vào Hệ thống các tài khoản quốc gia (System of National Accounts - SNA), lúc đó GDP được tính bằng ba phương pháp (phương pháp sản xuất, phương pháp thu nhập và phương pháp chi tiêu cuối cùng), hầu hết các nước áp dụng SNA tính GDP theo cả ba phương pháp.

Sai số thống kê GDP và những nghịch lý

Chẳng hạn, trang web của cơ quan thống kê Trung Quốc công bố GDP tính theo phương pháp sản xuất (GDPp) và GDP tính theo phương pháp chi tiêu cuối cùng (GDPe).

Ở Việt Nam, sau 35 năm áp dụng SNA, Tổng cục Thống kê (TCTK) thực chất chỉ tính GDP theo phương pháp sản xuất và phân bổ lại cho cầu cuối cùng, phần còn lại đưa vào “sai số thống kê”. Nhưng có một điều cần lưu ý là việc lạm dụng sự cho phép của “sai số” sẽ dẫn đến sự khác nhau nhiều khi rất lớn về tăng trưởng GDP từ phương pháp sản xuất và phương pháp chi tiêu cuối cùng. Hầu hết các chuyên gia kinh tế đều chỉ dựa vào tăng trưởng GDP từ phía cung (phương pháp sản xuất) để “bình” rất hăng hái về sự suy giảm tổng cầu, những giải pháp được khuyến nghị sau đó thường là “tăng cường đầu tư công” rồi “kích cầu”... mà không mấy người hiểu rằng con số tăng trưởng GDP mà các phương tiện truyền thông đưa ra là con số tăng trưởng GDP ở phía cung, trên thực tế không mấy liên quan gì đến tổng cầu cuối cùng.

Về nguyên tắc cân bằng tổng thể thì dù là GDP từ phía nào cũng phải bằng nhau, do đó cũng khó trách các chuyên gia được, vì họ cũng không thể ngờ rằng trên thực tế, theo các công bố của cơ quan thống kê Việt Nam thì tăng trưởng GDP từ phía cung và phía cầu lại hoàn toàn khác nhau.

Dưới đây là số liệu tăng trưởng từ phía cung và phía cầu của Việt Nam trong những năm qua (xem biểu đồ và xem bảng).

Có thể thấy có những năm như năm 2007, 2008, 2011, 2014, 2015 GDP từ phía cung tăng trưởng cao hơn tăng trưởng GDP từ phía cầu; còn những năm 2006, 2009, 2010, 2012 và ước tính 2016 diễn biến này ngược lại; đặc biệt có một số năm sự khác biệt này rất rất lớn, như năm 2006, 2007, 2010, 2011, 2012. Năm 2015, TCTK công bố tăng trưởng GDP là 6,68% nhưng tỷ lệ này ở phía cầu chỉ là 3,96%. Năm 2015 hầu hết các chuyên gia khi nhìn vào tốc độ tăng trưởng GDP 6,68% đều cho rằng nền kinh tế đang phục hồi và chuyển biến tích cực và điều hành nền kinh tế theo hướng đó, nhưng nếu xét tăng trưởng GDP theo đúng ý nghĩa của nó (GDP là tổng cầu cuối cùng) chỉ là 3,96% thì có thể nền kinh tế sẽ được điều hành theo hướng khác? Hai con số tăng trưởng này đều được công bố trên niên giám (trang web http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=715) của TCTK.

Một điều nghịch lý là trong khi Chính phủ Việt Nam điều hành kinh tế cơ bản là quản lý cầu nhưng những thông tin đến được với những nhà làm chính sách phục vụ cho việc điều hành lại đến từ phía cung. Như vậy, dù là nhà kinh tế hay hoạch định chính sách giỏi đến mấy cũng gặp rất nhiều khó khăn ở khâu ra quyết định khi mà số liệu luôn mâu thuẫn, thậm chí ngay cả trong một nơi, như trên trang web của TCTK.n

(1) Giải Nobel 1984

(2) Giải Nobel 1973

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới