Thứ Tư, 31/07/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Số 31-2024: Điểm mới trong các luật liên quan tới bất động sản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) – Những giao dịch chuyển nhượng dự án bất động sản sẽ cần dự trù nghĩa vụ hoàn trả số tiền miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất đã được hưởng trước đó. Đây là một quy định rất mới của Luật Đất đai 2024 và áp dụng đối với cả tổ chức trong nước và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Hãy để người dân tự cam kết (mục Ý kiến): Đã có thời trên nhiều loại giấy tờ có một câu cam kết rất rõ: Tôi cam đoan những lời khai trên đây là đúng với sự thật; nếu có gì sai, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước pháp luật. Đây là cách để cho công dân thể hiện trách nhiệm của mình, nhất là trong các vấn đề dân sự hay trong các thủ tục hành chính.

Đừng để “luật treo” (An Nhiên): Các Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 đã chính thức có hiệu lực. Vào lúc này, cần tiếp tục dành ưu tiên cao nhất cho việc ban hành văn bản hướng dẫn để tránh xảy ra khoảng trống pháp lý, tránh tình trạng “luật treo”.

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Doanh nghiệp siêu nhỏ được ưu đãi thuế suất (Bài Cẩm Hà): Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ tích tụ vốn, phát triển sản xuất, kinh doanh, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế suất 15-17% cho doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 50 tỉ đồng, thay vì cào bằng ở mức 20% như hiện tại.

“Doanh nghiệp tư nhân đuối sức” –  để tìm căn nguyên và giải pháp (Nguyễn Tiến Lập): Tôi đọc bài báo gần đây trên một tạp chí về tài chính có tiêu đề “Doanh nghiệp tư nhân đang đuối sức” mà lòng đầy trăn trở. Dẫu rằng không ngạc nhiên vì luôn theo dõi thực trạng nền kinh tế từ nhiều năm nay, bất giác tôi bỗng hình dung thấy cái cảnh như có mình ở trong cuộc…

Điểm mới trong các luật mới liên quan tới bất động sản: Chuyển nhượng dự án bất động sản (Nguyễn Thị Nhung): Về cơ bản, điều kiện và quy trình chuyển nhượng dự án, phần dự án bất động sản được kế thừa từ Luật Kinh doanh bất động sản 2014, nhưng trong đó có một số điểm mới đáng chú ý như được phân tích trong bài.

Nắn dòng tín dụng bất động sản (Trịnh Duy Viết): Từ tháng 8-2024, một số luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản có hiệu lực, điều này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hoạt động của thị trường bất động sản trở nên sôi động hơn. Theo đó, tín dụng cho lĩnh vực bất động sản sẽ phục hồi nhanh hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ.

PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân: Tăng trưởng tín dụng bất động sản vào đâu? (Hoàng Hạnh): Theo PGS.TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TPHCM, phải xem xét cả khả năng sự tăng trưởng dư nợ tín dụng bất động sản trong năm tháng đầu năm 2024 đến từ việc các doanh  nghiệp bất động sản phải vay để giải quyết một phần các món nợ trái phiếu đến hạn, vay để đảo nợ.

Thanh khoản “tụt áp”! (Thanh Thủy): Về xu hướng của VN-Index, đà hồi phục của chỉ số sẽ sớm gặp thử thách tại khu vực quanh 1.250 điểm. Dòng tiền vẫn đang tỏ ra dè dặt, càng làm gia tăng sự nghi ngờ trong các phiên hồi phục.

Mùa báo cáo kết quả kinh doanh quí 2: Xu hướng đang tốt dần lên! (Linh Trang): Tính đến thời điểm gần nhất, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quí 2-2024 đang cho thấy khá nhiều gam màu sáng dù tình trạng phân hóa sâu sắc vẫn đang diễn ra khiến tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận có sự khác biệt lớn giữa các ngành, thậm chí là giữa các doanh nghiệp ngay trong cùng một ngành.

Báo cáo lợi nhuận quí 2 – những doanh nghiệp vượt trội (Triêu Dương): Mùa báo cáo tài chính quí 2-2024 đã đi vào giai đoạn cuối cùng. Mẫu số chung cho thấy phần lớn doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh có sự cải thiện vượt trội, trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi và các doanh nghiệp cũng dần thoát khỏi khó khăn.

Thấy gì qua cơ cấu cổ đông lớn của các ngân hàng? (Triệu Minh): Nắm lượng cổ phần vượt trội, tỷ lệ sở hữu cô đặc, vốn tập trung về cổ đông tổ chức, các ông bà chủ ngân hàng thật sự lại không muốn lộ diện… Đó là những gì hiện ra trong thông tin công bố cổ đông sở hữu từ 1% vốn trở lên của các ngân hàng…

Kiểm soát cung tiền – Kéo tăng lãi suất và kiềm chế tỷ giá? (Thụy Lê): Ngoài tác động lên mặt bằng lãi suất, chính sách kiểm soát cung tiền có thể cũng đã góp phần kiềm chế tỷ giá, nhất là khi một lượng lớn thanh khoản tiền đồng đã được thay thế bằng ngoại tệ từ nguồn cung ra của Ngân hàng Nhà nước.

Khả năng kiềm tỏa việc thông thầu bằng Luật Cạnh tranh (Trương Trọng Hiểu): Dù đã có những cải tiến quan trọng, Luật Đấu thầu 2023 cũng khó có thể kiểm soát và ngăn chặn được hết các hành vi lũng đoạn đấu thầu. Cùng với các luật khác, Luật Cạnh tranh có thể tham gia để giới hạn các biểu hiện tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình thực thi Luật Đấu thầu.

Thế lưỡng nan của luật chống độc quyền: sáng tạo và công bằng (Mai Nguyễn Dũng – Tô Kiến Lương): Mặc dù mục tiêu của Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) khi ra đời là nhằm tạo ra một môi trường cạnh tranh hiệu quả hơn cho các nhà cung cấp dịch vụ và ứng dụng nhỏ đối đầu với các gã khổng lồ, các quy định của DMA trong trường hợp này lại cản trở sự phát triển và triển khai nhanh chóng các công nghệ mới.

Thị trường tài chính – tiền tệ toàn cầu: Một tháng vật đổi sao dời (Hồ Quốc Tuấn): Vào đầu tháng 6-2024, hầu như không ai dám nói chỉ trong vòng hơn một tháng mà chừng ấy chuyện sẽ diễn ra trong tháng 7-2024…

Chứng khoán Mỹ: Thất thường hay bình thường? (TS. Võ Đình Trí): Thị trường chứng khoán Mỹ nhiều lần lập đỉnh mới, đặc biệt là chỉ số Nasdaq-100 có thời điểm tăng gần 25% so với đầu năm. Nếu nhìn vào chính sách tiền tệ thắt chặt của Cục Dự trữ liên bang Mỹ trong hơn hai năm qua, sự tăng giá của đô la Mỹ cũng như vàng, thì điều gì đã khiến cho giá chứng khoán Mỹ không bình thường?

Nam Ô – khi “Chỉ dẫn địa lý” về làng (Cáp Kim – Bảo Hân): Người tiêu dùng trên cả nước sẽ biết được làng Nam Ô có một đặc sản là làm nghề nước mắm truyền thống và chỉ dẫn địa lý “Nam Ô” giống như một sự công nhận về uy tín, danh tiếng, chất lượng và nguồn gốc sản phẩm.

Cậu bé bán vé số trở thành đầu bếp, ba lần nhận học bổng toàn phần (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Có được cơ hội để nuôi dưỡng niềm đam mê cháy bỏng, cậu bé bán vé số ngày nào đã nỗ lực biến ước mơ thành sự thật. Cậu vẫn về thăm mái ấm ngày xưa và đến lượt mình, cậu cũng giúp những người yếu thế một cơ hội học nghề để mưu sinh. Những đáp đền được tiếp nối.

Dữ liệu cá nhân của trẻ em – bất cập khi thực thi (Long Nguyễn – Phương Đặng): Trẻ em là chủ thể đặc biệt trong các quan hệ, giao dịch cần được sự quan tâm, bảo vệ đặc biệt hơn mà việc “công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không có sự đồng ý của trẻ em từ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em” là hành vi bị nghiêm cấm.

Chuyển đổi số dưới tác động của Luật Giao dịch điện tử 2023 (Lại Thị Diệu Thùy – Vũ Thùy Linh): Luật Giao dịch điện tử 2023 được kỳ vọng sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý và tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, phát triển dịch vụ công trực tuyến, thương mại điện tử, kinh tế số và xã hội số trong tương lai.

Biến việc thực hành ESG thành công cụ xây dựng thương hiệu (Minh Duy): Thực hành ESG (môi trường, xã hội, quản trị) không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm nguồn lực, có thêm cơ hội tiếp cận các nguồn tài chính và thâm nhập thị trường tốt hơn mà còn tạo nên công cụ xây dựng thương hiệu với nhiều lợi thế mà các công cụ khác không có được.

Từ những vụ xúc phạm nhân phẩm nghĩ về việc bảo vệ phụ nữ, trẻ em gái (Mục Nhĩ): Đăng thông tin bôi nhọ, đặt camera quay lén trong nhà tắm, sàm sỡ trong thang máy… những vụ việc mang chiều hướng xúc phạm nhân phẩm làm tổn hại tinh thần rất lớn cho các nạn nhân, đặc biệt là nữ giới. Việc xử phạt đã có nhưng xem ra có vẻ rất nhẹ hều: nộp tiền phạt. Chúng ta có thực sự bảo vệ được phụ nữ và trẻ em gái chưa?

Chống quấy rối tình dục tại doanh nghiệp sao cho hiệu quả? (Nguyễn Nhật Dương – Cao Nguyễn Bảo Liên): Pháp luật hiện hành quy định doanh nghiệp phải có quy định nội bộ về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng quy định này, khiến doanh nghiệp còn lúng túng trong việc xây dựng, ban hành các quy định về chống quấy rối tình dục.

Chìm nổi giữa Paris và London: Bức tranh xã hội trước khủng hoảng kinh tế (Nữ Lâm): Gần trăm năm sau kể từ khi cuốn Chìm nổi giữa Paris và London ra đời, con người trong xã hội ngày nay vẫn tìm thấy ít nhiều đồng cảm khi chúng ta cũng đang trải qua giai đoạn kinh tế khó khăn ảnh hưởng toàn cầu.

Vai diễn cá nhân trong sân khấu cuộc đời (Nguyễn Minh Thanh): Con người lệ thuộc vào các giá trị bên ngoài thường sẽ đánh mất các giá trị nội tại của đời sống mà ngay tại thời điểm đó con người/người khác chưa nhận thức được, điều đó cũng dễ hiểu!

Trầu cau vương vấn (Trần Thanh Bình): Trầu têm cánh phượng, cau trổ buồng xanh. Nghe xa vắng lắm giữa vùng đất đô thị hóa người xe xuôi ngược. Đó là nghĩ suy của tôi khi về nơi từng được gọi là Mười tám thôn vườn trầu thuộc miệt Hóc Môn (TPHCM).

Xu hướng giảm của cổ phiếu Big Tech liệu có kéo dài (Song Thanh): Thị trường chứng khoán Mỹ đã ghi nhận biến động mạnh trong thời gian qua khi giới đầu tư rời bỏ các cổ phiếu công nghệ giá trị vốn hóa lớn để chuyển hướng sang các cổ phiếu giá trị vốn hóa nhỏ.

Ai được ai mất ở Olympic Paris 2024? (Song Hảo): Nước chủ nhà xem như hòa vốn. Nhà tổ chức sự kiện thu được nhiều tiền hơn, nhưng lại lo lắng về tương lai ít khán giả của Olympic…

Kamala Harris có tiếp nối Bidenomics? (Nguyễn Vũ): Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rút lui, không tranh cử chức vụ tổng thống vào tháng 11 tới và đề cử Phó tổng thống Kamala Harris thay chân ông, câu hỏi đặt ra là liệu bà Harris có tiếp nối đường lối chính sách kinh tế Bidenomics hay không.

Mời bạn đọc đón xem!

 

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới