Thứ Tư, 14/08/2024
35.6 C
Ho Chi Minh City

Số 33-2024: Biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mêkông dưới lăng kính mới

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) –  Sông Mêkông dưới tác động của biến đổi khí hậu dẫn đến nhiều yếu tố quan trọng như nước, đất, con người, tài nguyên,… các nền tảng vận hành cân bằng vốn tồn tại lâu dài đang dần bị phá vỡ và gây ra những hệ quả lan tỏa mạnh mẽ đến nhiều mặt khác nhau của kinh tế xã hội.

Quan trọng là quản lý thống nhất dữ liệu đất đai (mục Ý kiến): Nếu không sớm thống nhất sao cho dữ liệu quy về một đầu mối, các tỉnh thành có thể truy xuất một cách nhất quán, chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt trong tương lai để làm dữ liệu của các tỉnh thành tương thích với nhau.

Không dễ kiếm tiền từ tín chỉ carbon (An Nhiên): Thời gian qua, một số địa phương muốn thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ carbon rừng nhưng chưa thể triển khai do thiếu quy định và hướng dẫn chi tiết.

Tỷ giá hạ nhiệt (Trịnh Duy Viết): Nếu như nửa đầu năm 2024, tỷ giá là vấn đề rất được nhà đầu tư và cơ quan quản lý quan tâm, thì hiện nay tỷ giá đã hạ nhiệt và dự kiến xu hướng tỷ giá những tháng cuối năm sẽ tiếp tục giảm.

Bức tranh tín dụng và nợ xấu của các ngân hàng (Triệu Minh): Nợ xấu tiếp tục đi lên từ đầu năm 2024 đến nay, nhưng nhờ dư nợ cho vay bất ngờ tăng trưởng mạnh mẽ trong tháng 6-2024, đã giúp tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng “hãm phanh”, thậm chí còn giảm so với cuối năm 2023.

Đặng Kim Sơn: Hội đồng Lúa gạo quốc gia là bước đổi mới thể chế quan trọng (Hoàng Hạnh): “Điều mọi người trông đợi là hội đồng ngành hàng ra đời sẽ giải quyết được những vấn đề vướng mắc tồn tại lâu nay làm hạn chế sự phát triển của ngành hàng lúa gạo”, TS. Đặng Kim Sơn, chuyên gia chính sách trao đổi với Kinh tế Sài Gòn về đề xuất thành lập Hội đồng Lúa gạo quốc gia.

Biến động tại Bangladesh có thể làm xáo trộn chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu (Ngân Diệp): Những biến động tại Bangladesh đang ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may của nước xuất khẩu hàng may mặc lớn thứ hai thế giới. Những xáo trộn này được dự báo sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chuỗi cung ứng hàng dệt may toàn cầu.

Cơ hội cho cổ phiếu dệt may… (Triêu Dương): Dù ngành dệt may Ấn Độ được dự báo sẽ hưởng lợi lớn nhất từ tình hình ở Bangladesh, nhưng Việt Nam cũng có cơ hội vươn lên vị trí thứ 2 trở lại, nếu lấy được thị phần từ khoảng trống mà Bangladesh có thể bỏ lại. Trước tình hình này, cổ phiếu nhóm dệt may có dấu hiệu thu hút dòng tiền mạnh mẽ gần đây.

Đơn hàng dệt may về Việt Nam sẽ tăng (Khánh Nguyên): Theo TS. Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội – Muốn giữ được đơn hàng, doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải tiếp tục cải tiến ở 10 chỉ số đang có năng lực cạnh tranh tốt hơn Bangladesh.

Tuần “rung lắc” mạnh của VN-Index! (Thanh Thủy): Chỉ số VN-Index rơi gần 50 điểm ngay trong phiên giao dịch đầu tuần, qua đó lùi sâu xuống dưới ngưỡng 1.200 điểm. Dù vậy, lực cầu đã nhanh chóng trở lại giúp chỉ số này dần ổn định và hồi phục khá tốt về cuối tuần.

Vĩ mô hồi phục tiếp sức cho thị trường chứng khoán (Linh Trang): Trên nền kinh tế vĩ mô hồi phục, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn cũng theo chiều hướng đi lên, qua đó đưa định giá của thị trường chứng khoán Việt Nam về mức khá hấp dẫn.

Xu hướng NIM của hệ thống ngân hàng (Lê Hoài Ân): Biên lãi ròng (NIM) đóng một vai trò quan trọng đối với việc đánh giá mức độ sinh lời của hệ thống ngân hàng và nó cũng thể hiện rõ những thách thức mà hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt trong nỗ lực duy trì tăng trưởng tín dụng để hỗ trợ cho nền kinh tế.

Phía sau chính sách lãi suất siêu thấp của Nhật Bản (Thụy Lê): Nhật Bản có đang đảo chiều chính sách tiền tệ và sắp kết thúc thời kỳ lãi suất siêu thấp? Có lẽ cần nhìn lại vì sao nền kinh tế tốp đầu thế giới này duy trì chính sách lãi suất siêu thấp trong nhiều năm qua, để thấy được những giới hạn nào trong chính sách tiền tệ của Nhật Bản.

Điểm mới trong các luật mới liên quan tới bất động sản – Những điểm cần lưu ý với dự án khu công nghiệp (Nguyễn Thị Nhung): Cần hiểu rằng việc chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất chỉ có thể thực hiện với đất được nhà nước cho thuê theo hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê – phù hợp với quyền của người sử dụng đất theo từng hình thức giao, thuê đất từ nhà nước.

Đừng ẩn mình trên Internet! (Võ Quốc Anh): Trong bối cảnh không ít doanh nghiệp đã quyết định tận dụng sự bùng nổ của Internet và mạng xã hội, tại sao vẫn còn nhiều doanh nghiệp khác lựa chọn đứng bên ngoài cuộc chơi?

Kinh tế dữ liệu: Thị trường tiềm năng trông chờ khung pháp lý (Lưu Minh Sang): Pháp luật hiện hành thiếu vắng các quy định xác định tính pháp lý, tiêu chuẩn dữ liệu cũng như chế điều chỉnh các quan hệ pháp luật giao dịch, sử dụng dữ liệu… Quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân và an toàn thông tin vẫn ở giai đoạn khởi đầu thực hiện.

Phác thảo lộ trình hướng tới du lịch bền vững của Việt Nam (Ngô Thắng Lợi): Việc một số các các nước trên thế giới đang có quan điểm “phản đối phát triển du lịch quá mức” là một cơ hội tốt mà Việt Nam cần nghiên cứu để tận dụng.

Sông Mêkông trước mối quan hệ nhân – thiên và nhân – nhân (Trần Hương Giang – Huỳnh Hồ Đại Nghĩa): Biến đổi khí hậu có ảnh hưởng sâu rộng ở lưu vực sông Mêkông là vì nó bắt đầu từ yếu tố nước, trong khi đó sông Mêkông lại được xem như huyết mạch nuôi dưỡng cả một vùng đất rộng lớn.

Startup công nghệ giáo dục Việt Nam tự định vị hướng phát triển mới (Ricky Hồ): Giáo dục trực tuyến Việt Nam manh nha hình thành từ năm 2005. Các đơn vị khai phá thị trường như HOCMAI, Topica… đã góp phần xây dựng nền tảng cho nền công nghệ giáo dục Việt Nam.

Chứng chỉ IELTS chỉ là bước khởi đầu (Đặng Quỳnh Giang): Tiếng Anh rất cần thiết cho việc học tập, làm việc. Chứng chỉ tiếng Anh IELTS có thể là một lợi thế cá nhân trong việc ứng tuyển việc làm nhưng đôi khi tiếng Anh và cả tấm bằng nước ngoài cũng chỉ là yếu tố cộng thêm, không đủ để bảo đảm bạn sẽ làm việc tốt hay có cơ hội tốt.

Đông Nam Á trước “cơn lũ” hàng giá rẻ từ Trung Quốc (Hồ Nguyên Thảo): Sự xuất hiện của nền tảng thương mại điện tử Temu tại Thái Lan, Malaysia và Philippines với các khuyến mãi giảm giá đến 90% đã khiến các nước Đông Nam Á lo lắng. Trước đó, hàng giá rẻ từ Trung Quốc còn thâm nhập thị trường Đông Nam Á qua nhiều nền tảng khác nhau.

Để có thể giành thị trường cho hàng Việt (Song Hảo): Tuyên truyền và hướng dẫn người tiêu dùng về ủng hộ hàng trong nước là một quyết sách quan trọng để bảo vệ hàng nội địa. Các hiệp hội doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà nghiên cứu cùng có chung tiếng nói rằng cần có chính sách bảo hộ hàng nội địa, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trước các làn sóng hàng giá rẻ.

Công chứng điện tử: pháp lý, lợi ích và thách thức (Vũ Ngọc Yến – Nguyễn Thị Thu Trang): Vừa qua, Chính phủ đã trình Quốc hội Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Công chứng sửa đổi, trong đó có thêm quy định mới về công chứng điện tử. Hình thức công chứng này hứa hẹn sẽ đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như giải quyết những khó khăn của phương thức công chứng truyền thống.

Trung thu náo nức (Trần Thanh Bình): Phố đã bày biện cho rằm tháng Tám. Nghe thoảng đâu đây giọng con trẻ rất mềm. Ngỡ lồng đèn sáng ngời lung linh mắt. Náo nức nhịp chân ngõ hẻm vọng qua thềm!

Trang phục: tấm hộ chiếu văn hóa của tộc người (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Văn hóa không có cao, thấp, mà đẹp ở sự đa dạng và sự khác biệt. Nhưng vẫn có rất nhiều người thay vì nghiên cứu kỹ càng để tìm ra vẻ đẹp, minh triết của những cộng đồng thiểu số thì lại dễ dãi đi khai thác những thứ dị biệt và làm quá chúng lên để câu khách.

Bạn Bình (Phú Thành): Mới xuống Cà Mau, dang hai cánh tay giữa rừng tràm lộng gió, lại thấy Bình lên núi, giăng chiếc lều bên bờ suối. Mau và nhẹ như một cánh chim…

Tôi thấy hoa vàng… dưới biển sâu (Nguyễn An Nam): Có thắng cảnh, có ý thức giữ gìn, thì không sợ đói. Một ngư dân nói với tôi, thật tự nhiên, khi tôi trong một quán cà phê sáng ọp ẹp ở làng chài Tân An (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) khi những chiếc thuyền cá đang cập bờ và bình minh đang dâng lên một màu cam huyền ảo sau đảo Hòn Yến.

Lạ với những “cơn sốt” lạ ở quê (Khánh Hưng): Người dân có thể vì mưu sinh mà không để ý đến hậu quả của khai thác tận diệt môi sinh nhưng có phải là các chương trình mang ánh sáng, sự hiểu biết cơ bản về gìn giữ môi trường tự nhiên, một cách nào đó, vẫn chưa soi rọi được tới làng quê chăng?

Người tiêu dùng bị đánh lừa bởi quảng cáo AI phóng đại, sai sự thật (Song Thanh): Một số công ty đang phóng đại về việc sử dụng AI khi tiếp thị sản phẩm và dịch vụ của mình, và điều này có thể dẫn đến những cái nhìn tiêu cực hơn đối với công nghệ AI.

Cổ phiếu AI – sau đỉnh cao sẽ là gì? (Lạc Diệp): Từ chỗ liên tục tăng giá mạnh và là động lực tăng trưởng chính của thị trường chứng khoán Mỹ, các cổ phiếu liên quan đến công nghệ AI giờ đây đang liên tục đối mặt với sức ép và sụt giảm mạnh. Tương lai nào đang chờ đợi các cổ phiếu này?

Bong bóng AI đã và đang vỡ? (Nguyễn Vũ): Cuộc đua đầu tư vào AI tạo sinh rất tốn kém, chủ yếu vào các con chip đắt tiền, các trung tâm dữ liệu ngày càng lớn và nguồn năng lượng ngày càng tốn kém. Công ty mẹ của Google là Alphabet trong quí gần đây nhất đã chi đến 13 tỉ đô la vào hạ tầng AI, tăng so với 12 tỉ đô la cùng kỳ một năm trước đó.

Mời bạn đọc đón xem!

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới