Thứ tư, 12/02/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Số 7-2025 – Nhận diện và vượt qua nguy cơ chiến tranh thương mại

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG) - Có thể nói thuế quan hiện là “từ khóa” nóng nhất trong thương mại quốc tế những ngày này. Gắn liền với đó là các dự báo về các nguy cơ, nhỏ thì là “căng thẳng”, lớn có thể là “thương chiến”, giữa các nước liên quan, và thậm chí là rủi ro với cả hệ thống thương mại toàn cầu.

Không còn ách tắc nào nữa mới là điều được quan tâm nhất (mục Ý kiến): Việc bộ máy hành chính sau sắp xếp có hiệu quả hơn, thủ tục hành chính còn bị chậm trễ, ách tắc như lâu nay nữa hay không phụ thuộc nhiều vào những cán bộ, công chức được chọn ở lại có “xứng đáng và phù hợp” không, có nghĩa là việc chọn lựa có công tâm hay bị chi phối bởi những yếu tố tiêu cực khác.

Quyết tâm tăng trưởng trên 8% (An Nhiên): Ủng hộ kịch bản tăng trưởng kinh tế trên 8% trong năm nay của Chính phủ, song Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý Chính phủ có các giải pháp kiểm soát lạm phát phù hợp để tránh ảnh hưởng lớn tới ổn định vĩ mô cũng như đời sống người dân và chi phí của doanh nghiệp.

Khởi đầu 2025: đối mặt với bất ngờ! (Hồ Quốc Tuấn): Chỉ mới hơn một tháng sau khi bước sang năm 2025, người ta đối mặt với nhiều bất ngờ…

Nhận diện và vượt qua nguy cơ chiến tranh thương mại - nhìn từ trường hợp Việt Nam (Hoàng Hạnh): “Các FTA quả thật có thể là… đường tránh, giúp xuất khẩu Việt Nam an toàn đi qua các nguy cơ thương chiến trong những ngày tháng tới. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết và cũng đủ điều kiện để đi trên con đường này”, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) trao đổi với Kinh tế Sài Gòn.

Học cách thích ứng với chính sách thương mại thời Trump 2.0! (Bình An): Kể từ khi Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà trắng, hoạt động thương mại toàn cầu luôn ở trong trạng thái đề phòng và “thấp thỏm” với những chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Tăng trưởng kinh tế - Phụ thuộc vào dòng vốn tín dụng và rủi ro bong bóng tài sản (Tuệ Nhiên): Không thể phủ nhận rằng tăng trưởng kinh tế đang ngày càng trở nên phụ thuộc vào chính sách tiền tệ, khi hiệu quả và mức độ lan tỏa của chính sách tài khóa vẫn chưa phát huy hết được như kỳ vọng. Nhưng mức độ phụ thuộc này nếu kéo dài có thể dẫn đến những rủi ro tiềm ẩn cho nền kinh tế.

Mobile-money: khoảng trống pháp lý sau thí điểm (Lưu Minh Sang): Hình thức thanh toán Mobile-mone được kỳ vọng sẽ phủ sóng sâu rộng đến các vùng nông thôn, miền núi, những khu vực thiếu hạ tầng ngân hàng truyền thống và hướng tới mục tiêu tài chính toàn diện…

Khi thế giới tuyên chiến với tệ quan liêu (Nguyễn Vũ): Có thể mọi người chỉ chú ý đến những nỗ lực tinh gọn bộ máy Chính phủ ở Mỹ do nhiều hành động đầy kịch tính của tỉ phú Elon Musk, người được Tổng thống Trump giao làm việc này. Thế nhưng ở các nước khác cũng đang có những nỗ lực tương tự, tất cả đều nhằm chấm dứt tệ quan liêu, nạn bàn giấy của nền hành chính nước họ.

Khối ngoại vẫn bán ròng mạnh! (Thanh Thủy): Dù có nhiều biến động lên xuống ngắn hạn nhưng xét trong khung thời gian dài hơn, VN-Index vẫn đang đi ngang trong biên độ rộng từ 1.180-1.300 điểm. Việc giao dịch trong khung đi ngang này đòi hỏi nhà đầu tư có chiến lược linh hoạt và chọn đúng cổ phiếu, nếu không sẽ rất dễ rơi vào trạng thái FOMO, mua đỉnh bán đáy

Chứng khoán và nỗi lo thương chiến (Triêu Dương): Đà tăng của VN-Index đã bị chững lại khi bất ngờ điều chỉnh giảm 9 điểm trong phiên đầu tuần này (10-2-2025), với thanh khoản cũng tăng đột biến lên mức cao nhất trong hơn hai tháng qua. Rủi ro bất định ngày càng lớn, khi thương chiến đang là nỗi lo lớn nhất mà các nhà đầu tư phải đối mặt hiện nay.

Thị trường chứng khoán năm 2025 - bứt phá cùng quyết tâm của Chính phủ (Lão Trịnh): Với quyết tâm nâng mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 lên trên 8%, Chính phủ không chỉ tạo động lực cho nền kinh tế mà còn mở ra nhiều cơ hội cho thị trường chứng khoán. Những chính sách hỗ trợ tăng trưởng, cùng với việc điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, sẽ thúc đẩy lợi nhuận doanh nghiệp, tăng tốc độ lưu thông tiền, và tạo đà cho TTCK tăng trưởng mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Cơ hội nào cho nhóm cổ phiếu chứng khoán trong năm 2025? (Linh Trang): Về triển vọng của nhóm ngành chứng khoán, theo CTCK SSI, tăng trưởng doanh thu ước tính của các CTCK trong năm 2025 có thể sẽ có phần hạn chế nhưng tăng trưởng lợi nhuận nhiều khả năng vẫn cải thiện nhờ việc cắt giảm chi phí hoạt động.

Phát triển kinh tế sau Đồng thuận Washington (Karim El Aynaoui - Đinh Trường Hinh): Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các quốc gia đang phát triển cần phải theo một khung chính sách mới nhằm tăng cường khả năng phục hồi kinh tế vĩ mô, tận dụng công nghệ để tăng trưởng năng suất và thúc đẩy tăng trưởng cũng như chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Không điều nào trong số này có thể thực hiện được với tư duy “mỗi quốc gia cho chính mình”.

Để thoát được bẫy thu nhập trung bình như các nền kinh tế Đông Á (Lê Hoài Ân - Võ Nhật Anh): Việt Nam đang đứng trước một thập kỷ quan trọng để khai thác tối đa cơ hội của dân số vàng trước khi bước vào giai đoạn dân số già hóa. Nếu không có những hành động quyết liệt nhằm nâng cao năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững, chúng ta có nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Viễn cảnh vận tải biển container 2025 (Nguyễn Bảo Quốc): Vận tải biển container toàn cầu đứng trước một năm 2025 dường như không chắc chắn và khó đoán định với nhiều yếu tố chủ quan lẫn khách quan ảnh hưởng đan xen lên cung - cầu - giá cước vận tải và chuỗi cung ứng trên thế giới.

Bước tiến và thách thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân (Trần Quốc Thái - Nguyễn Thị Kim Thanh): Trong bối cảnh số hóa ngày càng sâu rộng, bảo vệ dữ liệu cá nhân trở thành thách thức lớn đối với cả cá nhân và đặc biệt là doanh nghiệp tại Việt Nam. Mặc dù có sự phát triển trong hệ thống pháp lý, sự thiếu rõ ràng và thiếu đồng bộ vẫn khiến cho việc tuân thủ của các doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại.

Để có thể nâng cao giá trị thương hiệu qua công cụ tìm kiếm (Nguyễn Ngọc Trâm): Cách tiếp cận ưu tiên lượt tìm kiếm được cho là rất quan trọng với chiến lược phát triển thương hiệu trong thời đại Internet bão hòa như hiện nay. Nó chính là chìa khóa để xây dựng uy tín thương hiệu và mở đường cho thành công lâu dài.

Thị trường dịch vụ pháp lý cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các đối thủ mới (Hà Minh): Thay vì chỉ nghĩ đến việc cạnh tranh trực tiếp với nhau, các công ty luật truyền thống trong nước nên tập trung vào chiến lược khác biệt hóa, tận dụng công nghệ và xây dựng quan hệ khách hàng bền vững để bảo vệ vị thế của mình trong một thị trường dịch vụ pháp lý cạnh tranh ngày càng khốc liệt và biến động khôn lường.

Nên chọn đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý như thế nào? (Phú Đức): Quá nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ, nhiều luật sư với trình độ chuyên môn, lĩnh vực hành nghề khác nhau, chưa kể vô vàn các tiêu chí khác mang tính chuyên sâu của nghề luật đã khiến cho những người phụ trách tìm kiếm đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý của doanh nghiệp mình luôn phải “đau đầu” trong việc này.

Đã đến lúc thay đổi tư duy về thúc đẩy thương mại (Nguyễn Văn Phúc - Cao Nguyễn Bảo Liên): Việc bãi bỏ chính sách miễn thuế đối với hàng nhập khẩu giá trị nhỏ là một bước đi cần thiết nhằm tăng cường kiểm soát và tạo môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa nhập khẩu và được sản xuất trong nước.

Bị bóc phốt oan, cả quán ăn và ngành du lịch địa phương cùng chịu thiệt (Nghi Đồng): Hầu như tất cả các trường hợp bị du khách tố cáo bán giá cắt cổ đều bị cơ quan chức năng địa phương kiểm tra xử phạt nhưng những người bóc phốt sai thì vẫn vô can. Thiết nghĩ, cần xử phạt những hành vi lạm dụng thông tin này thì mới sòng phẳng để bảo vệ thương hiệu quán ăn lẫn ngành du lịch địa phương.

Để không phải rời quê vì sinh kế (Nhi Phương): Chọn rời đi khỏi quê nhà vì mưu sinh hay bất kỳ lý do gì cũng không khỏi làm người ta phải băn khoăn và chạnh lòng. Phải chăng, một trong những lý do là môi trường và điều kiện tại các tỉnh chưa thật sự hấp dẫn để giữ chân người dân?

Đằng sau nỗi sợ chốn đông người (TS.BS. Phạm Minh Triết): Rất nhiều người đã trải qua chứng sợ khoảng rộng mà không biết rằng nó có tên gọi, có nguyên nhân và có cách điều trị. Điều quan trọng nhất là đừng tự trách mình hay nghĩ rằng đó là do bản thân yếu đuối. Đây là một rối loạn tâm lý có thể được cải thiện nếu có phương pháp phù hợp và sự kiên trì.

Cuốn theo chiều gió: bức tranh đồ sộ về cuộc đời (Lâm Nghi): Người ta có thể nhìn nhận tác phẩm Cuốn theo chiều gió (Gone with the wind) của Margaret Mitchell từ nhiều góc độ khác nhau, kể cả tiêu cực lẫn tích cực, nhưng không ai có thể phủ nhận giá trị văn học và nhân sinh tuyệt vời của tác phẩm này.

Hệ quả từ canh bạc thuế quan của Tổng thống Donald Trump (Song Thanh): Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang liên tục tung ra những đòn thuế mạnh mẽ nhằm vào các đối tác thương mại. Canh bạc thuế quan này liệu sẽ mang lại những tác động gì cho nước Mỹ?

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung sẽ phát triển đến đâu? (Lạc Diệp): Sau nhiều tháng suy giảm, giá nhà tại Trung Quốc đã dần ổn định trở lại, mở ra những hy vọng về một sự phục hồi tích cực hơn trong năm 2025.

Mỹ cản trở thuế tối thiểu toàn cầu (Nguyễn Vũ): Quy định áp thuế tối thiểu toàn cầu ở mức 15%, từng gây xôn xao giới đầu tư nước ngoài, nay chưa biết có được thực thi hay không vì chính phủ Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã bày tỏ sự phản đối cách áp thuế này.

Mời bạn đọc đón xem!

 

 

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới