Thứ Năm, 28/03/2024
32 C
Ho Chi Minh City

Startup là động lực trong cuộc cách mạng 4.0

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Startup là động lực trong cuộc cách mạng 4.0

Vũ Dung

(TBKTSG Online) – Cần tạo tinh thần khởi nghiệp, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, đặc biệt là tạo ra môi trường cởi mở cho các startup vì đây chính là động lực để các quốc gia nắm bắt được cơ hội từ cuộc cách mạng mới.

Startup là động lực trong cuộc cách mạng 4.0
Các nhà lãnh đạo, chuyên gia bàn luận về biện pháp thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo 

Trái ngược với những dự đoán tiêu cực cho rằng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cmcn 4.0) sẽ khiến nhiều công việc bị mất đi. Tại diễn đàn mở “ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người”, ông Klaus Schwab – nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) khuyên các bạn trẻ hãy “nắm lấy cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại". Diễn đàn là sự kiện bên lề Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN (WEF ASEAN 2018) diễn ra tại Hà Nội ngày 11-9.

Theo người đứng đầu WEF, các quốc gia ASEAN cần tạo ra môi trường chính sách nhằm khuyến khích tinh thần khởi nghiệp trong xã hội. Đồng thời, mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam, cần tạo ra một môi trường cởi mở để “đón những điều mới".

Bởi theo giải thích của ông Klaus Schwab sự xuất hiện của cuộc CMCN 4.0 sẽ làm thay đổi mô hình kinh doanh truyền thống, kéo theo đó là sự thay đổi mô hình kinh tế.

Hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) đóng góp đến 50% GDP của ASEAN và kiến tạo 80% số việc làm trong khu vực. Do đó, một trong những lĩnh vực cần được chú trọng là làm thế nào để trang bị kỹ năng giúp những doanh nghiệp này khai thác triệt để nền kinh tế số và làm chủ công nghệ.

Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Chu Ngọc Anh cho rằng trong thời gian qua, về cơ bản Việt Nam đã hình thành và phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, qua đó bước đầu thiết lập một số hành động dựa trên tiềm lực quốc gia để nắm bắt cơ hội cũng như chủ động ứng phó các tác động của CMCN 4.0.

Hiện nay, thấy số startup tại Việt Nam đã tăng đáng kể trong sáu năm qua, từ khoảng dưới 400 doanh nghiệp trong năm 2012 lên tới 3.000 doanh nghiệp năm 2017. Một số startup không chỉ hoạt động tại Việt Nam mà đã vươn ra thị trường thế giới.

Trong năm 2017, đã có 92 startup Việt Nam gọi được vốn đầu tư mạo hiểm với tổng giá trị lên tới hơn 290 triệu đô la Mỹ, tăng 85% về số thương vụ và 42% về giá trị so với năm trước đó.

Phiên thảo luận này do WEF và Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức nhằm tạo một diễn đàn mở cho giới trẻ, sinh viên, doanh nhân trẻ và công chúng cơ hội để thảo luận về tương lai của chính mình, trong một giai đoạn phát triển chưa từng có của công nghệ trong khu vực ASEAN.

Sự kiện cũng nhằm thúc đẩy, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và chia sẻ khởi nghiệp trong bối cảnh CMCN 4.0 với mong muốn xây dựng một ASEAN 4.0 cho tất cả mọi người.

Mời đọc thêm:

Sang Singapore… khởi nghiệp

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới