Thứ năm, 19/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Sức hút Trung Quốc giảm, vốn đổ vào startup Đông Nam Á

Chánh Tài

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Các công ty khởi nghiệp (startup) ở Đông Nam Á đang hưởng lợi nhờ dòng vốn từ các quỹ đầu tư vốn mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân đang tìm kiếm tỷ suất lợi nhuận lớn hơn và quay lưng lại với Trung Quốc, nơi môi trường kinh doanh đang trở nên bất ổn vì chính sách ‘zero Covid’.

Xu hướng đầu tư vào các starup Đông Nam Á đem đến nhiều cơ hội cho các nahf đầu tư - Ảnh: Starup Info

Trong năm qua, các quỹ đầu tư như Insignia Ventures Partners (Singapore) và East Ventures (Indonesia), được SoftBank của Nhật Bản hậu thuẫn, nằm trong nhóm các quỹ đã huy động được tổng cộng hàng tỉ đô la cho các startup Đông Nam Á, thị trường 650 triệu dân với các nền tảng kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng.

“Một số quỹ nằm trong số các tổ chức đầu tư lớn nhất thế giới đang theo đuổi chiến lược triển khai vốn vào các khu vực như Đông Nam Á, nơi mà 6-7 năm trước đây thậm chí không đủ khả năng hấp thu ngân sách đầu tư quy mô lớn”, Vishal Harnal, đối tác quản lý tại quỹ đầu tư mạo hiểm 500 Global, với tài sản 2,8 tỉ đô la, cho hay.

Harnal là một trong những nhà đầu tư tham dự hội nghị đầu tư vốn mạo hiểm và cổ phần tư nhân SuperReturn Asia, diễn ra ở Singapore từ ngày 19-23 tháng 9. Joel Thickins, đối tác đồng quản lý tại Quỹ đầu tư TPG Capital Asia (Hồng Kông), nói với Reuters: “Hiện nay, Ấn Độ và Đông Nam Á đang tạo ra sức hút đầu tư mạnh mẽ hơn”.

Được dẫn dắt bởi Indonesia, quy mô nền kinh tế internet của Đông Nam Á được dự báo sẽ tăng gấp đôi lên 363 tỉ đô la vào năm 2025 từ mức 174 tỉ đô la vào cuối năm 2021, theo một báo cáo chung của Google, quỹ nhà nước Singapore, Temasek và Công ty tư vấn quản lý Bain & Company - Công ty gọi xe và giao đồ ăn Grab Holdings của Singapore đã niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq ở New York vào tháng 12 năm ngoái sau thương vụ sáp nhập trị giá 40 tỉ đô la.

Trong tháng 9, Fazz - công ty công nghệ tài chính được hình thành sau vụ sáp nhập giữa Payfazz của Indonesia Xfers của Singappre, huy động được 100 triệu đô la -Ảnh: Fintech Finance

Trong khi đó, đối thủ GoTo (Indonesia), huy động được 1,1 tỉ đô la trong thương vụ chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) ở Indonesia hồi tháng 3. Trong tháng 9, Fazz - công ty công nghệ tài chính được hình thành sau vụ sáp nhập giữa Payfazz của Indonesia Xfers của Singappre, đã huy động được 100 triệu đô la. Và startup xử lý thanh toán Xendit của Indonesia huy động thành công 300 triệu đô la trong vòng gọi vốn hồi tháng 5 dựa trên mức định giá gần 3 tỉ đô la.

Tự xem mình là “Stripe của Đông Nam Á”, Xendit đang thiết lập tiêu chuẩn vàng cho nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực, hỗ trợ các startup và doanh nghiệp vừa và nhỏ tự tin xử lý thanh toán và mở rộng quy mô kinh doanh của họ. Năm ngoái, cổng thanh toán Xendit đã xử lý 200 triệu giao dịch với tổng trị giá 15 tỉ đô la, tăng gần gấp 3 lần so với năm trước đó. Stripe, có trụ sở tại Mỹ, là một công ty xử lý thanh toán lớn nhất thế giới hiện nay.

Bốn thành viên sáng lập Xendit, startup xử lý thanh toán huy động thành công 300 triệu đô la trong vòng gọi vốn hồi tháng 5 dựa trên mức định giá gần 3 tỉ đô la - Ảnh: Xendit

Các nhà đầu tư vẫn sốt sắng tìm các cơ hội ở Đông Nam bất chấp quá trình thẩm định startup đòi hỏi mất nhiều tháng, trong khi mức định giá tiếp tục chịu sức ép. Harnal cho biết hội chứng “sợ bị bỏ lỡ” (FOMO) đã thúc đẩy nhiều nhà đầu tư tổ chức rót vốn các startup tiềm năng ở Đông Nam Á sau khi họ đánh mất cơ hội kiếm những khoản lợi nhuận khổng lồ do chậm chân ở thị trường khởi nghiệp Trung Quốc.

Đông Nam Á đang được hưởng lợi sau khi các quỹ e ngại môi trường đầu tư bất ổn ở Trung Quốc khi Bắc Kinh sử dụng chính sách phong tỏa nghiêm ngặt và các biện pháp khác để kiểm soát Covid-19.

Nhưng dù các quỹ đang tránh bỏ trứng vào một giỏ ở Trung Quốc, các nhà đầu tư cho biết các thị trường Đông Nam Á có sự khác biệt rất lớn, khiến một chiến lược đầu tư đồng nhất cho khu vực không phải là sự lựa chọn lý tưởng.

Tang Kok-Yew, Chủ tịch Công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân Affinity Equity Partners, nói: “Không phải họ không tin vào Trung Quốc, mà chỉ là họ đang giảm mức độ tiếp xúc với thị trường này. Họ có thể đi đâu? Tôi nhận thấy rằng mọi người đều rất quan tâm đến Đông Nam Á. Thật không may, đó là thị trường khó thâm nhập nhất”.

Các công ty đầu tư vốn cổ phần tư nhân, với hơn 500 tỉ đô la vốn chưa sử dụng, đã chuyển hướng từ Trung Quốc sang các thị trường khác ở châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Đông Nam Á, các ngân hàng hàng và nhà đầu tư cho biết.

Đăng ký tham dự sự kiện SuperReturn là 500 đối tác, những người cung cấp vốn cho các quỹ đầu tư và khoảng 700 công ty đầu tư mạo hiểm cùng với các văn phòng quản lý đầu tư gia đình Trung Quốc.

Ngoài sự quan tâm này, khu vực Đông Nam Á có thể có một số cách khác để tiếp tục thu hút vốn cho các startup. Julie Ruvolo, Giám đốc quản lý đầu tư mạo hiểm tại Hiệp hộ đầu tư vốn cổ phần tư nhân toàn cầu (GPCA), có trụ sở tại New York, nói: “Vẫn có những thành phố riêng lẻ của Mỹ, nơi các startup đang huy động được nhiều tiền hơn tất cả các công ty startup ở Đông Nam Á”. GPCA có 300 thành viên đang quản lý số tài sản trị giá tổng cộng hơn 2.000 tỉ đô la.

Theo Reuters

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới