Chủ Nhật, 19/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

Tập đoàn dầu khí Trung Quốc thoái vốn khỏi các dự án ở Anh, Canada và Mỹ

Ricky Hồ

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

(KTSG Online) - Tập đoàn dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC) đang chuẩn bị rút khỏi các dự án kinh doanh ở Anh, Canada và Mỹ bởi Bắc Kinh đang lo ngại rằng tài sản của CNOOC tại các nước này có thể bị ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt của phương Tây – Reuters trích dẫn các nguồn tin ngành dầu khí.

Dàn khoan thuộc sở hữu của CNOOC đang hoạt động ngoài khơi. Tập đoàn dầu khí khổng lồ của Trung Quốc chi 15 tỉ đô la để thu mua hãng dầu khí Nexes của Canada năm 2013 và trở thành hãng sản xuất dầu khí lớn nhất thế giới. Ảnh: Upstream Online

Nhưng việc thoái vốn ra khỏi các dự án lớn sau cả chục năm đeo đuổi còn là một cuộc tái chấn chỉnh cơ cấu mà CNOOC phải trải qua. Đó là điều hành và quản lý vốn ở các thị trường có quy định pháp luật chặt chẽ, các khó khăn về công nghệ và đối đầu thương mại Mỹ - Trung mà CNOOC là một mục tiêu mà Washington nhắm đến.

Đánh giá lại danh mục đầu tư trước IPO trong nước

Các quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây từ lâu đã trở nên căng thẳng bởi các đối đầu thương mại và địa chính trị, đặc biệt là sau khi cuộc chiến Nga – Ukraine bùng nổ.

Mỹ đã cảnh báo Trung Quốc trong tuần rồi về hậu quả có thể xảy ra nếu Trung Quốc hỗ trợ Nga né tránh hay giảm mức độ thiệt hại của các lệnh trừng phạt từ phương Tây, bao gồm các biện pháp hạn chế Nga tiếp cận ngoại tệ và làm quá trình thanh toán quốc tế trở nên phức tạp hơn.

Tập đoàn CNOOC đã không đưa ra bình luận ngay lập tức.

Các doanh nghiệp định kỳ phải thực hiện đánh giá hiệu quả về danh mục đầu tư của mình. Nhưng dường như tập đoàn dầu khí thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc đang chuẩn bị cho lối thoát sau gần một thập niên nỗ lực xâm nhập ba thị trường trên. Một trong những “điểm son” của CNOOC trong quá trình khai phá này là thương vụ 15 tỉ đô la mua lại hãng dầu khí Nexes của Canada năm 2013. Với hợp đồng này, gã khổng lồ Trung Quốc đã trở thành nhà sản xuất hàng đầu thế giới.

Theo tính toán của Reuters, các tài sản, bao gồm cổ phần tại các mỏ dầu và khí lớn ở Biển Bắc, Vịnh Mexico và các dự án cát dầu lớn tại Canada của CNOOC sản xuất 220.000 thùng dầu tương đương (BOED) mỗi ngày.

Hồi tháng 3, Reuters đưa tin CNOOC đã thuê ngân hàng Bank of America (BofA) để chuẩn bị cho việc bán các tài sản của hãng ở Biển Bắc, bao gồm cổ phần tại một trong những mỏ lớn nhất ở đây.

Các nguồn tin cho biết CNOOC đã xem xét lại danh mục đầu tư toàn cầu trước khi lên sàn chứng khoán (IPO) vào cuối tháng 4 này. Đây là kế hoạch nhằm tìm nguồn vốn thay thế sau khi cổ phiếu của CNOOC trên thị trường New York bị hủy niêm yết vào tháng 10 năm ngoái.

Việc hủy niêm yết là một phần trong động thái của chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump trong năm 2020 chĩa vào một số tập đoàn Trung Quốc mà Washington tin rằng do quân đội Trung Quốc sở hữu hoặc kiểm soát. Bắc Kinh đã hoàn toàn phủ nhận và lên án động thái này.

CNOOC cũng đang tận dụng đà tăng của giá dầu và khí đốt trong bối cảnh chiến tranh. Hãng hy vọng sẽ thu hút được người mua trước khi các nước phương Tây có thể tìm cách tự khai thác và sản xuất để thay thế cho nguồn năng lượng từ Nga.

Các nguồn tin cho biết, khi tìm cách thoái vốn khỏi các dự án với phương Tây, CNOOC cũng đang tìm cách mua lại các tài sản mới ở châu Mỹ Latinh và châu Phi, đồng thời cũng muốn ưu tiên phát triển các công ty lớn, triển vọng mới ở Brazil, Guyana và Uganda.

Tái cấu trúc đau đớn

CNOOC đang tìm cách bán các loại tài sản có chi phí vốn cận biên cao và khó quản lý tại Anh, Mỹ và Canada. Một nguồn tin cấp cao nói với Reuters các nhà lãnh đạo cao nhất của CNOOC, trong đó có cả Chủ tịch Wang Dongjin, nhận ra rằng việc quản lý tài sản Nexen hiện nay là công việc khó chịu vì các quy định khó khăn hơn và chi phí cao hơn so với các nước đang phát triển.

Nguồn tin cũng nói thêm rằng CNOOC đã phải đối mặt với các rào cản hoạt động tại Mỹ, chẳng hạn như các thủ tục an ninh mà các giám đốc điều hành từ Trung Quốc phải trải qua trước khi có thể nhập cảnh vào Mỹ.

"Các tài sản như vùng nước sâu ở Vịnh Mexico đang thách thức về mặt công nghệ. CNOOC thực sự cần làm việc với các đối tác để học hỏi, nhưng các giám đốc điều hành công ty thậm chí không được phép đến thăm các văn phòng tại Mỹ. Đó là một nỗi đau suốt những năm qua và việc chính quyền ông Trump đưa CNOOC vào danh sách đen”, nguồn tin cho biết.

Trong bản cáo bạch trước đợt IPO tại Thượng Hải, CNOOC cho biết họ có thể phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt bổ sung.

"Chúng tôi không thể dự đoán liệu công ty hoặc các chi nhánh và đối tác có bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ trong tương lai hay không, nếu các chính sách thay đổi", CNOOC cho biết.

Tại Mỹ, CNOOC sở hữu tài sản trong các khu dầu đá phiến Eagle Ford và Rockies trên đất liền cũng như cổ phần tại hai mỏ lớn ngoài khơi ở Vịnh Mexico, Appomattox và Stampede. Trong khi đó, các dự án khai thác dầu cát của tập đoàn này là hai mỏ chính ở Long Lake và Hangingston ở bang Alberta thuộc Canada.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới