Thứ năm, 5/12/2024
27 C
Ho Chi Minh City

Tập trung nguồn lực cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

Tập trung nguồn lực cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam

Lan Nhi

(TBKTSG Online) - Một trong những yêu cầu cấp thiết mà Chính phủ đã đặt ra trong năm 2021 là tập trung nguồn lực cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Biên Hòa - Vũng Tàu và nhiều dự án hạ tầng quan trọng khác nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tập trung nguồn lực cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam
Các dự án PPP đầu tư vào cao tốc nay không thu hút nhà đầu tư BOT như trước do khó vay vốn ngân hàng nên Nhà nước phải "nhận lại" khá nhiều Ảnh:TTXVN

Trong Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạc phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 đưa ra tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương diễn ra tại Hà Nội trong hai ngày 28 và 29-12, Chính phủ đặt ra 11 nhiệm vụ phải thực hiện, trong đó có việc tăng cường huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.

Trong số này có nguồn lực đầu tư công được giải ngân cho các dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Biên Hòa - Vũng Tàu. Tập trung đẩy nhanh việc thực hiện thu phí sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng. Bên cạnh đó tiến hành đầu tư, mở rộng các cảng hàng không quốc tế, như Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và đầu tư giai đoạn 1 cảng hàng không quốc tế Long Thành. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nâng cấp các tuyến đường ven biển kết nối liên vùng và các khu kinh tế, đô thị lớn ven biển cả nước. Tiếp tục phát triển hệ thống cảng biển quốc gia, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm; đầu tư hạ tầng các khu kinh tế ven biển được xác định ưu tiên phát triển.

Trong số các nhiệm vụ nói trên, việc đầu tư 11 dự án thành phần trong Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang được thực hiện và phải gỡ rất nhiều vướng mắc, đặc biệt là cơ chế đầu tư chuyển đổi từ đối tác công- tư (PPP) sang đầu tư công.

Ban đầu, trong 11 dự án thành phần, chỉ có 2 dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công là: Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - Quốc lộ 45 và Cam Lộ - La Sơn. Sau đó, do không tìm kiếm đươc nhà đầu tư hoặc các nhà đầu tư không đủ năng lực, Quốc hội đã cho phép Chính phủ chuyển tiếp 3 dự án PPP sang đầu tư công gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Phan Thiết - Dầu Giây và Vĩnh Hảo - Phan Thiết. Cùng với 2 dự án đầu tư công ban đầu là Cao Bồ - Mai Sơn và Cam Lộ - La Sơn đang xây dựng, thì 5 dự án PPP còn lại chưa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê duyệt chuyển hình thức đầu tư và đều trong tình trạng chờ đợi nhà thầu.

Năm dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam đang mời thầu có tổng vốn đầu tư khoảng 39.530 tỉ đồng. Trong đó vốn ngân sách Nhà nước chiếm khoảng 51%, (hơn 20.000 tỉ đồng), vốn nhà đầu tư 41% (xấp xỉ 20.000 tỉ đồng, bao gồm 20% trong số này là vốn chủ sở hữu). Như vậy, vốn tín dụng cho các dự án, cung cấp bởi các ngân hàng thương mại, vào khoảng 15.500 tỉ đồng (tính trung bình khoảng 3.100 tỉ đồng/dự án) nhưng đây lại là thách thức rất lớn với các nhà đầu tư.

Nếu 5 dự án thành phần được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ chuyển qua các dự án đầu tư công thì có tổng cộng 8/11 dự án đầu tư công và dự kiến sẽ chỉ còn 3 dự án: Diễn Châu- Bãi Vọt, Nha Trang- Cam Lâm và Cam Lâm-Vĩnh Hảo thực hiện theo hình thức PPP.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới