Thứ Năm, 18/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 10-2014: Phương Nam và Sacombank sẽ sáp nhập?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 10-2014: Phương Nam và Sacombank sẽ sáp nhập?

Thanh Phương

(TBKTSG Online) Có khả năng ông Phạm Hữu Phú sẽ không còn là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank nữa. Ngân hàng Phương Nam sẽ sáp nhập vào Ngân hàng Sacombank?… Đây chỉ là hai trong số nhiều thông tin hấp dẫn được chuyển tải trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn tuần này, số 10-2014, phát hành vào ngày mai, thứ Năm, 6-3-2014:

– Đã có đề án sáp nhập Phương Nam và SacombankHải Lý phỏng vấn ông Phạm Hữu Phú, Chủ tịch HĐQT Sacombank, nhân động thái mới nhất của ngân hàng này là chuẩn bị trình Ngân hàng Nhà nước đề án sáp nhập với Phương Nam.

– Những ông chủ ngân hàng đến và đi – Hải Lý: Những luồng vốn vào, ra dẫn đến khả năng đổi chủ ở một số ngân hàng. Các mối quan hệ sở hữu chéo theo đó sẽ được dãn ra hay ngày càng trở nên phức tạp, tinh vi hơn? Mùa đại hội cổ đông tới đây của các ngân hàng chắc hẳn sẽ có không ít bất ngờ “thú vị”…

– Tăng thuế rượu, bia: người sống khỏe, kẻ ngắc ngư – Văn Nam: Những người trong cuộc – đại diện các doanh nghiệp trong ngành, nói gì về chuyện tăng thuế rượu bia?

– Không nên hồ hởi quá đà – Tư Giang phỏng vấn ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương trước ngưỡng cửa Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định Thương mại tư do (FTA) với Liên hiệp châu Âu. Liệu Việt Nam có lặp lại xúc cảm hồ hởi quá đà như từng trải qua năm 2007 khi vào WTO?

– Ngộ nhận về hướng nghiệp – Huỳnh Thế Du: Vì sao vấn nạn “thừa thầy thiếu thợ” vẫn cứ kéo dài hàng chục năm bất chấp bao nhiêu công sức, tiền của đã đổ ra?

– Doanh nghiệp ngại hệ thống thông quan tự động – Minh Tâm & Châu Giang: Còn chưa đầy một tháng nữa, hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia sẽ chính thức được (ngành hải quan) áp dụng, thế nhưng các doanh nghiệp dường như vẫn rất… hờ hững.

– Cây mía ra rìa, con tôm lên ngôi – Hồng Ân: Vừa xong vụ thu hoạch mía tháng 3, đằng sau sự thong thả công việc đồng áng của người trồng mía là những cuộc trà dư tửu hậu trong những tiếng thở dài và những cái lắc đầu ngao ngán.

– Lỗi tại ai? – Đình Dũng: Bộ Xây dựng đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận vì ban hành Thông tư 03/2014 cho phép tính diện tích căn hộ theo phương pháp lọt lòng. Quy định mới này thổi bùng lên những bức xúc âm ỉ bấy lâu xung quanh mấy mét vuông tường trong căn hộ chung cư.

– IPO doanh nghiệp nhà nước: cứ “tung’ hàng trước – Ngọc Lan: Chỉ tính riêng quí 1 năm nay, số DNNN sẽ bán cổ phần lần đầu ra công chúng  (IPO) đã hơn con số DNNN cổ phần hóa được trong năm 2012. Việc “tung” cổ phần ồ ạt có tác động đến thị trường không? Hệ quả của nó là gì?

– Tín dụng vẫn chảy vào các “ông lớn” – Nguyễn Huy Hải: Số liệu từ nhiều ngân hàng cho thấy phần lớn tín dụng vẫn được rót vào các dự án lớn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

– Hớ hênh như ngân hàng tại nhà – Hồng Phúc: Sau vụ án Huyền Như, dịch vụ ngân hàng tại nhà đang mất khách. Sự lỏng lẻo trong quy trình thực hiện dịch vụ này nhiều khả năng làm nảy sinh rủi ro cho ngân hàng cũng như cho khách hàng.

– Kiện tác quyền: giơ cao để… đánh động – Nguyễn Vinh: Đã có thông tin chính thức về vụ khởi kiện của Trường Dale Carnegie Việt Nam (thuộc Dale Carnegie Mỹ) liên quan quyền tác giả đối với chương trình và phương pháp đào tạo. Từ đây, tác giả đề cập lại một số vụ kiện tụng về quyền tác giả trước đây để đánh động tâm lý “vô phúc đáo tụng đình” và thói quen “sống chung với lũ” đã và đang tạo điều kiện cho những kẻ tội phạm tác quyền “thừa nước đục thả câu”.

– Những người mở đường – Ngọc Hùng: Mỗi năm, Việt Nam nhập hàng chục triệu đô la Mỹ giống hoa các loại để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, vẫn có những công ty biết dựa vào thế mạnh của mình đang tiên phong mở đường cho làn sóng xuất khẩu hoa Việt Nam.

– Trung tâm vui chơi trẻ em: hốt bạc? – Minh Tâm: Khách đông, thậm chí quá tải, địa điểm mới mở ra liên tục… khiến một số người nghĩ kinh doanh khu vui chơi trẻ em đang “hốt bạc” giữa thời buổi kinh tế khó khăn.

“Đặc thù” như thống kê Việt Nam – Hồng Phúc: Chất lượng thống kê bất cập, làm sao cho kết quả chính xác?

– Doanh nghiệp loay hoay tìm số liệu – Trường Nam: Thông tin đối với doanh nghiệp chính là tiền. Vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện vẫn loay hoay với khoảng trống thông tin dữ liệu.

– Nước lên… nhà xuống – Quỳnh Thư: Chuyện những con đường “vươn vai Phù Đổng” biến hàng loạt nhà dân thành… “nhà hang”!

– Từ chiếc quang gánh đến ghế CEO – Nguyễn Nguyên Thảo: Nhân ngày 8-3 nói về vai trò của nữ giới trong nền kinh tế, đặc biệt, phụ nữ Việt Nam đang được chú ý và là đối tượng của nhiều nghiên cứu với những ghi nhận khá thú vị.

Du xuân trong thung lũng người điên – Nguyễn Vĩnh Nguyên: Chuyện về một “thung lũng người điên” ở Pleiku. Ở nơi đó, những người điên không nhiều chuyện như người tỉnh, họ rất là dễ thương và hồn nhiên.

– Cái đẹp của buổi giao thời – Bùi Dũng: Về hành trình tìm kiếm cái đẹp trong hỗn độn giữa cũ xưa và đương đại ở bộ phim The Great Beauty vừa đoạt giải Oscar cho phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất.

– Tản văn Sổ tay đi đường (2) của Nguyễn Ngọc Tư

– Cú sốc thoáng qua – Huỳnh Hoa: Các thị trường cổ phiếu và hàng hóa thế giới chao đảo dữ dội trong ngày đầu tuần này khi quân đội Nga tiến vào bán đảo Crimea của Ukraine nhưng sang thứ ba, căng thẳng đã có dấu hiệu lắng dịu. Theo nhiều chuyên gia, tác động của sự kiện Ukraine đối với thị trường thế giới chỉ là tạm thời và không nghiêm trọng.

Mời bạn đọc đón xem!

(Vì nhiều lý do, chúng tôi chỉ đưa một phần nội dung số báo lên TBKTSG Online, xin mời bạn đọc mua báo để tiện theo dõi toàn bộ nội dung).

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới