TBKTSG số 37-2015: Khó hiểu với “lá chắn thuế”
Tòa soạn TBKTSG
(TBKTSG Online) – Bộ Tài chính đang dự thảo các sắc luật liên quan đến thuế, trong đó có một nội dung rất mới, rất quan trọng là doanh nghiệp nào đi vay quá nhiều, quá một tỷ lệ nào đó thì chi phí tiền lãi vay này sẽ không được khấu trừ thuế nữa. Nội dung này đang thu hút sự quan tâm và luận bàn của nhiều giới. TBKTSG số ra ngày 10-9 sẽ chia sẻ một số góc nhìn về vấn đề này trong chuyên mục Sự kiện & vấn đề với chủ đề: Khó hiểu với “lá chắn thuế”.
Trong bài viết Lá chắn thuế: bao nhiêu là vừa?, tác giả Nguyễn Vạn Phú cho rằng việc bỏ khấu trừ thuế đối với chi phí lãi vay khi vay quá tỷ lệ nào đó chỉ có hiệu quả khi áp dụng toàn cầu. Việt Nam không thể một mình một chợ đưa ra quy định như vậy, bởi lúc đó doanh nghiệp sẽ mất đi một yếu tố cạnh tranh so với đồng nghiệp trên thế giới và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ cân nhắc lại chuyện rót vốn đầu tư.
Từ góc nhìn của doanh nghiệp và giới nghiên cứu, trong bài Không tính vào chi phí thì tính vào đâu?, Minh Tâm và Tư Hoàng phản ánh những ý kiến không đồng tình với đề xuất này. Nhiều người cho rằng điều này không thực sự hợp lý và nếu được thực thi, nó sẽ gây tác động lớn đến rất nhiều đối tượng, không chỉ là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh mà cả ngân hàng cũng như người lao động.
Ở bài Khống chế nợ vay: lường không hết, chết doanh nghiệp, tác giả Trần Ngọc Thơ cho rằng luật chỉ nên khống chế nợ vay, thông qua lãi vay, trên lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp thay vì trên vốn chủ sở hữu.
Số báo tuần này còn có nhiều bài viết theo dòng thời sự:
“Mềm hóa” nợ xấu – Hải Lý: Các giải pháp “mềm hóa” nhằm tháo gỡ nợ xấu sẽ làm trầm trọng thêm sự phân hóa cũng như phân chia thứ bậc giữa các tổ chức tín dụng.
Độc quyền và hội nhập – Võ Trí Hảo: Nhập nhằng hai vai: kinh doanh và điều tiết, các doanh nghiệp độc quyền được Nhà nước và các bộ chủ quản đỡ đầu thường gắn liền với điệp khúc “tăng như đấm, giảm như xoa”.
Mầm mống của giấy phép con lại xuất hiện – Vũ Yến: Có dấu hiệu xuất hiện trở lại tình trạng ban hành giấy phép con với những quy định chồng chéo, thậm chí vô lý.
Nên thực hiện các dự án chiến lược theo cách nào? – Đinh Tuấn Minh & Trịnh Duy Hoàng: Các dự án đầu tư quy mô lớn thường đưa vào các yếu tố liên quan đến “chiến lược quốc gia”, “an ninh kinh tế” hay “tác động xã hội” nhằm mục đích được ngân sách nhà nước cấp vốn hoặc để được hưởng các ưu đãi. Dự án nâng cấp, mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất là một ví dụ.
Chính sách “trên trời”, cuộc đời “dưới đất” – Nguyễn Quang Đồng: Căn nguyên thực sự của nhiều chính sách “trên trời” đơn giản là vì chúng được vẽ vời trong “phòng máy lạnh”.
Cổ phần hóa DNNN: lại một năm lỡ hẹn – Linh Trang: Kết quả nghèo nàn của tiến trình cổ phần hóa DNNN trong sáu tháng đầu năm nay cho thấy còn không ít vướng mắc trong cơ chế bán và thoái vốn nhà nước.
Nói thật trong thị trường giá xuống – Hải Lý phỏng vấn ông Lê Chí Phúc, Tổng giám đốc SGI Capital về thị trường chứng khoán đang suy thoái: Sự chậm lại của kinh tế Trung Quốc – nền kinh tế có quy mô lớn thứ hai trên thế giới, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Giá trị của rất nhiều loại tài sản sẽ thay đổi, trong đó có cổ phiếu.
Trong cơn lốc “đỏ sàn” – Thanh Thương: Không ít lãnh đạo doanh nghiệp phải thốt lên không hiểu vì sao công ty của họ làm ăn tốt mà giá cổ phiếu cứ rơi dần xuống dưới giá trị sổ sách.
“Thời” của ngân hàng thương mại gốc quốc doanh – Hồng Phúc: Tính đến 30-6-2015, tổng tài sản của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần giảm thêm 0,47% trong khi tổng tài sản của nhóm ngân hàng thương mại cổ phần gốc quốc doanh tăng khá nhiều, với 2,49%.
Hàng Thái hạ đo ván hàng Việt – Minh Tâm & Văn Nam: Không rầm rộ, ồn ào như hàng Trung Quốc, hàng tiêu dùng Thái Lan cứ âm thầm xâm chiếm thị trường Việt Nam và hạ đo ván hàng Việt một cách ngoạn mục ngay trên sân khách.
Nhìn thị trường qua môi giới – Mạnh Tùng: Người trong cuộc khẳng định nghề môi giới bất động sản không dễ ăn trong bối cảnh thị trường hiện nay. Để lấy lại niềm tin nơi khách hàng, hoạt động môi giới phải xây dựng được tính chuyên nghiệp và sự trung thực nơi đội ngũ nhân viên.
Nông nghiệp chính là tương lai – Đức Tâm: Bà Meirav Eilon Shahar, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Israel tại Việt Nam, cho rằng nông nghiệp chính là tương lai của Việt Nam. Tuy nhiên, hai trong số những viên gạch cơ bản của công nghiệp hóa nông nghiệp là cơ khí hóa và ứng dụng công nghệ sinh học đều đang bị… hổng chân.
Ngành thiết bị y tế: Làm ra bán cho ai? – Hoàng Nhung: Cho dù doanh nghiệp có được ủng hộ về đất đai, chi phí sản xuất, thuế… để thúc đẩy phát triển sản xuất trang thiết bị y tế, nhưng nếu vẫn chưa có cơ chế mua hàng nội địa đạt chuẩn thì doanh nghiệp cũng chưa chắc sẽ đầu tư sản xuất, vì họ vẫn chưa nhìn thấy đầu ra.
Rào cản mang tên quy hoạch – Minh Quang: Vì coi quy hoạch là công cụ quản lý và cơ sở để đánh giá hiệu quả quản lý nên việc loại bỏ bớt các quy hoạch không cần thiết, lãng phí... dường như là nhiệm vụ bất khả thi.
Người tích cực, kẻ “lơ mơ” – Anh Minh: Trong khi các doanh nghiệp FDI tích cực chuẩn bị đón các cơ hội từ Hiệp định TPP thì doanh nghiệp trong nước lại khá “lơ mơ” trước hiệp định quan trọng này.
Đón dòng vốn đầu tư từ châu Âu – Quốc Hùng: Doanh nghiệp khu vực châu Âu đang tăng cường hoạt động thương mại và đầu tư ở Việt Nam do nhìn thấy tiềm năng lớn về dân số đông và trẻ, tính ổn định về an ninh xã hội và lợi thế hội nhập sâu rộng của nền kinh tế.
Chìa khóa phát triển hạ tầng giao thông – Huỳnh Thế Du: Vốn cho hạ tầng giao thông đang ở mức rất cao so với GDP. Khả năng gia tăng tỷ lệ này là rất khó. Chìa khóa then chốt là cần nâng cao hiệu quả vốn ngân sách dành cho giao thông.
Quy định để làm gì! –Vũ Dy: Dự thảo thông tư của Bộ Công thương về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm vừa thiếu khả thi vừa chồng chéo với Thông tư 30/2012 của Bộ Y tế. Người dân rất mong cơ quan chức năng có biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm cho họ nhưng các quy định cần khả thi để thực hiện chứ không phải ban hành rồi để đó như bao nhiêu quy định đã ra đời trước đây.
Chuyện chanh… chua – Xích Lô: Trái chanh vô mùa lại bị dội hàng nên có vị “vừa chua vừa đắng”. Cây trái xứ mình sao đầy rẫy rủi ro, nhà vườn xứ mình sao lao đao lận đận…
Kinh tế học “nhạy cảm” – Lê Hữu Huy: Nhiều người lầm to khi tưởng phố đèn đỏ ở Singapore là hợp pháp.
Cái buổi thơ ấu đó nay còn đâu? – Nguyễn Vĩnh Nguyên: Lần giở những tư tưởng giáo dục cho các lớp đồng ấu vào đầu thế kỷ 20 để thấy những giá trị văn minh mà ngày nay chúng ta còn nghĩ là đến từ thế giới bên ngoài vốn đã thuộc về nền văn hóa của ta.
Đi nhà thương lao – Lưu Thị Lương: Chỉ thấy đàn ông đi khám bệnh lao, vậy còn biết bao phụ nữ, trẻ em chưa bao giờ có dịp chụp phim phổi thì làm sao họ biết mình đang bị lây nhiễm bệnh lao?
Suy giảm trí nhớ: không phải chuyện nhỏ! - BS. Lê Hùng: Theo y học cổ truyền, có 3 cơ quan tạng phủ rất quan trọng đối với trí nhớ cũng như sự thông minh, đó là tạng Thận, tạng Tâm và tạng Tỳ. Khi chức năng của các cơ quan này bị rối loạn, trí nhớ sẽ bị ảnh hưởng.
Trang Kinh tế thế giới có các bài:
Cảm xúc dịu xuống, e ngại nổi lên – Quang Dũng: Cảm xúc của dân chúng và tính cấp bách của cuộc khủng hoảng nhập cư buộc châu Âu nới lỏng quy trình tiếp nhận người tị nạn. Nhưng hàng loạt lo ngại về hậu cần, an ninh cũng như sự bất đồng giữa các nước thành viên đang nổi lên nhanh chóng.
Của cho không bằng cách cho – Minh Đức: Trung Quốc đang vội vã chi nhiều tỉ đô la vào hạ tầng ở các nước láng giềng để tìm cách gia tăng ảnh hưởng ở châu Á, nhưng những dự án này cũng có thể mang lại tác dụng ngược.
Thông điệp cho người Hoa – Lê Hữu Huy: Tại Việt Nam, người Việt gốc Hoa là một thành phần không thể tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc. Kêu gọi người gốc Hoa trên toàn thế giới phải ưu tiên đặt quyền lợi của Trung Quốc lên hàng đầu quả là một “lời đề nghị khiếm nhã”.
Mời bạn đọc đón xem!