Thứ Năm, 25/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 48-2018: Tiêu chuẩn – thủ tục đầu tiên của nông nghiệp

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 48-2018: Tiêu chuẩn – thủ tục đầu tiên của nông nghiệp

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Cuộc hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam ngày càng sâu. Để hội nhập, cần phải làm thủ tục đầu tiên. Mà đó không phải là… tiền đâu. Đó là: Tiêu chuẩn đâu? Chuyên đề tuần này của TBKTSG bàn về chuyện “Tiêu chuẩn – thủ tục đầu tiên của nông nghiệp”, xin giới thiệu bạn đọc:

Trong chuyên đề này, bài viết “Tiêu chuẩn – thủ tục đầu tiên phải vượt qua” của tác giả Kim Hạnh cho rằng thiếu tiêu chuẩn thì không có chìa khóa mở cửa thị trường nhưng có đủ các tiêu chuẩn mà không có sự chấp nhận của thị trường thì cũng không bán được hàng.

Theo bài viết “Đại gia” đầu tư vào nông nghiệp: những niềm hy vọng mới!” của Linh Trang, điểm tích cực là hiện nay, các “đại gia” dường như đã sẵn sàng cho một cuộc chơi chuyên nghiệp hơn với đích đến là hệ thống nông nghiệp công nghệ cao.

Còn bài viết “Những cánh én” nông sản Việt" của Trí Dũng phác thảo những gương mặt của một thế hệ nông dân – doanh nhân trẻ, đang nghĩ khác, làm khác với những bước đi chập chững: đưa công nghệ vào sản phẩm và lách mình vào những thị trường ngách. Họ có kiến thức, kỹ năng và sự quyết tâm theo đuổi một nền nông nghiệp sạch, an toàn.

Các bài viết khác trên số báo ra ngày 29-11-2018, xin giới thiệu bạn đọc:

Vấn nạn sân sau (Mục Ý kiến): Không thể nói những người làm trong bộ máy có chức năng kiểm tra, giám sát nội bộ trong doanh nghiệp, cơ quan nhà nước không biết. Họ biết nhưng có lẽ đã bị áp đảo và vô hiệu hóa hoặc bị lôi kéo vào chung nhóm lợi ích.

Mơ thành phố thông minh trong… bão (Nguyên Lê): Nếu ngay từ đầu có ý tưởng tổng hợp, tích hợp thông tin tình hình mưa gió, ngập lụt, cây đổ, tai nạn… rồi truyền tải, cập nhật đến người dân, dựa vào lực lượng hiện có và sự tương tác của chính người dân, thì cuộc “thử nghiệm sự kiên trì của thành phố về công tác phòng chống lụt bão” đã cho tín hiệu tích cực ở khía cạnh giải pháp phi công trình.

Những câu hỏi “ngang giá” ở dự án BT (Ngọc Lan): Để nguyên tắc ngang giá được áp dụng một cách đúng đắn, nhiều chuyên gia hạ tầng gợi ý, nên đấu giá quỹ đất (một lần) để lấy tiền trả cho nhà đầu tư hoặc xem đây là giá thanh toán cho nhà đầu tư.

Để tận dụng được cơ hội của chiến tranh thương mại (Minh Tâm): Các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp sản xuất đã cùng bàn về cơ hội cũng như việc tận dụng cơ hội từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung Quốc hiện nay tại hội thảo: “Chiến tranh thương mại: Tương lai của doanh nghiệp sản xuất?” do Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn phối hợp Công ty TNHH Bluescope tổ chức ngày 23-11-2018.

Giảm nợ công, tăng không gian tài khóa – bài toán khó (Đỗ Thiên Anh Tuấn): Bên cạnh những kết quả tích cực đạt được thì nợ công Việt Nam nhìn chung vẫn chưa thực sự chuyển dịch theo hướng vững chắc, vẫn còn đó một số vấn đề cần được lưu ý.

Nên chấm dứt hoàn toàn cho vay bằng ngoại tệ (Ngọc Phan): Dự thảo thông tư của Ngân hàng Nhà nước cần đặt ra mốc thời gian để tiến tới chấm dứt hoàn toàn cho vay bằng ngoại tệ, kể cả với doanh nghiệp có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.

Bán hàng vào siêu thị nước ngoài: doanh nghiệp phải sẵn sàng (Tâm An): Nhà nước cũng cần có chính sách “đẩy” doanh nghiệp ra bên ngoài như các nước lân cận đang làm. Đó phải là những hỗ trợ xúc tiến thương mại thực chất, không phải dựa vào xin – cho hoặc mối quan hệ như hiện nay.

Hội chứng thu hồi? (Gia Minh): Nếu như dùng biện phép thu hồi như một cách xử lý sai phạm về quản lý nhà nước (do phía đối tác không sai), phải chăng như vậy là giải quyết cái sai lầm này bằng một sai lầm khác?

Cửa hàng tiện lợi ở phía bên kia ngọn đồi (Thành Nam): Giờ đây gần như không có con phố nào ở Sài Gòn mà không có ít nhất một cái cửa hàng tiện lợi. Chúng khiến mọi người liên tưởng đến trào lưu mở phòng giao dịch, chi nhánh của các ngân hàng thương mại trước đây.

Để giảm thiên tai ở ĐBSCL: Ba giải pháp từ chuyên gia nước ngoài (Huỳnh Kim):  Góp phần thực hiện Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu, tuần rồi, nhiều chuyên gia và nhà quản lý đã đề xuất các giải pháp căn cơ và thiết thực tại hội thảo “Hướng đến phát triển bền vững ĐBSCL”, tổ chức ở Cần Thơ.

Ngân hàng vào mùa phát hành trái phiếu (Ngọc Khanh): Nguyên nhân sâu xa khiến trái phiếu doanh nghiệp nói chung và trái phiếu của ngân hàng nói riêng khó thu hút được nhà đầu tư không phải do lãi suất thấp mà là do tính thanh khoản của công cụ này hiện đang rất thấp.

Ì ạch cổ phần hóa – chung quy chỉ là chữ “lờn”! (Phan Minh Ngọc): Điều đáng quan ngại là trước tình hình “lờn” pháp luật và bất lực trong việc buộc tuân thủ kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước, đã xuất hiện xu hướng “bàn ra”.

Cắt giảm nhiều điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực tài chính (Bình An): Đây là một bước tiến đáng ghi nhận, nhưng ở góc độ căn cơ và lâu dài hơn, Bộ Tài chính nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước nói chung cần có sự chuyển dịch trong tư duy quản lý từ phương thức “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”.

Room ngoại sau thương vụ Vinaconex (Bình An): Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi đã không còn bắt buộc việc nới room lên 100% (trừ các ngành nghề kinh doanh có điều kiện) phải được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông như quy định hiện hành nữa.

Khu công nghiệp sinh thái: còn chờ lâu! (Quốc Hùng):  Việc xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái tại Việt Nam đã có một số kết quả bước đầu nhưng vẫn còn nhiều thách thức ở phía trước.

Có trách nhiệm trong quản lý dữ liệu khách hàng (Đào Quang Minh): Doanh nghiệp nào không chủ động trong việc xây dựng chiến lược và đầu tư thích đáng cho việc bảo vệ dữ liệu khách hàng thì họ có thể phải trả một cái giá rất đắt trong tương lai.

Băn khoăn sức mạnh nội tại của du lịch (Đào Loan): Giới kinh doanh cho rằng, tăng trưởng về số lượng khách là chưa đủ thể hiện sức mạnh nội tại của ngành du lịch.

Giữ màu son gốm Quế (Đỗ Quang Tuấn Hoàng): Hơn 500 năm nay, làng gốm nằm ngay bên bờ sông Đáy này vẫn đỏ lửa.

Để rau trái từ vườn, đặc sản từ làng trụ lâu ở siêu thị (Nguyễn An Nhiên): Nhà sản xuất cần cân nhắc kỹ về việc tham gia thị trường và phải thực sự hiểu người tiêu dùng lẫn đối thủ để có những chuẩn bị và bước đi phù hợp về bao bì, giá cả, tiêu chuẩn…

Stress luôn “đồng hành” với doanh nhân (Hoàng Nhung): “Biết đủ để vui sống” và “hãy yêu bản thân mình” là lời khuyên của bác sĩ Lê Hùng dành cho các doanh nhân, những người đang hàng ngày, hàng giờ đối diện với stress.

Bất an trong một môi trường cần bình an (Lê Triết): Cứ tiếp tục bàn về triết lý giáo dục, nhưng xin trước hết thầy cô hãy nêu gương và học trò hãy được dạy làm người nhân văn.

Điều cần hơn một tấm bằng đại học (Lê Hữu Huy): Nhiều năm qua chính phủ Singapore đã tung ra chương trình SkillsFuture tạo điều kiện cho mọi thành phần người dân học thêm kỹ năng tay nghề với triết lý học tập suốt đời.

Dông dài nước mắm (Nguyễn Yên Bình): Có bao giờ bạn nghĩ, thật ra đã có ngày nào mà mình không ăn nước mắm không?

Cây ùa đến đón ta như đứa trẻ hân hoan (Thanh Thảo): Cây cối là thước đo con người. Mình sống như thế nào thì cây cối mình trồng sẽ như vậy.

Vì sao GM đóng cửa nhà máy, sa thải công nhân? (Thái Binh): Không khí hoài nghi bao trùm G20 (Thái Bình): Không có một nhân tố duy nhất nào thúc đẩy GM phải đóng cửa nhà máy mà đây chỉ là một động thái thận trọng, hạ bớt buồm để tránh bão.

Cướp ngân hàng thời kỹ thuật số (Thư Kỳ): Ngoài chiêu bắt ATM nhả tiền, bọn cướp chuyển tiền của người khác vào tài khoản của chúng và dịch chuyển tiền đi khắp thế giới để xóa dấu vết.

Không khí hoài nghi bao trùm G20 (Minh Đức): Cuộc gặp của nhóm các nước công nghiệp phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra cuối tuần này tại Argentina trong không khí hoài nghi bao trùm và không chắc liệu hội nghị có thể ra được tuyên bố chung hay không.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới