Thứ tư, 8/01/2025
27 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 8-2016: Tín dụng “trói” bất động sản

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 8-2016: Tín dụng “trói” bất động sản

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) - Tín dụng cho bất động sản đang được NHNN tăng cường kiểm soát rủi ro. Nội dung Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư 36/2014 quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng được cho là nhằm phát đi tín hiệu này. Mời đọc các bài viết liên quan vấn đề này trên TBKTSG số Tân niên Bính Thân, phát hành vào sáng ngày 18-2.

Tín dụng bất động sản trong vòng cương tỏa (Hải Lý): Chủ đầu tư vay ngân hàng làm dự án, thế chấp bằng dự án đó. Người tiêu dùng vay ngân hàng mua căn hộ, thế chấp bằng căn hộ đó. Một dự án được thế chấp hai lần để vay tiền hai lần. Không ai nhìn rõ câu chuyện ngân hàng đổ vốn vào bất động sản hơn là NHNN.

Bất động sản trước chính sách tín dụng mới (Mỹ Lệ phỏng vấn chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh): Chính sách tiền tệ chỉ cần tập trung vào cung tiền, sao cho đáp ứng được nhu cầu thanh toán của nền kinh tế. Việc kích thích hay hạn chế ngành này, ngành kia để cho chính sách tài khóa làm.

Hệ số của ngân hàng, hệ quả của thị trường (LS. Trương Thanh Đức): Hệ số rủi ro đối với cho vay kinh doanh bất động sản dự kiến được điều chỉnh từ 150% lên 250%. Tỷ lệ, thời điểm có hiệu lực và thời hạn duy trì hệ số rủi ro sẽ ảnh hưởng đến việc thị trường bất động sản được “giữ ấm”, được “hâm nóng” hay “làm mát”.

Các bài khác:

Nhìn lại chủ trương lấy quốc doanh làm chủ đạo (Vũ Quang Việt): Chính sách lấy quốc doanh làm chủ đạo để nhắm tốc độ tăng GDP cao đã hai lần thất bại trong giai đoạn 2006-2014. Thực tế là chính sách này đã đẩy nền kinh tế vào khủng hoảng kéo dài từ 2006 đến nay.

Kỳ vọng năm 2016 (Phan Minh Ngọc): Năm 2016 có thể kỳ vọng một mặt bằng lãi suất tương tự như năm 2015, với xác suất nhỏ hơn cho khả năng lãi suất giảm đi so với 2015, và xác suất nhỏ hơn nữa cho khả năng lãi suất tăng lên so với 2015.

Đầu năm nói chuyện giá vàng (Hồ Lê): Với việc thị trường dầu đang chìm sâu trong khủng hoảng, thị trường chứng khoán đang chịu cảnh bán tháo, có vẻ như vàng đang là tài sản đầu tư được lợi nhất trong thời điểm này.

Thách thức không ẩn giấu (Hải Lý): Giới làm ăn không chỉ quan ngại giá dầu, giá nguyên liệu mà còn quan ngại sự yếu đi của nền kinh tế láng giềng Trung Quốc.

Cổ phần hóa trên đôi chân nặng nợ (Lan Nhi): Việc Vinalines có lợi nhuận trong năm 2015 tưởng sẽ làm nhẹ gánh cho những người đang giữ trọng trách cổ phần hóa tổng công ty này. Nhưng thực chất, bài toán khoanh nợ, giãn nợ vẫn còn đó.

Hạn chế rủi ro khi chuyển nhượng dự án (TS. Bùi Đức Giang): Khi chủ đầu tư chuyển nhượng dự án sẽ tác động như thế nào đến người mua, thuê mua nhà ở tương lai, và ảnh hưởng ra sao đến ngân hàng tài trợ dự án?

Địa chủ hiện đại, tại sao không? (Lê Anh Tuấn): Có lẽ đã đến lúc nên nhìn nhận người địa chủ như một thành phần sản xuất trong xã hội, tương tự như giới doanh nhân, chủ đầu tư, nhà tư bản, chủ tịch tập đoàn…

Làm mới nông thôn mới (Trần Hữu Hiệp): Nông thôn mới cần tạo ra “cốt vật chất” và “hồn tinh thần” cho nông thôn, chứ không chỉ là việc tiêu tiền bằng các dự án đầu tư hạ tầng như vừa qua.

Lãnh đạo là truyền cảm hứng (LS. Nguyễn Tiến Lập): Quốc gia cần cảm hứng để vượt qua khó khăn và cất cánh. Nhân dân không đòi hỏi gì nhiều ở những người lãnh đạo ngoài tinh thần dấn thân cho quốc gia, dân tộc và tấm lòng trung thực.

“Siêu thị vẫn đóng cửa” và công nghệ chính sách (TS. Nguyễn Sỹ Phương): Kinh doanh lấy lợi nhuận làm thước đo nên mọi nghiệp vụ, từ giờ mở cửa đến phá sản, là quyền của họ. Nhà nước can thiệp không bằng kế hoạch mà bằng chính sách.

Đừng để bên ngoài hưởng lợi (Lan Nhi): Bộ Công Thương đang dựng hàng rào kỹ thuật chống nhập khẩu thép Trung Quốc tràn lan. Thế nhưng Quyết định điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài được bộ này ban hành hồi cuối tháng 12 năm ngoái đang trở thành cuộc tranh luận gay gắt giữa hai nhóm doanh nghiệp trong nước.

Người nhập cư và những cuộc đi-về (Thanh Hương): Người nhập cư là lực lượng lao động chủ chốt ở các khu vực đô thị lớn, nhưng có rất ít chính sách, quy hoạch và chiến lược hỗ trợ cho sự dịch chuyển nguồn lực lớn này.

Big C có gì hấp dẫn? (Quốc Hùng): Có ít nhất bốn tập đoàn lớn nước ngoài đã lên tiếng muốn mua lại chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam sau khi tập đoàn Casino (Pháp) công bố ý định bán chúng vào trung tuần tháng 12-2015.

Chuẩn bị cho những cuộc kiểm tra thuế (Minh Tâm): Năm 2016, cơ quan thuế từ trung ương đến địa phương sẽ thường xuyên thực hiện các cuộc thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp. Việc của doanh nghiệp là cần chuẩn bị kỹ càng hồ sơ, chứng từ và nắm chắc các quy định pháp luật để đáp ứng các yêu cầu mà cơ quan chức năng đề ra.

Tương lai của bán lẻ là gì? (Thanh Hương):  Cửa hàng đầu tiên mà Amazon mở ra tại Seattle và hàng trăm cửa hàng nữa trong tương lai như tuyên bố của công ty này được cho hình dáng của “tương lai ngành bán lẻ”.

Sáng tạo để kiến tạo giá trị (Nguyễn Tân Kỷ): Ngày nay, việc tìm và tạo ra những sản phẩm đáp ứng xu hướng tiêu dùng mới, những mong muốn mà người tiêu dùng còn chưa biết trước đó sẽ giúp các công ty thành công vượt trội.

Bí quyết đổi mới sáng tạo (Trần Công Cao): Có thể xem giá trị của đổi mới sáng tạo (innovation) là tích (phép nhân) của bốn yếu tố gồm văn hóa, tài năng, sự khuyến khích và thời điểm thích hợp [Innovation = Culture x Talent x Incentives x Timing).

Linh hoạt hơn trong năm mới (Văn Nam - Thu Nguyệt): Trước những biến động khôn lường của thị trường thế giới cũng như sự thay đổi một số chính sách ở trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong năm 2016 càng phải linh hoạt hơn.

Lỗi không ở Tết! (Nguyễn Vĩnh Nguyên): Đánh nhau, tai nạn giao thông, ngộ độc… tăng cao trong dịp Tết. Tết trở thành quãng thời gian đầy tai ương, bất trắc. Phải chăng chúng ta đang tạo ra một dạng thức Tết khác ngược với hai chữ văn hóa, gây phương hại đến hình ảnh quốc gia và làm trì trệ ý thức về phát triển?

Lòng tin là sự ban trao (Giáp Văn Dương): Lòng tin không tự động đến với nhà lãnh đạo mà có được thông qua sự ban trao của người dân.

Sau lũy tre làng là… karaoke (Nguyễn Vinh): Karaoke ở miền quê chẳng những đã phổ biến mà còn “thật như mang sân khấu về nhà”…

Thời gian hỡi… (Danh Đức): Thời gian chỉ đi tới và làm người thì phải chuyển biến cùng với thời gian…

Nghĩ về phía gian truân (Đặng Trung Thành): “Tôi không nghĩ nó sẽ thành công như ngày hôm nay… Nó chia sẻ nỗi cơ cực, gian truân nơi quê nhà luôn là hình ảnh nó nghĩ đến, từ đó mà tự thân phấn đấu vươn lên…”.

Lại nói chuyện gác cu (Thư Hoài): Cách hiểu thông thường về gác cu trong “tứ ngu” – làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu.

Trang Kinh tế thế giới có các bài:

Bầu cử Mỹ 2016: bất ngờ ở hai vòng sơ bộ đầu tiên (Phạm Vũ Lửa Hạ): Đảng Cộng hòa: dòng chủ lưu thất bại; đảng Dân chủ: kế thừa hay thay đổi?

Gương mặt mới của tư bản (Thanh Hương): “Uber không phải là dịch vụ đi nhờ xe, cũng không phải là kinh tế chia sẻ, nó chính là gương mặt hiện đại của chủ nghĩa tư bản”, theo “người quản trị mạng” UberPeople.net.

Trung Quốc: khi người dân không tin vào đồng tiền (Thái Bình): Do kinh tế suy yếu, Trung Quốc đang trong làn sóng “chảy máu ngoại tệ”. Làn sóng này gây áp lực đáng kể lên đồng nhân dân tệ.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới