Thứ Bảy, 20/04/2024
32 C
Ho Chi Minh City

TBKTSG số 9-2020: “Đề kháng” nào với Covid-19?

Kinh tế Sài Gòn Online

Kinh tế Sài Gòn Online

TBKTSG số 9-2020: “Đề kháng” nào với Covid-19?

Tòa soạn TBKTSG

(TBKTSG Online) – Đã có hai đánh giá chính thức về tác động của dịch bệnh Covid-19 đến kinh tế Việt Nam của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV.

Theo tác giả Võ Đình Trí trong bài viết tựa đề Kinh tế Việt Nam 2020: đề kháng nào với Covid-19? trên TBKTSG sáng mai (27-2), cách tiếp cận của hai báo cáo này dường như dựa trên cách tính GDP theo phương pháp sản xuất của ba nhóm ngành chính: nông, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ; công nghiệp và xây dựng. Và theo các kịch bản của hai báo cáo này, trường hợp xấu nhất, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2020 đạt 4,31%; tích cực nhất là đạt 6,52%.

Thêm những góc nhìn về kinh tế-xã hội từ dịch bệnh trên nhiều bài viết:

Quản lý nhà nước trong dịch bệnh (mục Ý kiến): Dịch bệnh đặt ra những thách thức mới cho công tác quản lý nhà nước, đòi hỏi một sự linh hoạt cao độ nhưng trên nền tảng thượng tôn pháp luật và lợi ích chung của xã hội, đặc biệt là nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Cơn lốc suy giảm vẫn ồ ạt (Đào Loan): Tổng cục du lịch đã làm nhiều người “choáng” bởi đã đưa ra ước tính trong ba tháng tới, thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 có thể lên đến 5,9-7,7 tỉ đô la Mỹ. Thực tế ở các doanh nghiệp cho thấy những thiệt hại cũng gây choáng không kém.

Điểm nghẽn chuỗi giá trị ngành rau quả (Trịnh Hoàng): Dịch bệnh đang làm gián đoạn đường sang Trung Quốc của hàng rau quả. Vì sao hàng nông sản Việt Nam chỉ có thể trông cậy vào thị trường Trung Quốc?

Thị trường nông sản: chờ phép mầu hay tìm phương thuốc? (Nguyễn Quang Bình): Hãy cùng nhau tìm một phương thuốc khả dĩ cho kinh doanh hàng hóa trong mùa dịch.

Ẩn số cổ phiếu ngân hàng (Lưu Hảo): Ngân hàng nào cũng đặt chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận 15-30%. Liệu cổ phiếu ngân hàng còn đi thêm bao xa trong khi các lĩnh vực kinh doanh khác đã “ngấm” tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19?

Khúc oằn mình của thị trường (Hải Lý): Chỉ đến khi “làn sóng thứ hai” của dịch bệnh Covid-19 diễn ra ở Hàn Quốc, Iran, Ý, giới đầu tư chứng khoán mới ý thức được nguy cơ nghiêm trọng của dịch bệnh này tác động đến kinh tế.

Yen Nhật bị bán tháo, giá vàng lập đỉnh (Hương Lan): Trong bối cảnh dịch bệnh, việc kích hoạt nhiều gói nới lỏng tiền tệ khiến tiền giấy trở nên rẻ. Đồng yen Nhật bị bán tháo mạnh. Nhu cầu mua vàng tăng mạnh trong tuần qua.

Covid-19 có phải sự kiện bất khả kháng để được miễn trừ trách nhiệm (LS. Kiều Anh Vũ): Sự kiện bất khả kháng không phải là sự kiện đương nhiên được miễn trừ trách nhiệm khi nó xảy ra mà còn gắn liền với thủ tục thông báo và chứng minh của bên vi phạm.

Chiến lược phòng vệ tâm lý (Lê Hữu Huy): Theo phát biểu của Bộ trưởng Y tế Singapore trước Quốc hội hôm 18-2, cuộc sống vẫn phải tiếp tục bất chấp sự bùng phát của Covid-19 bởi Singapore có thể cần phải chuẩn bị để sống với con virus corona.

Các đề tài thời sự khác:

Cổ phiếu ngân hàng ngày càng phân hóa rộng (An Nhiên): Báo cáo chiến lược năm 2020 của nhiều công ty chứng khoán đánh giá lạc quan về cổ phiếu ngân hàng và khuyến nghị mua vào cổ phiếu một số ngân hàng đầu ngành.

Cơ hội ở các ngân hàng tầm trung (Lê Hoài Ân): Sự tăng trưởng của ngành ngân hàng được dự đoán còn tiếp tục trong năm 2020. Như vậy, những cổ phiếu ngân hàng nào sẽ “thăng hoa” trong năm nay?

Thêm rủi ro bị kiện chống trợ cấp cho xuất khẩu của Việt Nam (Minh Đăng): Phân loại mới của Ủy ban Thương mại Mỹ (USTR) về quốc gia phát triển và đang phát triển gây tác động đến một số ngành xuất khẩu.

Thừa tiền, ngân hàng kéo lợi suất TPCP giảm sâu? (Hồ Lê): Lợi suất trái phiếu chính phủ Việt Nam những tuần gần đây rớt về mức thấp kỷ lục trong nhiều năm qua với kỳ hạn 10 năm hiện chỉ còn cao hơn 1,3% so với TPCP Mỹ. Đâu là động lực dẫn dắt xu hướng này?

Cho vay tiêu dùng – cuộc chơi ngày càng khốc liệt (Thụy Lê): Tại sao VPBank chọn thời điểm này để tính toán chuyển đổi hình thức pháp lý của công ty con là FE Credit từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần, và ai sẽ là người mua?

Mất tiền tỉ vì “thu nhập thụ động”: Tại tham hay do thiếu hiểu biết? (Dũng Nguyễn): Ai cũng ham “nguồn thu nhập thụ động” từ hoạt động đầu tư. Nhưng người nhận ủy thác đầu tư rất dễ dàng chối bỏ trách nhiệm bằng nhiều phương thức.

Lần gỡ nút thắt (Phan Minh Ngọc): Nhiều khó khăn vướng mắc và hàng loạt kiến nghị đã được đưa ra tại cuộc họp mới đây của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp với Tổ công tác của Thủ tướng chính phủ.

“Giải cứu” nông sản nhìn từ bảng cân đối liên ngành (Bùi Trinh): Theo Thủ tướng chính phủ, “xuất khẩu tươi là hướng đi quan trọng nhưng chế biến sản phẩm nông nghiệp quan trọng hơn…”. Đây là ý tưởng phù hợp với nghiên cứu từ bảng cân đối liên ngành.

Về đâu, taxi “công nghệ”? (Trương Trọng Hiểu): Sau thời gian dài thử nghiệm, cánh cửa chính thức mở ra cho taxi công nghệ qua các quy định mới đây của Chính phủ là khá hẹp.

Kỳ vọng các khoản đầu tư từ châu Âu (Quốc Hùng): Hiệp định Thương mại tư do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) được kỳ vọng sẽ thúc đẩy dòng vốn đầu từ và hàng hóa chất lượng cao từ EU vào Việt Nam.

Một góc nhìn về hạn-mặn 2020 (Lê Anh Tuấn): Tình trạng hạn – mặn ở mức cao trong năm nay tại ĐBSCL đã được biết từ sớm và cũng đã có những phương án chủ động đối phó. Bên cạnh đó, những kế lâu dài vẫn đang được tính toán…

Khung năng lực lãnh đạo trong chuyển đổi số (Vũ Tuấn Anh): Thay vì mất công tìm hiểu những điều không chắc chắn, lãnh đạo doanh nghiệp cần hành động, thất bại nhanh, thất bại nhỏ, từ đó rút ra những hiểu biết về trạng thái không rõ ràng.

Chuyên đề về “Giải bài toán năng lượng bền vững” với các bài viết:

Điện khí tại Việt Nam: Xu thế không không thể đảo ngược (Nguyễn Đăng Anh Thi): Việt Nam nên nắm lấy những cơ hội chuyển đổi toàn bộ những dự án điện than chưa đầu tư sang điện khí và năng lượng tái tạo.

Lối đi nào cho quy hoạch điện VIII? (Trung Chánh): Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Xu hướng của quy hoạch điện mới là phải tăng tỷ trọng của năng lượng tái tạo.

Trang Văn hóa – Xã hội:

“Ngáo đá” cũng là tội ác (Quỳnh Thư): Không thể để nạn lạm dụng ma túy đá trong cộng đồng nhởn nhơ trước mắt pháp luật.

Hành trình “Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ” (Bình An): Cho dù đó là thời thanh niên sôi nổi, trung niên nhiều khủng hoảng hay cao niên nhiều trầm tư thì hành trình đi “tìm mình” vẫn luôn hiện hữu với vô vàn trăn trở và day dứt.

Kinh doanh vì xã hội (Thanh Thảo): Vẫn là kinh doanh, vẫn có lợi nhuận mà vẫn góp phần phục vụ hay chia sẻ với cộng đồng. Ý nghĩa của kinh doanh vì cộng đồng là như vậy.

Đường, phố và hẻm (Lê Hải Đăng): Phố để ở và đường để đi… Khi bản sắc đô thị bị xáo trộn, thậm chí phai sắc, người ta vẫn có thể tìm thấy bên trong hẻm những giá trị ít thay đổi hơn…

Trang Kinh tế thế giới:

Điều gì đang xảy ra với đô la Úc? (TS. Lê Hồng Giang): Đô la úc mất giá 6% từ đầu năm 2020. Dù điều gì xảy ra trong ngắn hạn, đồng tiền này sẽ biến động theo chu kỳ kinh tế thế giới và nhất là chu kỳ kinh tế của Trung Quốc và Đông Á.

Coi chừng hợp đồng “bất khả kháng” vì dịch (Nguyễn Vũ): Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, các đối tác làm ăn với doanh nghiệp Trung Quốc có nguy cơ bị tan vỡ hợp đồng do bạn hàng của họ sẽ áp dụng điều khoản “bất khả kháng”.

Khi nhà nước chống béo phì (Thư Kỳ): Nhiều lúc người ta tự hỏi liệu các nỗ lực khuyến cáo hạn chế tiêu thụ đường để ngăn ngừa bệnh béo phì có hiệu quả chăng? Tình hình thực tế ở Chile cho thấy câu trả lời là có.

Mời bạn đọc đón xem!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới